Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điểm tin Thị trường Thái Lan từ ngày 14 - 18/12/2020

Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan xin gửi tới quý độc giả Điểm tin Thị trường Thái Lan từ ngày 14 - 18/12/2020 để tham khảo:

1. Hoa Kỳ đưa Thái Lan vào danh sách giám sát thao túng tiền tệ

Trong báo cáo “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ” mới trình lên Quốc hội, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa Thụy Sỹ và Việt Nam là hai quốc gia thao túng tiền tệ và thêm 3 quốc gia mới bao gồm Thái Lan vào danh sách giám sát do nghi ngờ sử dụng các biện pháp phá giá đồng nội tệ so với đồng Đô la Mỹ. 

Hành động này diễn ra khi đại dịch Covid-19 toàn cầu làm lệch dòng chảy thương mại và gia tăng thâm hụt của Hoa Kỳ với các đối tác thương mại. Các tiêu chí Hoa Kỳ đưa ra đối với các quốc gia có hoạt động thao túng tiền tệ bao gồm: (i) thặng dư thương mại song phương với Hoa Kỳ trên 20 tỷ USD; (ii) can thiệp ngoại hối vượt quá 2% tổng sản phẩm quốc nội; (iii) thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu vượt quá 2% GDP.

Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam và Thụy Sĩ vượt xa các tiêu chí này, với mức can thiệp ngoại hối lần lượt là 5% và 14%.  Báo cáo của Bộ tài chính Mỹ cho biết Việt Nam can thiệp ngoại hối một phần bằng cách hạ giá đồng nội tệ là nhằm đạt được lợi thế thương mại. Trong khi, Thụy Sĩ là nhằm ngăn chặn việc điều chỉnh cán cân thanh toán hiệu quả.

Ngoài Thái Lan, hai nền kinh tế mới được đưa vào danh sách giám sát là Đài Loan và Ấn Độ. Những nước trong danh sách trước đó bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Singapore và Malaysia.

2. PEA được cấp hạn ngạch sản xuất 30% lượng điện trong EEC

Công ty điện lực các tỉnh Thái Lan (PEA) trực thuộc Bộ Nội vụ được cấp hạn ngạch để sản xuất 30% tổng công suất điện trong Hành lang kinh tế phía Đông (EEC) đến năm 2037 theo kế hoạch phát triển sản xuất năng lượng tái tạo của PEA. Hạn ngạch này phù hợp với chính sách của chính phủ nhằm thiết lập một khu công nghiệp không carbon.

Ông Khemmarat Sartpreecha - Phó Giám đốc PEA cho biết từ cuối năm 2019, công ty đã được phép sản xuất năng lượng sạch cho EEC, chiếm 0,8% tổng lượng điện, phần còn lại sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Một phần năng lượng sạch đến từ dự án trang trại năng lượng mặt trời trị giá 23 tỷ bạt - liên doanh giữa SPCG - công ty tiên phong trong phát triển trang trại năng lượng mặt trời ở Thái Lan và PEA Encom International thuộc sở hữu của PEA. Hai công ty đặt mục tiêu sản xuất 500MW điện trong dự án liên kết này.

Trước đó Công ty cũng đã hợp tác với các công ty công nghiệp Nhật Bản để thực hiện một nghiên cứu khả thi về việc phát triển một trang trại năng lượng mặt trời 100MW ở Nhật Bản, nhưng dự án đã bị dừng tiến độ do các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn dịch Covid.

3. IEAT xây dựng đô thị sinh thái tại các khu công nghiệp

Cơ quan quản lý bất động sản Công nghiệp Thái Lan (IEAT) triển khai xây dựng thêm các đô thị công nghiệp sinh thái tại các khu công nghiệp để các nhà máy đáp ứng xu hướng thân thiện với môi trường, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Có 34 khu công nghiệp được công nhận là đô thị công nghiệp sinh thái, với sự cân bằng tốt trong tạo ra và quản lý rác thải. Ba trong số đó được công nhận trạng thái “sinh thái đẳng cấp thế giới” dựa trên 22 tiêu chí do các chuyên gia đánh giá, đó là Khu công nghiệp TaPhut, Khu công nghiệp RIL và cảng nước sâu TaPhut đều nằm tại tỉnh Rayong.

IEAT cho rằng việc xây dựng các khu công nghiệp sinh thái thân thiện với môi trường là một phần quan trọng trong nỗ lực tạo ra nền công nghiệp bền vững. Theo quan điểm của IEAT, tính bền vững là giảm thiểu xả thải từ các nhà máy và sử dụng nguyên liệu hợp lý mà vẫn tăng hiệu quả sản xuất.

Tính đến tháng 10/2020, Thái Lan có tổng số 60 khu công nghiệp tại 16 tỉnh. IEAT giám sát 14 trong số đó và hợp tác đầu tư tư nhân trong 46 lĩnh vực công nghiệp. Kế hoạch xây dựng Công viên thông minh mới nhất của IEAT sẽ hỗ trợ ngành công nghiệp mục tiêu của Thái Lan bao gồm phát triển robot, hàng không, y tế và kỹ thuật số. Tất cả đều dựa trên nền tảng công nghiệp sinh thái.

4. Xuất khẩu tôm của Thái Lan dự báo giảm 14% trong năm 2020

Xuất khẩu tôm của Thái Lan cả năm 2020 dự kiến giảm 14% về khối lượng, chỉ đạt 150.000 tấn, và giảm 22% về giá trị, đạt 44 tỷ bạt. Nguyên nhân chủ yếu là do gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và đồng bạt mạnh lên so với đồng đô-la Mỹ.

Chủ tịch Hiệp hội Tôm Thái Lan cho biết làn sóng thứ 2 của dịch Covid-19 ở nhiều quốc gia trên thế giới đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ tôm trong dịp Giáng sinh và năm mới. Trong 10 tháng đầu năm 2020, tổng xuất khẩu tôm của Thái Lan chỉ đạt 123.297 tấn với giá trị 35,9 tỷ bạt, giảm lần lượt 9% và 11% so với cùng kỳ năm 2019.

Bên cạnh sự tác động của đồng Bạt đang tăng 9% so với đầu năm, người nuôi tôm tại Thái Lan đang phải đối mặt với dịch bệnh trên tôm đang lan rộng, ảnh hưởng đến năng suất sản xuất tôm. Thái Lan dự báo sản lượng tôm cả năm 2020 chỉ đạt 270.000 tấn, giảm 7% so với năm 2019 (290.000 tấn). Sản lượng tôm chung của thế giới dự kiến cũng giảm 3% xuống còn 3,32 triệu tấn.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website