Điểm báo MOIT tuần từ ngày 25/4 đến ngày 01/5/2016
Cụ thể, CPI tháng 4 tăng 0,33% so với tháng trước; so với cuối tháng 12.2015 chỉ số này đã tăng 1,33%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 8 nhóm tăng, 2 nhóm hàng ổn định là hàng ăn và dịch vụ ăn uống; bưu chính viễn thông. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm nhẹ 0,01%.
Điểm đáng lưu ý của tháng 4, hai mặt hàng tăng giá mạnh nhất là xăng và thép. Theo lý giải của Tổng cục Thống kê, giá xăng tăng 1.190 đồng/lít, dầu diesel tăng 290 đồng/lít vào các ngày 21.3.2016 và ngày 5.4.2016 dẫn tới chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 3,83% so với tháng trước, góp phần tăng CPI chung khoảng 0,16%.
Trong khi đó, theo Quyết định số 862/QĐ-BCT ngày 7/3/2016 về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu, giá bán thép trong nước được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng từ 1.000 - 1.600 đồng/kg. Giá thép tăng khiến vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 1,64%.
Vẫn theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá vàng tăng 0,3% so với tháng trước, còn chỉ số giá USD tăng nhẹ 0,05%.
Việt Nam xuất siêu gần 1,5 tỷ USD sau 4 tháng
trên được Báo điện tử VnEconomy đăng tải vào thứ 3, ngày 26/4/2016.
Theo số liệu ước tính mới nhất của cơ quan thống kê, trong tháng 4/2016, Việt Nam đã xuất siêu 100 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu ước đạt 14,1 tỷ USD và nhập khẩu ước đạt 14 tỷ USD.
Tính chung 4 tháng đầu năm, kinh tế Việt Nam vẫn ước xuất siêu 1,464 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ước đạt 52,869 USD - tăng 6% so với cùng kỳ năm trước và nhập khẩu ước đạt 51,405 tỷ USD - giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, việc xuất siêu trong 4 tháng đầu năm này vẫn nhờ chủ yếu vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, xuất siêu 7,1 tỷ USD trong khi khu vực trong nước tiếp tục nhập siêu 5,6 tỷ USD.
Tính chung 4 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 52,9 tỷ USD - tăng 6,0%, trong đó, khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 7,3%, khu vực đầu tư trong nước tăng 2,9%.
Đối với hoạt động nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu tháng 4 giảm 3,4% - tương đương 493 triệu USD, trong đó khu vực đầu tư nước ngoài đạt 8,2 tỷ USD - giảm 6% tương đương 519 triệu USD, khu vực đầu tư trong nước tăng nhẹ với 0,4%.
Tính chung 4 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 51,4 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Yêu cầu đánh giá thực trạng bán hàng đa cấp
Bản tin Thời sự 14h ngày 27/4/2016, Đài Truyền hình Việt Nam về yêu cầu của Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đối với Nạp Tiền 188bet nhằm kiểm soát tốt hơn tình trạng kinh doanh đa cấp hiện nay.
Cụ thể, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia đề nghị Nạp Tiền 188bet chỉ đạo cơ quan chức năng thuộc Bộ đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, bán hàng đa cấp của các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. Theo Ban Chỉ đạo 389, thời gian qua, tình hình hoạt động kinh doanh đa cấp ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước diễn ra rất đa dạng và có chiều hướng ngày càng phức tạp.
Đặc biệt, lợi dụng khe hở của pháp luật, nhiều doanh nghiệp đa cấp bán sản phẩm với giá cao hơn nhiều lần so với giá trị thực hoặc bán sản phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế, sinh hoạt, sức khỏe của người tiêu dùng, gây bức xúc trong dư luận xã hội; ảnh hưởng tới an ninh chính trị - trật tự, an toàn xã hội tại nhiều tỉnh, thành phố.
An toàn vệ sinh thực phẩm: Nếu trách nhiệm đã rõ, sao không kỷ luật được ai?
Số 119, Báo Đại biểu nhân dân, ra ngày 28/4/2016 thông tin về Hội nghị an toàn vệ sinh thực phẩm được Chinh phủ tổ chức sáng ngày 27/4/2016 với sự tham gia đông đủ các Bộ, ban, ngành, địa phương.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung Hội nghị và ông cũng ngồi ở vị trí chủ tọa trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị, lắng nghe và trả lời dứt khoát những vướng mắc mà địa phương đang gặp phải trong cuộc chiến chống thực phẩm bẩn.
Chúng ta hay nói nhiều tới câu chuyện trách nhiệm thuộc về ai. Phải chăng là có sự phân định chưa rõ ràng, có sự chồng chéo, thiếu phối hợp giữa bộ, ngành Trung ương với địa phương? Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, từ năm 2010, cách tiếp cận đã hoàn toàn khác, hiểu nôm na là theo kiểu cắt dọc, tức là tất cả các sản phẩm đều có địa chỉ, ngành nào quản lý là quản lý từ khâu sản xuất, lưu thông, kinh doanh đến chế biến, kể cả đối với bao bì đóng gói sản phẩm đó cũng đã rõ trách nhiệm. Trong quá trình quản lý, có một số sản phẩm có sự giao thoa giữa các ngành thì các Bộ cũng đã thông tư liên tịch quy định rõ, sản phẩm đó giao cho bộ nào chịu trách nhiệm chính. Trách nhiệm của địa phương cũng đã rất rõ. Cụ thể là, ngoài trách nhiệm quản lý toàn diện các vấn đề về an toàn thực phẩm trên địa bàn thì cũng đã có các quy định về quản lý chợ, thức ăn đường phố… là trách nhiệm của địa phương. Vì thế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ, Hội nghị này không phải là để nghĩ ra cách phân định trách nhiệm mới vì Luật, Nghị định, thông tư đã quy định đầy đủ rồi. Vấn đề là chúng ta có nhận trách nhiệm để xử lý hay không? Thực hiện như thế nào? - mà thôi.
Các nhà quản lý có thể có lý lẽ riêng của mình khi tranh luận về câu chuyện trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm đã rõ hay chưa rõ. Nhưng lý lẽ của cuộc sống thì chỉ có một. Đó là người dân được quyền “ăn an toàn, uống an toàn”. Đó là hai nhu cầu thiết yếu mà công dân ở quốc gia nào cũng phải được bảo đảm.
Thủ tướng: Tinh thần lớn nhất là tháo gỡ vướng mắc, không hình sự hóa
Sáng thứ 6, ngày 29/4, Báo điện tử Dân trí đã tường thuật trực tiếp tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị doanh nghiệp Việt Nam năm 2016 với chủ đề: “Doanh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước”.
Thông điệp mà người đứng đầu Chính phủ muốn đưa ra tại Hội nghị lần này là: Doanh nghiệp là động lực phát triển kinh tế đất nước. Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi nhất để khởi nghiệp kinh doanh, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Theo thông tin từ ban tổ chức, Hội nghị được thực hiện vừa trực tiếp vừa trực tuyến. Tại điểm cầu Hội trường Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 300 đại biểu doanh nghiệp dân doanh, 50 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 20 hiệp hội doanh nghiệp như: AmCham, Eurocham, Phòng Thương mại Hàn Quốc, Nhật Bản… tham dự. Ngoài ra, mỗi điểm cầu tại 62 tỉnh, thành phố trên cả nước có khoảng 50 đến 100 đại diện doanh nghiệp tham dự.
Hai nội dung chính của Hội nghị là: Xác định các rào cản về cơ chế, chính sách và giải pháp khắc phục, nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp; xử lý các kiến nghị, giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh, trong quá trình thực thi pháp luật của đội ngũ công chức, như tình trạng nhũng nhiễu do chính bộ máy hoặc do công chức gây ra.
Theo chương trình nghị sự, buổi chiều cùng ngày, Thủ tướng và các lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương sẽ có cuộc họp để bàn bạc, giải quyết tiếp những vấn đề còn tồn tại được nêu tại Hội nghị.