Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điểm báo MOIT tuần từ ngày 3/11 đến ngày 9/11/2014

Trong tuần qua, nhiều hoạt động nổi bật của ngành công nghiệp và thương mại đã được báo chí quan tâm phản ánh, đáng chú ý là các bài viết trên báo Lao Động, Thanh niên, Đại biểu Nhân dân, v.v…
của Đài truyền hình Việt Nam ngày 4/11 đưa tin, sáng 4/11, Quốc hội thảo luận tại các đoàn về việc điều chỉnh một số chính sách thuế, trong đó có thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng.

Lộ trình về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá của Chính phủ đã nhận được sự đồng tình của đa số các Đại biểu Quốc hội, thậm chí các đại biểu còn đề nghị phải tăng thêm thuế suất đối với mặt hàng này. Tuy nhiên, vấn đề về quản lý buôn lậu cũng đã được các đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn tại buổi thảo luận.

Theo đề xuất của Chính phủ, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá từ ngày 01/01/2016 sẽ tăng từ 65% lên 70%; từ ngày 01/01/2019 tăng từ 70% lên 75%. Đồng tình với đề xuất của Chính phủ, tuy nhiên các đại biểu bày tỏ lo ngại sau khi tăng thuế, tình hình buôn lậu sẽ gia tăng. Các đại biểu cho rằng, việc điều chỉnh thuế giá trị gia tăng là phải hướng đến lợi ích, sức khỏe người tiêu dùng chứ không chỉ vì để tăng ngân sách.

100% số huyện nông thôn miền Bắc có điện

là thông tin được đăng trên báo Thanh niên điện tử ngày 07/11/2014. Tác giả bài viết cho hay, nhiều năm qua, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVN NPC) luôn là đơn vị dẫn đầu toàn ngành trong triển khai đưa điện về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tính đến hết tháng 9/2014, đã có 100% số huyện, 99% số xã với hơn 97% số hộ dân nông thôn ở các tỉnh phía Bắc được sử dụng điện lưới quốc gia với giá bán theo quy định của Nhà nước.

Khó khăn với EVN NPC và các công ty thành viên là không nhỏ, khi nguồn vốn đầu tư lớn, trong khi địa hình nông thôn miền núi phía Bắc trải rộng và phức tạp, phụ tải không tập trung, bán kính cấp điện lớn, đường dây trung, hạ áp rất dài, v.v… Với các vùng đặc biệt khó khăn như các xã biên giới ở Lai Châu, Điện Biên, để kéo được điện lưới đến với nhà dân, EVN NPC phải đầu tư từ 40-80 triệu đồng/hộ, mức trung bình đầu tư tại các vùng nông thôn khác cũng đã lên tới 15-20 triệu đồng/hộ.

Thành công lớn của EVN NPC trong những năm gần đây là việc đưa điện lưới quốc gia tới các xã đảo, huyện đảo, song song với việc đưa điện tới vùng sâu, vùng xa, biên giới trên đất liền. Có thể kể tới thành công của việc đưa điện lưới quốc gia bằng cáp ngầm ra huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) vào cuối năm 2013 đã đem lại hiệu quả tích cực tới đời sống kinh tế xã hội của bà con vùng đảo.

Ông Nguyễn Phúc Vinh, Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc EVN NPC cho biết tính đến thời điểm này, Tổng công ty đã tiếp nhận gần 4.000 xã biên giới, hải đảo, nông thôn và bán điện trực tiếp cho hơn 30 triệu người dân nông thôn theo giá quy định của nhà nước.

Phát triển nguyên phụ liệu da giày là yêu cầu của hội nhập quốc tế

Là khẳng định được đăng tải trên online ngày 6/11. Tác giả Bảo Trân cho rằng, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm nguyên phụ liệu da giày là mục tiêu và là các yêu cầu hội nhập quốc tế trong thời gian tới. Hiện ngành da giày Việt Nam chủ yếu là gia công xuất khẩu, nguồn cung ứng nguyên phụ liệu do nước ngoài chỉ định, năng lực thiết kế mẫu mã còn yếu, thiếu đồng bộ trong phát triển sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu. Một số loại nguyên phụ liệu chưa có hoặc có rất ít cơ sở sản xuất: giả da, vải không dệt, vải kỹ thuật, cactoong (texon làm đế trong), vật liệu làm pho, phụ liệu, phụ kiện (bằng kim loại, chất dẻo), keo dán và hóa chất. Các loại này hiện nay cung cấp dưới 20%.

Ngành công nghiệp hỗ trợ da giầy, túi xách được áp dụng các chính sách ưu đãi như đối với phát triển các công nghiệp hỗ trợ khác, trong đó có những ưu đãi về khuyến khích đầu tư, các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Tuy nhiên để giảm gánh nặng phụ thuộc và chủ động được nguồn nguyên liệu thì cần thêm những chính sách hỗ trợ đặc thù khác. Ngoài ra, cần hỗ trợ vốn và tư vấn về thiết bị, công nghệ, để các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước có thể đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp FDI, góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp FDI tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

Mục tiêu đặt ra với ngành da giày Việt Nam là năm 2014 xuất khẩu khoảng 12 tỷ USD, tăng 16,5% (giày dép 9,5 tỷ USD tăng 13% và túi xách đạt 2,5 tỷ USD, tăng 31%) so với năm 2013. Để đạt được mục tiêu trên, Việt Nam cũng cần tranh thủ lợi thế từ các hiệp định thương mại tự di (FTA), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),v.v... Đây được coi là cú huých và là cơ hội "vàng" cho ngành da giày phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Xuất khẩu linh kiện sang EU: Cơ hội từ FTA

Thời báo Ngân hàng điện tử ngày 6/11, cho hay: . Dù chưa sản xuất nổi cái ốc vít cho doanh nghiệp FDI theo nhiều chỉ trích, nhưng trước cơ hội ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU, tính khả thi của dự án về công nghiệp hỗ trợ sang EU cũng thỏa mãn được nhà tài trợ. Và vì vậy, chuyện không tưởng đối với ngành công nghiệp Việt Nam dường như đang có cơ sở để hiện thực - xuất khẩu linh kiện sang EU.

Phó ban Phát triển hợp tác của Phái đoàn Liên minh châu Âu Bryan Fornari nhìn nhận, sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp Việt xuất khẩu sang EU, mang thêm giá trị gia tăng về cho Việt Nam. Ngược lại, cũng theo vị này, EU sẽ có lợi ích rất lớn từ sự hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. Đó cũng là lý do chính hoạt động này được đẩy mạnh trước thềm FTA Việt Nam - EU được ký kết, ông Bryan Fornari thừa nhận.

Điều tra chi tiết hơn, 90% doanh nghiệp chưa có chiến lược xuất khẩu sang EU, chưa xác định được sản phẩm chiến lược có lợi thế cạnh tranh. Con số 0,22% tỷ trọng nhập khẩu linh kiện phụ tùng của doanh nghiệp EU đến từ Việt Nam cũng đáng để suy ngẫm.

Quyền lợi người tiêu dùng chưa được bảo vệ

Đó là khẳng định của tác giả Xuân Lan được đăng trên trang 2, số 311, báo Đại biểu Nhân dân ngày 7/11. Theo đó, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực từ 01/7/2011 nhưng tình trạng không có kinh phí, thiếu nhân lực, thiếu cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước... khiến cho Luật chưa đi vào cuộc sống.

Thực tế, quyền lợi của người tiêu dùng vẫn liên tiếp bị xâm hại bởi nhiều loại thực phẩm hàng hóa ôi thiu, quá hạn sử dụng, chứa chất độc hại; không ít hàng điện tử, điện máy bị hư hỏng sau khi mua một thời gian ngắn mà không được hỗ trợ bảo hành. Thời điểm cuối năm, lợi dụng nhu cầu tăng cao, các chương trình khuyến mại, đang được nhiều doanh nghiệp, cửa hàng lớn, nhỏ áp dụng, với mức khuyến mại lên tới 50 - 60%, nhưng chất lượng hàng khuyến mại không được kiểm tra, kiểm soát, hoặc có kiểm tra thì theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa. Và, nghìn lẻ kiểu lừa khách hàng vẫn diễn ra hàng ngày.

Đại diện Cục Quản lý cạnh tranh cho rằng, công tác bảo vệ người tiêu dùng cần có sự vào cuộc tích cực hơn từ nhiều phía. Trong thời gian tới, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp để kéo các tổ chức, cá nhân có liên quan vào bảo vệ người tiêu dùng. Song, người tiêu dùng cũng cần ý thức được mình có quyền gì, có nghĩa vụ gì, nếu phát hiện hành vi vi phạm thì phải lên tiếng, đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình và cho mọi người.

Giá xăng dầu giảm tiếp lần thứ 9

Trang 9, báo Lao Động, số 262, ngày 8/11 đưa tin: "Giá xăng dầu giảm tiếp lần thứ 9". Đây cũng là thông tin nóng được các báo lớn trong cả nước đưa tin trong ngày 7/11. Theo đó, bắt đầu từ 11h 7/11, giá xăng dầu đồng loạt giảm lần thứ 9 trong năm nay. Mức giá được giảm từ 351 đồng đến 949 đồng tùy loại. Quyết định này được Nạp Tiền 188bet – Tài Chính công bố đến các thương nhân đầu mối để chủ động điều chỉnh giá bán. Giá bán sau điều chỉnh không cao hơn giá cơ sở Liên Bộ đã công bố. Theo đó, mức giảm giá tối thiểu đối với các mặt hàng xăng dầu như sau: xăng RON92: 949 đồng/lít; dầu điêzen 0,05S: 520 đồng/lít; dầu hỏa: 351 đồng/lít; dầu madut 180CST 3,5S: 895 đồng/kg.

Ngay sau khi có thông báo, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) chính thức giảm giá xăng dầu, trong đó, giá xăng RON A92 giảm nhiều nhất với mức gần 1.000 đồng/lít. Việc giảm giá xăng dầu lần này xuất phát từ thực tiễn diễn biến giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới trong chu kỳ tính giá, phù hợp với nguyên tắc xác định giá bán tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website