Điểm báo MOIT tuần từ ngày 2/6 đến ngày 8/6/2014
Cũng theo VFA, trong tuần đến ngày 5/6, giá lúa gạo tại khu vực ĐBSCL nhìn chung ổn định so với tuần trước đó. Cụ thể, giá lúa khô tại kho loại thường dao động từ 5.200 - 5.300 đồng/kg, không đổi so với tuần trước đó; tuy nhiên lúa dài khoảng 5.550 - 5.650 đồng/kg, tăng nhẹ 50 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.900 - 7.000 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.700 - 6.800 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương; không thay đổi so với tuần trước đó. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.100 – 8.200 đồng/kg (tăng 50 đồng/kg); tuy nhiên gạo 15% tấm vẫn là 7.700 – 7.800 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.400 – 7.500 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương, không đổi so với tuần trước đó.
Điều hành giá xăng dầu phải tuân thủ quy định của Nhà nước
Là bài viết đăng trên chuyên mục Kinh tế của báo ngày 7/06 vừa qua. Bài báo cho biết, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, yêu cầu Nạp Tiền 188bet phối hợp cùng với Bộ Tài chính tiếp tục chỉnh sửa dự thảo Nghị định thay thế Nghị địnhsố 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu theo các phương án đã được đa số thành viên Chính phủ đồng ý.
Theo đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu hoàn thiện dự thảo Nghị định theo hướng về chu kỳ tính giá cơ sở, thực hiện theo phương án giá cơ sở được tính bình quân của 15 ngày đầu của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc.
Về nguyên tắc trích lập, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu theo ý kiến đồng ý của đa số thành viên Chính phủ để đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch. Việc trích lập Quỹ thực hiện theo nguyên tắc thường xuyên, liên tục nhằm tạo nguồn lực để bình ổn giá xăng dầu trong nước. Đồng thời, cần chỉnh sửa lại biên độ điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu cho phù hợp với khả năng chấp nhận của nền kinh tế nước ta hiện nay (gồm 3 mức: ≤ 2%, từ trên 2% đến ≤ 7%, từ trên 7%). Đặc biệt, thông báo này cũng nêu rõ, điều chỉnh cơ quan chủ trì điều hành giá bán lẻ xăng dầu là Nạp Tiền 188bet (như đề nghị của Bộ Tài chính).
Trả lời báo chí liên quan đến vấn đề, sắp tới, khi việc điều hành giá xăng đầu sẽ trao về Nạp Tiền 188bet , các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối lớn thuộc Bộ sẽ ưu ái hơn, bởi đây là những các “con’” của mình?, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết, trước hết, trong hai Bộ là Tài chính và Công Thương, Bộ nào chủ trì thì Bộ còn lại cũng sẽ phải phối hợp. Nguyên tắc chủ trì phối hợp là quy định của Luật pháp.
“Dù Nạp Tiền 188bet hay Bộ Tài chính chủ trì đều là quản lý của Nhà nước và phải thực hiện theo quy định của Nhà nước. Vì thế, sẽ không có chuyện Nạp Tiền 188bet ưu ái cho các “con” của mình việc khi được giao quyền điều hành giá xăng dầu”, ông Quyền chia sẻ.
Cũng theo ông Quyền, gần đây, Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet đã ra Chỉ thị minh bạch hóa . Tất cả các cơ chế như vậy đủ để kiểm soát, giám sát, các Bộ ngành giám sát, người trong bộ máy ấy buộc phải tuân thủ theo Luật pháp. Nếu làm sai phải chịu hình thức kỷ luật theo Quy định của Luật pháp.
Vào TPP: Dệt may không thể “ăn đong” hoài được!
Báo Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh trang 11, số 147 ra ngày 6/6 có bài viết đáng chú ý “Vào TPP: Dệt may không thể “ăn đong” hoài được!”.
Theo đó, tại tọa đàm “TPP - cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam” do Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng (Vacod) tổ chức chiều 5/6, ông Trần Quốc Khánh - Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet (Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP của Việt Nam) cho biết, dệt may là vấn đề lợi ích cốt lõi trong TPP, trong đó quy định nguyên tắc xuất xứ là nội dung quan trọng.
Thứ trưởng nói: Việt Nam vẫn phải nhập khẩu vải, mặc dù vải Việt Nam có thể sản xuất được nhưng chất lượng không đáp ứng được xuất khẩu. Mỹ là thị trường lớn đối với dệt may Việt Nam và họ có quy định khắt khe; hai bên vẫn đang đưa ra những điểm để tìm tiếng nói chung trong đàm phán. Trước mắt, Mỹ đưa ra phương án có thể cho Việt Nam nhập khẩu vải từ đối tác thứ ba nhưng dựa trên những danh mục sản phẩm theo chuẩn mà phía họ cung cấp vào thị trường Việt Nam, xem đó là loại vải có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam.
Tuy nhiên, phương án này có thể tạo ra “nguyên tắc xuất xứ lỏng” - Việt Nam chỉ cần nhập vải về và cắt may. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp Việt Nam không có động lực để đầu tư vào dệt may. “Để phát triển toàn diện ngành dệt may, không còn cách nào khác là cần nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, chủ động về nguồn nguyên liệu sợi, nhuộm; đầu tư cơ sở sản xuất, tránh sản xuất kiểu “mì ăn liền” - Thứ trưởng khuyên doanh nghiệp.
Về mặt hàng thực phẩm, theo ông Khánh, thịt gà, thịt heo là mặt hàng nông nghiệp khó khăn nhất khi tham gia TPP. “Đến bây giờ dù là nước thuần nông nhưng tôi vẫn không hiểu nổi tại sao thịt heo của Việt Nam không đủ sức cạnh tranh được với nước ngoài; thậm chí thuế nhập khẩu thịt heo lên đến 40% nhưng không thể cạnh tranh nổi với thịt heo nhập từ Mỹ”.
Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam còn đang tiêu thụ phần lớn thịt bò từ Lào, Campuchia và một phần từ Úc dù mức giá chênh lệch với thị trường trong nước không lớn. Khi tham gia TPP thì sẽ có một lượng lớn thịt bò từ Úc, New Zealand vào Việt Nam vì thuế suất 0%. Điều mà ông Khánh băn khoăn: “Việt Nam là nước nông nghiệp và không có gì có thể ngăn cản chúng ta phát triển chăn nuôi bò nhưng đến nay vẫn chưa chủ động, tự túc được thịt bò”.
Pháp: Thị trường xuất khẩu tốt của Việt Nam tại châu Âu
Ngày 5/6, chuyên mục Kinh tế báo Điện tử Đảng Cộng Sản có bài viết khẳng định: Bài viết đưa ra thông tin, trong những năm gần đây, Pháp luôn là một trong những thị trường xuất khẩu hàng đầu của hàng hóa Việt Nam tại châu Âu. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Pháp liên tục tăng mạnh mẽ bất chấp nhiều nền kinh tế tiếp tục đối mặt với khó khăn do khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Pháp đạt 727,6 triệu USD, tăng 15,62% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 1,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Số liệu cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2014, điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất với 304,3 triệu USD, chiếm 41,8% thị phần, tăng 41,74% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ hai là hàng giày dép đạt kim ngạch 63,7 triệu USD, tăng 16,98% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung tổng kim ngạch 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Pháp chiếm 82,2% tổng kim ngạch, tương đương với 598,7 triệu USD.
Theo Tham tán Thương mại Việt Nam tại Pháp Nguyễn Cảnh Cường, hiện có khoảng 300 nghìn người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Pháp, cùng với một số thế mạnh khi xuất khẩu sang thị trường Pháp như giá cả phải chăng, phương thức thanh toán linh hoạt…. đã tạo nên một số thuận lợi nhất định cho hàng Việt Nam xét từ khía cạnh nhu cầu. Người Việt Nam tại Pháp sẽ sẵn sàng chọn lựa sử dụng sản phẩm Việt nếu so sánh những sản phẩm của các quốc gia khác có chất lượng và giá cả tương đương.
Nhờ vậy, nhiều sản phẩm Việt Nam như bánh đa nem, bánh phồng tôm, miến, bún khô, các sản phẩm tôm, cá, nước mắm, đồ gỗ, quần áo… đã và đang thâm nhập tốt và ngày càng gia tăng thị phần tại Pháp. Bên cạnh cộng đồng người Việt, doanh nghiệp Việt tại Pháp cũng có thể đóng vai trò là cầu nối đưa hàng Việt Nam vào Pháp.
Theo Vụ Thị trường châu Âu - Nạp Tiền 188bet , Tuần lễ hàng Việt Nam tại Pháp sẽ có khoảng 20 doanh nghiệp Việt Nam tham gia với những mặt hàng chính được trưng bày như thủy sản, gạo, đồ gỗ, dệt may, v.v… Tại đây, doanh nghiệp Việt Nam còn có cơ hội gặp gỡ, giao thương với các doanh nghiệp Hà Lan thông qua Cơ quan Hỗ trợ nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI).
Sáu đơn vị PVN lọt vào top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam
Petrotimes ngày 5/6 công bố thông tin, Tạp chí Forbes Việt Nam vừa công bố danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó có 6 đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Đây là các công ty có kết quả kinh doanh vượt trội trong ngành, có vị thế chủ đạo trên thị trường và đem lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư.
Trong danh sách này, 6 đơn vị của Tập đoàn Dầu khí nằm trong Top 50 gồm: Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí, Tổng Công ty Khí Việt Nam, Tổng Công ty Dung dịch Khoan và Hoá phẩm Dầu khí, Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam; Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí; Công ty Cổ phần PVI.
Được biết, 50 công ty trong danh sách có giá trị vốn hóa trên 741.000 tỷ đồng, chiếm 65% giá trị vốn hóa toàn thị trường (tính theo giá đóng cửa ngày 25/4/2014). Tăng trưởng doanh thu của các công ty này trong năm qua là 7%, vượt trội so với mức 2% toàn thị trường, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế trung bình là 23%, vượt trội so với mức 15% toàn thị trường.
Sẵn sàng cho các Hiệp định thương mại mới
Là bài viết được đăng tải trên trang nhất báo Lao Động số 129 ra ngày 6/6/2014. Bài viết cho biết, sáng 5/6, diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2014 (VBF) đã chính thức khai mạc tại Hà Nội. Với chủ đề “Từ chương trình đến hành động - chuẩn bị cho các hiệp định thương mại mới”, diễn đàn lần này tập trung thảo luận những chủ đề chính về đầu tư và thương mại, thuế và hải quan, lao động và việc làm, cải tiến cơ chế chính sách đầu tư của Việt Nam để sẵn sàng cho các hiệp định quan trọng như TPP, EU-FTA, RCEP, v.v... Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự và đưa ra những thông điệp quan trọng tới các nhà đầu tư.
Phát biểu tại VBF 2014, đồng Chủ tịch VBF bà Virginia Foote cho biết VBF hy vọng có thể tập trung vào việc VN cần tiến hành các bước từ đâu để đảm bảo sẵn sàng cho một số hiệp định thương mại hiện đang được VN đàm phán như: Hiệp định TPP, EU-FTA, RCEP cũng như việc thực thi các hiệp định thương mại tự do ASEAN. Thông qua đó, có thể hỗ trợ việc giảm thuế quan khi VN tiếp cận các lĩnh vực dệt may, giày dép, nông nghiệp và các mặt hàng xuất khẩu khác. Bà Foote cũng đã chỉ ra những lo ngại về bẫy thu nhập trung bình có thể xảy ra cho VN, nơi mà mặc dù việc cải tổ có thể thực hiện một cách dễ dàng, nhưng một số thành phần cơ bản của nền kinh tế thị trường thì không.
Theo Hiệp hội Thương mại Mỹ, để chuẩn bị cho TPP và các hiệp định thương mại khác, VN cần thực hiện mạnh mẽ các cam kết với WTO và hiện VN đang thiếu hụt các cơ sở hạ tầng cụ thể là năng lượng, giao thông vận tải và đặc biệt là thiếu lực lượng lao động có tay nghề cao; cần có một hệ thống để thực hiện việc thu phí hạ tầng, các khoản thuế và phí hải quan một cách minh bạch. Đại diện cho Hội DN Hàn Quốc - ông Kim Jung In đưa ra đề xuất; Chính phủ VN cần công bố những giải pháp cụ thể để ổn định môi trường kinh doanh cho các Cty nước ngoài tại VN. Đại diện của Hội DN Đài Loan cũng cho rằng, VN cần có chính sách về lao động và môi trường đầu tư rõ ràng để các DN FDI yên tâm SXKD.
Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định rõ: Chính phủ Việt Nam cam kết luôn tạo thuận lợi và đảm bảo an toàn cho các doanh nghiệp nói chung và các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng tiến hành đầu tư, kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, VN đang đàm phán 6 hiệp định tự do, khi tham gia các hiệp định VN sẽ thực hiện nghiêm túc như với WTO mà VN đã gia nhập từ năm 2007. Hiệp định TPP có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc. VN đang tích cực đẩy mạnh đàm phán, cùng đối tác khác sớm kết thúc trong thời gian tới đây. VN luôn mong muốn mở cửa với nhiều mặt hàng VN muốn xuất khẩu ra nước ngoài, đặc biệt là may mặc, nông nghiệp, đề nghị các nước mở cửa để tạo điều kiện VN tiếp cận thị trường.