Điểm báo MOIT tuần từ ngày 21/3 đến ngày 27/3/2016
Gần như ngay khi Nạp Tiền 188bet thông báo sẽ áp thuế nhập khẩu tạm thời đối với phôi thép (mức thuế 23,3%) và thép dài (mức thuế 14,2%) từ ngày 22/3/2016 thì giá thép trong nước bắt đầu tăng. Điều đó khiến khách hàng lo ngại giá thép có thể tăng mạnh trong thời gian tới và cho rằng các doanh nghiệp thép đang không "chơi đẹp".
Mặc dù chưa đến ngày áp dụng thuế suất nói trên, nhưng dư luận đã tỏ thái độ bất bình trước hiện tượng một số DN tăng giá bán. Thực tế, có lúc giá thép tăng theo ngày, thậm chí còn tăng theo giờ, nhưng mức tăng phổ biến là vài trăm nghìn đồng/tấn thép xây dựng so với thời gian trước. Đây là diễn biến không mong muốn của thị trường, bởi đi ngược mục tiêu kiềm chế và ổn định giá, nhằm từng bước xác lập một thị trường hoạt động theo hướng lành mạnh hơn của cơ quan quản lý. Đáng ngại hơn là dự báo giá thép vẫn có thể tiếp tục tăng do áp lực tâm lý của người dân, chủ đầu tư công trình "nếu không mua sớm giá sẽ cao hơn", gây bất ổn, phức tạp thêm tình hình thị trường cũng như thể hiện sự không khách quan về quan hệ cung - cầu.
Theo thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), hiện mức cung vẫn ổn định, hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của xã hội. Hơn thế, các DN vẫn đang tồn đọng hơn 500 nghìn tấn thép trong khi nhu cầu tiêu thụ nhìn chung khá ổn định, không có biểu hiện bất thường để tăng giá đột biến. Mặt khác, hầu hết các DN sản xuất thép đều đang tăng công suất, riêng tháng 2 đạt gần 920 nghìn tấn, tức tăng tới 70% so với cùng kỳ năm ngoái để tranh thủ cơ hội kinh doanh khi tạm vắng sự cạnh tranh của thép ngoại nhập.
Để thị trường vận hành một cách lành mạnh, công bằng thì không thể thiếu sự điều chỉnh của cơ quan quản lý. Hiện, Nạp Tiền 188bet đã đưa ra biện pháp phòng vệ thương mại thông qua việc áp thuế nói trên và tăng cường theo dõi, kiểm tra diễn biến thị trường để có hoạt động điều chỉnh phù hợp.
Tăng cường hợp tác đầu tư kinh doanh Việt Nam – Hoa Kỳ
Bản tin Thời sự 23h ngày 23/3/2016 của kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam thông tin về Tọa đàm với chủ đề " diễn ra tại Hà Nội chiều 23/3. Mục đích của Tọa đàm nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ, góp phần đưa quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả. Sự kiện diễn ra trước bối cảnh hai nước vừa tham gia ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Các tham luận tại sự kiện đã đề cập tới nhiều vấn đề mà doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm như cơ hội đầu tư vào Việt Nam, các nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của Chính phủ, tiềm năng hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam. Sự hiện diện của đại diện lãnh đạo của 40 tỉnh, thành và 50 doanh nghiệp Hoa Kỳ đã cho thấy sự quan tâm tới tiềm năng hợp tác to lớn của cả hai phía.
Phát biểu tại Tọa đàm, nhiều ý kiến tin tưởng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư Hoa Kỳ đến với Việt Nam. Việc tận dụng các cơ hội hợp tác không chỉ mang lại lợi ích cho các chính các doanh nghiệp hai phía mà còn có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của hai nước.
Đánh giá cao những cam kết của các lãnh đạo các tỉnh thành, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM trong việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ, tuy nhiên, các doanh nghiệp cho biết vẫn còn những rào cản cần phải vượt qua.
Khi cùng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu qua TPP, hợp tác sẽ là xu hướng chủ đạo giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Trao đổi để hiểu rõ những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của doanh nghiệp, từ đó có những chính sách phù hợp, không chỉ giúp tạo điều kiện tăng cường hợp tác kinh doanh đầu tư mà còn thúc đẩy mối quan hệ hai nước trong tình hình mới.
Lên kế hoạch lãi cao 2016, doanh nghiệp thủy sản gặp nhiều thách thức
Vấn nạn xâm nhập mặn hiện là biến cố đáng chú ý nhất được cho là sẽ có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh (KQKD) của các doanh nghiệp thủy sản. Đây là nội dung chính của được đăng trên Báo điện tử CafeF ngày 24/3/2016.
Theo đó, thủy sản đã có một năm 2015 không như mong đợi với kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 84,5% so với cùng kỳ, tương đương 6,7 tỷ USD. Bước sang năm 2016, theo các chuyên gia, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thách thức không nhỏ do nhiều yếu tố: Giá giảm, biến động tiền tệ, các rào cản phi thuế quan, thuế chống bán phá giá, v.v...
Bức tranh chung của ngành thủy sản trong những tháng đầu năm 2016 khá khả quan khi theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 2/2016 đạt 328 triệu USD mặc dù giảm 40,6% so với tháng 1 những lũy kế 2 tháng vẫn tăng 5% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó xuất khẩu hàng thủy sản 2 tháng đầu năm 2016 sang Hoa Kỳ đạt 190 triệu USD, tăng 22,5%; sang EU đạt 87,4 triệu USD, tăng 3,3%; sang Nhật Bản là 116,7 triệu USD, giảm nhẹ 1,3%; sang Trung Quốc đạt hơn 76 triệu, tăng 34,9%..., so với 2 tháng đầu năm 2015.
Tuy nhiên một biến cố đáng chú ý được cho là sẽ có ảnh hưởng đến KQKD của các doanh nghiệp thủy sản là vấn đề hạn hán, xâm nhập mặt trong thời gian qua ở khu vực miền Trung.
Dự báo diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới do tình hình xâm nhập mặn đang diễn biến phức tạp. Có những vùng nước ngọt bị xâm mặn lên đến 5-8 phần nghìn. Hiện một số tỉnh như Trà Vinh, Kiên Giang, Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu do nắng nóng, mực nước đầm nuôi thấp, môi trường không ổn định, kết hợp với độ mặn tăng cao làm cho tôm bị sốc và chết. Do vậy, người dân nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long vẫn dè chừng, chưa dám thả tôm giống theo lịch thời vụ, dẫn đến diện tích nuôi giảm mạnh, chỉ đạt 50% so kế hoạch.
Mức độ ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết cực đoan này đến các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên sàn chứng khoán hiện chưa có các phân tích cụ thể, các doanh nghiệp cũng chưa lên tiếng về mức độ ảnh hưởng của hiện tượng này đến doanh nghiệp mình, tuy nhiên hiện toàn ngành thủy sản cùng với các bộ, ngành liên quan đã và đang nỗ lực tìm nhiều giải pháp cho vấn đề ngập mặn và hạn hán.
Doanh nghiệp gạo Việt Nam tìm đường vào thị trường Pháp
Ngày 25/3/2016, Báo điện tử Vietnamplus chia sẻ của phóng viên thường trú tại Pháp cho biết: ngày 24/3, một đoàn 27 doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo của Việt Nam đã có buổi làm việc tại Paris với đại diện của tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Pháp Auchan.
Theo bài viết, các doanh nghiệp Việt Nam muốn tìm hiểu nhu cầu nhập khẩu gạo của Tập đoàn này trong việc cung ứng gạo cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác cho thị trường Pháp và châu Âu.
Tại buổi gặp gỡ, ông Frédéric Yu, phụ trách bộ phận nhập khẩu hàng hóa của Tập đoàn Auchan, đã giới thiệu các chủng loại hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như tiêu chí chất lượng để được Tập đoàn xem xét và nhập khẩu. Ông cho biết Pháp là một trong những thị trường tiêu thụ gạo lớn ở châu Âu. Hàng năm, nước Pháp tiêu thụ trung bình khoảng 240.000 tấn gạo. Tuy nhiên, để xâm nhập được thị trường này cần phải có những hiểu biết về thói quen và sở thích của người tiêu dùng cũng như nhu cầu của thị trường.
Hiện, thị trường Pháp đang tiêu thụ chủ yếu gạo Basmati của Ấn Độ, gạo thơm của Thái Lan, Campuchia. Gạo Việt Nam chưa xuất hiện nhiều tại các siêu thị và cũng chưa xây dựng được thương hiệu tại Pháp.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng Thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết để phục vụ nhu cầu mở rộng xuất khẩu sang các thị trường cao cấp, Việt Nam bắt đầu chuyển đổi sản xuất theo hướng đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ông cũng hy vọng rằng trong thời gian tới, với những cơ hội do các hiệp định thương mại tự do (FTA) đem lại như giảm thuế, đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU, gạo Việt Nam với sẽ cạnh tranh được với gạo Thái Lan và các loại gạo khác để mở rộng thị trường tại Pháp và EU.
Bao giờ người Việt Nam được dùng điện “sạch”?
Là một lớn của tác giả Nguyễn Trang đăng trên Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam thứ bảy, ngày 26/3/2016.
Tác giả cho biết, mới đây tại một Hội thảo bàn về năng lượng tái tạo, thúc đẩy tăng trưởng xanh do trung tâm sáng kiến cộng đồng và môi trường ( C&E)- thành viên của Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) tổ chức, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng Việt Nam đã bàn về thách thức của Việt Nam trong vấn đề năng lượng tái tạo, mà một trong những vấn đề lớn hiện nay là các chính sách ưu tiên doanh nghiệp khi tham gia phát triển năng lượng tái tạo. Theo phân tích của ông Nguyễn Anh Tuấn, nguồn điện từ năng lượng tái tạo có nhiều ưu việt, đặc biết là thân thiện với môi trường, phù hợp với phát triển bền vững, nhưng những hạn chế về giá thành cao, có đặc tính thiếu ổn định, phụ thuộc vào thời tiết, mùa vụ vẫn còn là 1 thách thức lớn với Việt Nam. Việc dùng điện sạch với người Việt có lẽ vẫn còn là 1 điều xa xỉ. Nếu muốn phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam cần có những cơ chế thích hợp, đủ mạnh ( biểu giá, thuế...) để thực sự khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.
Tác giả Nguyễn Trang khẳng định: "Điện “sạch” ở Việt Nam còn là “của hiếm”. Theo một báo cáo đưa ra trong Hội nghị của tổ chức Green ID về công suất và điện lượng theo nguồn đến năm 2030, theo quy hoạch điện 7 thì nhiệt điện than vẫn chiếm tỷ lệ cao với 55,7% tổng công suất, trong khi đó điện từ thủy điện khiêm tốn với con số 16,4 %, điện hạt nhân chiếm 7,8% tổng công suất ngành điện, đặc biệt điện từ năng lượng tái tạo chỉ chiếm 3,6%.
Từ các số liệu trên có thể thấy tỷ trọng điện từ năng lượng tái tạo còn thấp, chủ yếu là nhiệt điện than. Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới đều nhận ra những ảnh hưởng xấu của nhiệt điện than tới môi trường, có thể gây ra các căn bệnh nguy hại như ung thư, đột quỵ, tim mạch, và các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Việt Nam hiện đang nỗ lực trong vấn đề tăng trưởng xanh, chuyển sang sản xuất điện từ những nguồn năng lượng sạch song vẫn còn không ít những rào cản khó vượt qua.