Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Diễn đàn doanh nghiệp “Hợp tác giao thông: Việt Nam – Kazakhstan – Liên minh Kinh tế Á – Âu”

Ngày 16 tháng 5 năm 2016, Đại sứ quán Cộng hòa Kazakhstan tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp với chủ đề “Hợp tác giao thông: Việt Nam – Kazakhstan – Liên minh Kinh tế Á – Âu”. Chủ đề chính của Diễn đàn là quảng bá thông tin về tuyến đường sắt nối liền Châu Á – Liên minh Kinh tế Á – Âu – Châu Âu, hay còn được gọi là “Con đường tơ lụa mới”.

 

Diễn đàn do Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Kazakhstan tại Việt Nam chủ trì và khách mời có Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Hoàng Quốc Vượng, các Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus và Cộng hòa Armenia tại Việt Nam, đại diện Bộ Giao thông vận tải và đại diện Công ty đường sắt của Nga, Belarus, Kazakhstan.

Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cũng đã có bài phát biểu tại Diễn đàn, thông báo về tình hình hợp tác giữa Việt Nam và Kazakhstan, các thách thức và cơ hội của Hiệp định FTA đã được ký kết giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu vào cuối tháng 5 năm 2015.

Trong giai đoạn 2013 - 2014, hợp tác kinh tế - hương mại giữa Việt Nam và Kazakhstan đã đạt nhiều kết quả tích cực. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước năm 2013 tăng 185% so với năm 2012; năm 2014 - tăng 44% so với năm 2013 (đạt 229 triệu USD) và tăng gấp 5,2 lần so với năm 2010.

Tuy nhiên trong năm 2015, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Kazakhstan có dấu hiệu giảm sút, chỉ đạt 162,1 triệu USD, giảm 29,18% so với năm 2014. Trong đó, xuất khẩu đạt 153 triệu USD (giảm 29,9%) và nhập khẩu đạt 9,1 triệu USD (giảm 13,1% so với năm 2014).

Trong 3 tháng đầu năm 2016 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 41,7 triệu USD, trong đó, xuất khẩu đạt 36,9 triệu USD, nhập khẩu đạt 4,7 triệu USD.

Thứ trưởng nhận định Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu là giải pháp hữu hiệu để giúp tăng trưởng ổn định xuất khẩu, đầu tư, dịch vụ giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu nói chung, với Kazakhstan nói riêng. Đồng thời, Thứ trưởng đã lưu ý các doanh nghiệp về các quy định chặt chẽ về phòng vệ thương mại, quy tắc xuất xứ, an toàn vệ sinh thực phẩm, khâu thanh toán của thị trường Liên minh; khoảng cách địa lý xa xôi cũng là yếu tố hạn chế việc giao thương giữa các doanh nghiệp. Do vậy, tuyến đường sắt nối liền khu vực Châu Á – các nước Liên minh Kinh tế Á- Âu – Châu Âu sẽ mở ra những cơ hội mới cho doanh nghiệp hai nước, giúp giảm đáng kể thời gian vận tải hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, thực phẩm chế biến... không chỉ tới các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á – Âu mà còn tiếp cận những thị trường xa xôi khác.

Hành lang giao thông sẽ đi theo các tuyến đường: tuyến đầu tiên: từ Trung Quốc – Kazakhstan – Liên bang Nga – Châu Âu. Tuyến đường thứ hai: từ lãnh thổ ga Khorgos (Kazakhstan) đến cảng Aktau (biển Kaspi) tới Alyat (Azerbaijan) gần Baku. Sau đó qua Azerbaijan vào Gruzia hàng hóa được vận chuyển tới cảng biển Đen Poti, các container được vận chuyển bằng phà qua Bungary, Ukraine hoặc Thổ Nhĩ Kỳ. Trong tương lai sẽ xây dựng tuyến đường từ Gruzia vào Thổ Nhĩ Kỳ Akhalkalaki - Kars, nơi hàng hóa sẽ đi từ Stambul tới Châu Âu.

Các chuyên gia cho rằng “Con đường tơ lụa mới” này trong tương lai sẽ mang lại các lợi ích tích cực trong việc vận chuyển hàng hóa, theo đó, thay vì vận chuyển bằng đường biển mất 40 – 60 ngày, tuyến đường sắt sẽ giảm được thời gian vận chuyển xuống còn 10 – 15 ngày.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website