Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điểm báo MOIT tuần từ ngày 20/6 đến ngày 26/6/2016

Giá xăng giảm, dầu tăng; chỉ số CPI tăng mạnh; tình hình xuất khẩu vải, nông sản có nhiều cơ hội song xuất khẩu gạo gặp khó... là những vấn đề nổi bật liên quan đến ngành Công Thương nhận được sự quan tâm của báo chí, truyền thông trong tuần từ ngày 20/6 đến ngày 26/6/2016. Các bài viết đáng chú ý đó là:
cụ thể về mức giảm của giá xăng theo công văn của Liên Nạp Tiền 188bet - Tài chính vừa ban hành.

 

Theo đó, sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng quỹ bình ổn, kể từ 15h, giá xăng RON 92 giảm 341 đồng/lít xuống mức tối đa 16.168 đồng/lít. Giá xăng sinh học (E5) cũng giảm 336 đồng/lít xuống mức tối đa 15.647 đồng/lít.

Các mặt hàng dầu được phép tăng từ 350 - 390 đồng/lít,kg, tuỳ loại. Trong đó, dầu diesel 390 đồng/lít lên mức tối đa 12.298 đồng/lít và dầu hoả tăng 370 lên mức 10.667 đồng/lít, dầu ma dút tăng 350 đồng/lít lên 8.741 đồng/kg.

Theo cập nhật mới nhất trên website của Nạp Tiền 188bet những ngày gần đây, giá xăng tại thị trường Singapore, thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam, đang có xu hướng giảm, hiện dao động ở mức 54 - 55 USD/thùng, thấp hơn 4 - 5 USD/thùng so với kỳ điều hành trước.

 

Nghe theo thương lái, gạo Việt mất cơ hội xuất khẩu

Báo Lao động, số 141+142, ra ngày 20/6/2016 thông tin về thực trạng đáng buồn của gạo Việt trước nguy cơ mất cơ hội xuất khẩu.

 

Theo bài báo, các nhà khoa học Việt Nam vừa nghiên cứu, chọn tạo ra 7 giống lúa mới, có khả năng chống chịu hạn và mặn, phù hợp với canh tác ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên, nghịch lý ở chỗ, vì nghe theo thương lái, nông dân chẳng mấy “mặn mà” với những giống lúa này. Trong khi đó, Campuchia đang ứng dụng và xây dựng thành thương hiệu gạo quốc gia để xuất khẩu.

GS-TS Nguyễn Thị Lang (Viện Lúa ĐBSCL) cho biết, nghịch lý ở chỗ, trong khi các giống lúa do các nhà khoa học chọn tạo và khuyến cáo sử dụng không được nông dân chấp nhận vì nghe theo thương lái thì Campuchia lại trồng và xuất khẩu gạo với giá trị cao từ chính giống lúa này. “Thương hiệu gạo quốc gia của Campuchia “lên” rất nhanh là vì lấy giống lúa Jasmine mà thực chất là giống lúa OM4900 của Việt Nam. Tình cờ, khi một đoàn nghiên cứu của Hà Lan - đơn vị giúp xây dựng thương hiệu gạo cho Campuchia qua truy tìm nguồn gốc, tác giả giống lúa là chúng tôi để xin bản quyền xuất khẩu thì mới rõ. Hiện chúng tôi cũng đang xin Nhà nước cho phép bán bản quyền giống lúa này” - GS Lang ngậm ngùi cho biết.

Rõ ràng, việc phát triển các giống lúa của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn và chưa xây dựng được thương hiệu gạo xuất khẩu (XK). Giống lúa mới có nhiều ưu điểm, nhưng trụ lại trong thực tế sản xuất ít, khó kiểm soát được chất lượng giống, khiến hạn chế việc XK gạo có thương hiệu và tăng tỉ trọng XK các giống lúa chất lượng cao. Trong khi gạo VN chỉ tập trung ở những nước thu nhập trung bình và thấp, gạo Campuchia đã tiến sang những thị trường khó tính như Mỹ và Châu Âu. Theo số liệu mới công bố của Tổng cục Nông nghiệp Campuchia, kim ngạch xuất khẩu gạo của nước này trong 5 tháng đầu năm đạt con số ấn tượng hơn 234.000 tấn. Cùng loại gạo trắng và bán cùng thời điểm, gạo Campuchia vẫn luôn có giá cao hơn gạo VN từ 30-50USD/tấn.

Vải tươi xuất khẩu được phép xử lý chiếu xạ tại Hà Nội

Làđược đăng tải trên Thời báo Kinh doanh ngày 21/6/2016. Theo đó, Cục Bảo vệ thực vật vừa nhận được thông báo chính thức của Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi Australia công nhận Trung tâm chiếu xạ Hà Nội được phép xử lý chiếu xạ quả vải tươi xuất khẩu.

 

Việc công nhận chất lượng chiếu xạ của Trung tâm chiếu xạ Hà Nội giúp vải thiều có thể tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển vào TP HCM để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường Australia. Từ đó, giá của vải thiều xuất khẩu sẽ giảm, cạnh tranh hơn.

Quyết định này là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa Cục Bảo vệ thực vật và cơ quan thẩm quyền của Australia, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam cũng như sự tham gia tích cực của Trung tâm chiếu xạ Hà Nội và các doanh nghiệp.

Hiện nay, Việt Nam có một số cơ sở chiếu xạ đã được phía Australia công nhận bao gồm Công ty chiếu xạ Sơn Sơn và Công ty cổ phần chiếu xạ An Phú, Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội.

Ngoài đảm bảo yêu cầu về chiếu xạ, để vào được thị trường Australia, vải thiều Việt Nam phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe về vùng trồng, cơ sở đóng gói, về bao bì và ghi nhãn, cũng như về kiểm dịch.

 

Xuất khẩu nông sản vững vàng vượt khó

Thứ tư, ngày 22/6/2016, Báo Nhân dân điện tử đưa tin về tình hình xuất khẩu nông sản hiện nay. Bài viết nhận định, .

Từ cuối 2015 và những tháng đầu năm 2016, nông nghiệp Việt Nam phải liên tục gánh chịu nhiều tai ương, nào rét đậm rét hại ở miền bắc, nào hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử tại Đồng bằng sông Cửu Long và những yếu tố không thuận cả trên thị trường. Vượt qua những khó khăn, xuất khẩu nông sản vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2015 và hứa hẹn còn khởi sắc hơn trong nửa cuối của năm 2016, nếu như chúng ta thực hiện tốt những giải pháp về thị trường và có cơ chế tốt để thu hút cộng đồng doanh nghiệp tham gia vào nông nghiệp.

 

Trong năm 2016, thị trường ngành hàng nông nghiệp Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thách thức không nhỏ khi các nước nhập khẩu lớn từ châu Âu cảnh báo về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong hồ tiêu; In-đô-nê-xi-a yêu cầu về kiểm dịch thực vật; Trung Quốc quy định nghiêm ngặt hơn đối với mặt hàng cao-su tự nhiên nhập khẩu, thay đổi công thức cao-su hỗn hợp, v. v...

Những biến động này có ảnh ưởng lớn tới sản xuất và trao đổi thương mại nông sản Việt Nam cả trong nước và xuất khẩu. Dù đã tích cực khắc phục khó khăn trong sản xuất và thị trường, tốc độ tăng trưởng GDP và đóng góp của cả ngành nông nghiệp vào GDP cả nước đều giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010.

Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 5 tháng đầu năm 2016 vẫn vượt qua được những thách thức lớn để về đích với con số 12,18 tỷ USD, tăng 4,9% so cùng kỳ năm 2015. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 6,05 tỷ USD, tăng 6,6% so cùng kỳ năm 2015. Nếu chỉ nhìn vào những con số nêu trên thì, sự tăng trưởng là không lớn. Nhưng với những ai đã chứng kiến những đại họa mà ngành nông nghiệp Việt Nam phải gánh chịu từ suốt năm 2015 đến gần hết nửa đầu năm 2016 thì mới hiểu thành quả này là một kỳ tích.

Trong bối cảnh xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn, sự tăng trưởng ngoạn mục của ngành xuất khẩu rau quả như đã nêu trên cũng là một điểm sáng thú vị. Sự tăng trưởng này một phần là do đến từ việc đàm phán mở cửa được nhiều thị trường mới, tương đối dễ tính như Đông Âu, EU và Đông - Nam Á và các thị trường khó tính, khắt khe như: Mỹ, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, v.v... Đây là một dấu hiệu tốt nhưng chúng ta còn nhiều việc phải làm nếu để duy trì được mức tăng trưởng cao này. Bởi khi các các hiệp định thương mại (FTA) thế hệ mới được ký kết, các dòng thuế đều giảm xuống đến 95% nhưng nước nào cũng có những động tác nâng rào cản kỹ thuật lên để cố gắng bảo vệ sản xuất trong nước. Do đó, công tác kiểm dịch phải luôn cập nhật, thích ứng và giải quyết rào cản kỹ thuật của nhiều thị trường khác nhau.

 

Vải thiều Lục Ngạn chính vụ đắt hàng, được giá

Tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, vải thiều hiện có giá từ 26.000 - 28.000 đồng/kg, thậm chí, những ngày giá cao có thể lên tới 32.000 đồng/kg. Đó là những thông tin đáng mừng được , ngày 23/6, Đài Truyền hình Việt Nam cung cấp.

 

Với những hộ thu mua, trung bình một ngày, mỗi hộ thu mua được khoảng hơn 20 tấn vải cho các thương lái Trung Quốc. Họ cho biết, việc thu mua năm nay dễ dàng hơn nhiều vì sản lượng vải không lớn.

Với gần 40.000 hộ trồng vải, ước tính tổng sản lượng vải chính vụ năm nay của huyện Lục Ngạn sẽ đạt 65.000 tấn và hiện mới chỉ thu hoạch được 17.000 tấn. Ở thời điểm hiện tại, tuy sản lượng vải có giảm hơn so với mọi năm do thời tiết vụ này bất lợi, nhưng chất lượng vẫn được các hộ trồng vải duy trì tốt. Vì vậy, so với vụ vải trước, giá bán cũng tăng từ 25 - 30%.

Công ty TNHH Ánh Dương Sao tại TP.HCM là công ty đầu tiên xuất khẩu hơn 1 tấn vải thiều Lục Ngạn đạt tiêu chuẩn GlobalGAP vào thị trường Mỹ. Hiện ba doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đã đến đặt vấn đề và thời gian để thu mua vải thiều của Lục Ngạn.

Đại diện huyện Lục Ngạn, Bắc Giang cũng cho biết, thị trường nội địa và Trung Quốc sẽ chiếm đến hơn 70% sản lượng vải mà địa phương này tiêu thụ. Tuy nhiên, địa phương cũng sẽ cùng bà con nâng cao chất lượng quả vải và tạo điều kiện để các doanh nghiệp đến thu mua tiêu thụ tại các thị trường mới như: Australia, Mỹ, châu Âu.

 

Xuất khẩu 4.000 tấn vải tươi mỗi ngày qua cửa khẩu Tân Thanh

Theo của Báo điện tử Chính phủ ngày 23/6, Việt Nam hiện xuất khẩu 4.000 tấn vải tươi mỗi ngày qua cửa khẩu Tân Thanh

Tính từ đầu vụ đến nay, Hải quan cửa khẩu Tân Thanh đã làm thủ tục xuất khẩu cho 16.430 tấn vải quả. Tính trung bình, mỗi ngày lượng vải quả tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu vào khoảng 4.000 tấn (khoảng 200 xe).

 

Tại cửa khẩu Tân Thanh, hoạt động xuất khẩu vải quả tươi diễn ra sôi động, không có tình trạng ùn tắc, đó là do mặt hàng nông sản được miễn kiểm tra thực tế; các lô hàng là vải quả tươi được ưu tiên đi luồng riêng nhằm thông quan nhanh, tránh thiệt hại cho doanh nghiệp.

Ông Đoàn Tuấn Anh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Tân Thanh (Cục Hải quan Lạng Sơn) cho Báo Hải quan biết, hiện tại mỗi ngày lượng vải quả tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh vào khoảng 4.000 tấn (khoảng 200 xe). Tính từ đầu vụ đến nay, đơn vị đã làm thủ tục xuất khẩu cho 16.430 tấn vải quả.

Ông Đoàn Tuấn Anh cho biết thêm, bên cạnh tăng cường ưu tiên làm thủ tục đối với hàng hóa là vải quả tươi, mỗi ngày, đơn vị còn làm thủ tục xuất khẩu cho khoảng 80 xe chở thanh long, lạc, chuối, xoài, hành, tỏi… tương đương với khoảng 1.600 tấn nông sản sang thị trường Trung Quốc.

Nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu vải quả tươi, đơn vị đã tăng cường làm ngoài giờ, bố trí công chức tư vấn giải quyết các thủ tục cho doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tránh tình trạng ùn tắc vải quả tại cửa khẩu; ưu tiên làm thủ tục hải quan đối với mặt hàng vải quả tươi, thủ tục nhanh gọn nhằm giảm thời gian, chi phí, tránh thiệt hại cho doanh nghiệp, đồng thời, giải quyết nhanh các vướng mắc phát sinh trong xuất khẩu vải quả tươi qua địa bàn.

Thêm một thuận lợi nữa cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nói chung và quả vải tươi nói riêng là phía Trung Quốc cam kết, trong thời gian xuất khẩu vải quả nhiều, cửa khẩu nước này sẽ mở đến 22h, thay vì đóng cửa lúc 16h như trước.

 

Giá xăng đẩy CPI tháng 6 tăng mạnh nhất trong 5 năm

Thứ sáu, ngày 24/6/2016, Báo điện tử Dân trí có bài viết đáng chú ý: "".

 

Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố báo cáo chỉ số giá tiêu dùng trong trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2016. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2016 tăng 0,46% so với tháng trước, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước khiến CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2016 tăng 1,72% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính thì có đến 10 nhóm mặt hàng tăng giá. Tuy nhiên, đại diện Tổng cục Thống kê khẳng định, CPI tăng ở 10/11 nhóm hàng hóa là dấu hiệu cho thấy sản xuất đang được hồi phục trở lại.

Trong đó nhóm hàng tăng giá mạnh nhất là nhóm hàng dịch vụ giao thông với mức tăng 2,99%; nhóm Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,55%; Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,21%; Văn hóa - giải trí và du lịch tăng 0,18%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,06%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%; giáo dục tăng 0,06%; Hàng hóa và dịch vụ tăng 0,03%. Chỉ có nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,06%.

Đáng nói, nếu so tốc độ tăng CPI của tháng 6 so với tháng liền kề các năm về trước, CPI tháng 6/2016 tăng mạnh nhất trong 5 năm trở lại đây. Cụ thể CPI tháng 6/2012 so với tháng 5/2012 tăng trưởng âm 0,26%, tháng 6/2013 tăng 0,05%, tháng 6/2014 tăng 0,3% và tháng 6/2015 tăng 0,35%.

Trong các nguyên nhân làm CPI tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2016, giá xăng dầu khiến CPI tăng mạnh nhất khi trong tháng 5 và tháng 6/2016 đã có hai lần điều chỉnh tăng giá xăng dầu với 920 đồng/lít, dầu diezen tăng 880 đồng/lít. Đây là nhân tố dẫn đến chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 6,46% so với tháng trước góp phần tăng CPI chung khoảng 0,27%.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website