Điểm báo MOIT tuần từ ngày 09/06 đến ngày 15/06/2014
Tuy nhiên, ngày 9/6, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Đỗ Thắng Hải khẳng định, cách tính mới không phải là điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện sinh hoạt bởi mức giá bán này vẫn giữ nguyên ở mức 1.508,85 đồng/kWh được quy định tại Thông tư số 19/2013 của Nạp Tiền 188bet . Bên cạnh đó, trong biểu giá bán lẻ điện mới đã có khá nhiều điểm thay đổi, trong đó, các hộ chính sách xã hội (không thuộc diện hộ nghèo) và có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50kWh được hưởng chính sách hỗ trợ tiền điện. Riêng với những hộ nghèo theo tiêu chí do Thủ tướng quy định tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ này.
Mức hỗ trợ tiền điện hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành là 42.000 đồng/hộ/tháng (30 kWh x 1.508,85 đồng/kWh x 92%). Kinh phí hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội được trích từ nguồn ngân sách. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, hiện cả nước đang có 1,2 triệu hộ nghèo, với mức sử dụng điện trung bình 27,5kWh/hộ.
Cùng với việc thay đổi trong việc hỗ trợ hộ nghèo, để tăng cường thực hiện chính sách an sinh xã hội, các khách hàng khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo chưa được sử dụng lưới điện quốc gia sẽ được áp dụng biểu giá điện như khách hàng đang sử dụng điện ở khu vực khác, không còn tình trạng có những nơi, các hộ gia đình tại các xã đảo, huyện đảo phải trả tới hơn 10.000 đồng/kWh điện.
Ngoài ra, nếu trong quy định cũ, tại bảng giá bán điện sinh hoạt, khi khách hàng sử dụng từ 301 - 400kWh, mức giá bằng 155% giá điện bình quân thì theo quy định mới, tỷ lệ này giảm xuống còn 154%; từ trên 401kWh trở lên, giá điện sinh hoạt vẫn là 159%.
Cũng trong quy định mới, mức giá bán lẻ điện kinh doanh cũng giảm 5% đối với giờ bình thường, giảm 3% đối với giờ thấp điểm và 8% đối với giờ cao điểm cho cấp điện áp từ 6 - 22kV và còn 9% đối với giờ cao điểm cho cấp điện áp dưới 6kV. Điều đó cho thấy, giá bán điện thực hiện theo quyết định mới đã "rẻ" hơn rất nhiều so với những quy định cũ.
TP Hồ Chí Minh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu
Mục Kinh tế báo VOV điện tử ngày 9/6 đưa ra thông tin vui cho các doanh nghiệp xuất khẩu tại TP Hồ Chí Minh: . Tác giả bài viết cho biết, chiều 9/6, Uỷ ban nhân dân TP Hồ Chí Minh làm việc với các Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội ngành nghề và đại diện các doanh nghiệp bàn về việc tháo gỡ khó khăn trong xuất nhập nhập khẩu nguyên phụ liệu sản xuất.
Hiện nay, các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh nhập khẩu từ Trung Quốc máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu cho ngành dệt may, giày da và thuốc trừ sâu. Từ đầu năm đến nay, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc của các doanh nghiệp thành phố là 2,35 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đồng thời, các doanh nghiệp cũng xuất sang Trung Quốc lượng hàng hóa có giá trị gần 840 triệu USD. Để giảm bớt sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp của thành phố đang từng bước đa dạng hóa thị trường xuất - nhập khẩu.
Nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động này, đồng thời từng bước chủ động được nguồn nguyên phụ liệu cho sản xuất, các doanh nghiệp đề nghị thành phố hỗ trợ lãi suất vốn vay để có thể thay thế máy móc, thiết bị đã nhập từ Trung Quốc vốn vừa tốn nhiên liệu vừa sử dụng nhiều lao động. Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh cho biết sẽ tiếp tục nắm sát tình tình để có sự hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, thị trường, chính sách thuế, hải quan.
Lưu ý khi xuất khẩu vào châu Phi và Trung Đông
là nhan đề bài viết đăng trên báo Hải Quan điện tử ngày 12/6. Theo đó, ngày 12/6, tại TP Hồ Chí Minh, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công thương đã tổ chức hội thảo về thị trường Trung Đông, châu Phi nhằm cập nhật những thông tin về thị trường này cho các doanh nghiệp ở phía Nam.
Ông Phạm Trung Nghĩa, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, Nạp Tiền 188bet cho biết, trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này cũng có nhiều cải thiện. Cụ thể, năm 2010 là 767,6 triệu USD, năm 2011 đạt 1,24 tỷ USD, năm 2013 đạt 1,423 tỷ USD. Tại khu vực Châu Phi, Việt Nam đang xuất khẩu nhiều vào 10 thị trường, gồm: Nam Phi, Ai Cập, Bờ Biển Ngà, Ga na, Anggola, Nigieria, Xenegan, Angieri, Maroc, Cameroon.
Đối với khu vực Trung Đông, trong 3 năm trở lại đây, hàng hóa Việt Nam cũng đã thâm nhập sâu vào các thị trường này thông qua sự tăng trưởng mạnh về kim ngạch xuất khẩu qua từng năm. Nếu như năm 2010 Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được 1,65 tỷ USD vào khu vực Trung Đông thì đến năm 2011, kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên mức 2,54 tỷ USD; năm 2012 4,19 tỷ USD, và năm 2013 là 6,67 tỷ USD.
Qua cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực thị trường châu phi và Trung Đông có thể thấy, các thị trường này có nhu cầu nhập khẩu lớn và cơ cấu mặt hàng nhập khẩu phù hợp với các ngành sản xuất của Việt Nam. Trong đó, nhu cầu nhập khẩu ở các thị trường này đang gia tăng đối với các mặt hàng đang là thế mạnh của Việt Nam như thủy sản, dệt may, v.v…
Tuy nhiên, theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, khai thác thị trường hai khu vực này đòi hỏi doanh nghiệp phải kiên nhẫn vì hàng hóa xuất khẩu sang các nước châu Phi, Trung Đông phải theo một số quy định về tiêu chuẩn riêng. Điển hình như nhãn mác hàng hóa, các ký hiệu, thông tin về sản phẩm phải thể hiện bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và ngôn ngữ của nước sở tại, chứng từ lô hàng xuất khẩu phải chuyển đến cơ quan đại diện ngoại giao nước mua để chứng thực, v.v…
Đến nay, phương thức thanh toán là trở ngại và kềm hãm đà tăng trưởng giao thương của doanh nghiệp Việt Nam với thị trường châu Phi. Các thương nhân châu Phi có thói quen sử dụng thanh toán bằng chuyển tiền trực tiếp, đặc cọc nên nhiều rủi ro cho phía người bán hàng.
Do vậy, theo tư vấn của các chuyên gia luật, nếu bạn hàng ở khu vực này đề nghị thanh toán bằng phương án nhờ thu chứng từ nhập khẩu (D/P), các doanh nghiệp nên đưa ra mức đặt cọc cao trên 30% để đảm bảo đơn hàng không bị bỏ giữa chừng. Ngoài ra, nên hạn chế hình thức trả chậm và tuyệt đối không nên chấp nhận hình thức thanh toán bằng chuyển tiền qua dịch vụ chuyển tiền hay nhờ thu chấp nhận chứng từ (D/A). Mặt khác, tại khu vực Trung Đông, hoạt động giao thương dễ bị tổn thương do ảnh hưởng từ tình hình an ninh, chính trị bất ổn. Bên cạnh đó, do khoảng cách địa lí từ Việt Nam sang châu Phi, Trung Đông khá xa nên để tiết giảm chi phí các doanh nghiệp nên kết hợp với nhau để tận dụng giảm cước vận chuyển, v.v…
Ủng hộ hàng “Made in Vietnam” cũng là yêu nước
Báo Dân trí điện tử ngày 12/6 có bài viết, . Theo đó, tác giả bài viết khẳng định, nhiều người dân đã thể hiện tinh thần yêu nước bằng việc ủng hộ hàng Việt Nam, hạn chế hàng hàng giả, kém chất lượng từ nước ngoài. Đây là một hình thức ủng hộ và tăng sức mạnh cho nền kinh tế nước nhà ổn định, đương đầu với mọi thử thách.
Hàng giả, hàng nhái là câu chuyện không hồi kết gây ám ảnh với người dùng bởi nó chứa nhiều chất độc hại, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế. Mới đây, tổ chức Greenpeace vừa công bố tìm thấy nhiều hóa chất nguy hiểm trong quần áo trẻ em của Trung Quốc. Các chuyên gia khuyến cáo, nên chọn quần áo trẻ em nhạt màu, không có chất làm sáng dạ quang hay có in màu.
Với quần áo nói chung, người tiêu dùng nên thử và quan sát kỹ. Tem mác của hàng thật được may ngay ngắn, logo thương hiệu được in rõ nét, những ký hiệu như: mã ngày, số serie và model được thể hiện rõ ràng (trong khi hàng giả thường in mờ và sai chữ của logo, thiếu các ký hiệu). Hàng thật có chất liệu cao cấp, bề mặt mịn, vải ít nhão, khi mặc vào cảm thấy rất thoải mái (hàng giả thường có chất liệu rẻ tiền, vải không mịn, thô và sơ, đường chỉ may không sắc sảo, không đều và có nhiều sợi chỉ thừa…).
Do tính chất của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất nước ngoài vì lợi nhuận trước mắt mà không quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng, hàng giả hàng nhái có thể không tiêu thụ trên đất nước sở tại, nên các doanh nghiệp nước ngoài tìm cách tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, gây không ít thiệt hại cho nền kinh tế và sức khỏe của toàn dân thời gian qua.
Hiện nay, nước ta đã có thể tự sản xuất những sản phầm tiêu dùng nhanh phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước, các tập đoàn lớn như Unilever, P&G hay các xí nghiệp may mặc danh tiếng trên thế giới Nike, Adidas đều có nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Tại thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, các sản phẩm từ những thương hiệu nổi tiếng đa số đều đóng mác “made in Vietnam” được đông đảo người tiêu dùng trên thế tin tưởng sử dụng, chứng tỏ các doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có đủ năng lực cung cấp các sản phẩm chất lượng cao cho nền kinh tế.
Có thể nói, doanh nghiệp trong nước là lực lượng then chốt trong công cuộc thúc đẩy phát triển nền kinh tế, tiếp sức cho sự hùng mạnh của một dân tộc. Ủng hộ hàng nội địa, cùng chung tay góp sức phát triển nền kinh tế là một cách thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc trong mỗi con người Việt Nam chúng ta.
Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1: Đảm bảo tiến độ phát điện thương mại
Đó là khẳng định của báo ra ngày 12/6. Bài báo cho biết, những ngày này, đến với Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1) rất dễ cảm nhận được sự sôi động của giai đoạn vận hành chạy thử cực kỳ quan trọng: Điều chỉnh áp lực lò hơi chuẩn bị phát điện của tổ máy số 2.
Ông Phạm Văn Định - Trưởng ban Quản lý Dự án Nhiệt điện Dầu khí Vũng Áng - Quảng Trạch cho biết, hiện nay, tổ máy số 1 nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 đã nâng công suất chạy thử lên 350MW, tương đương vượt 50% công suất thiết kế. Theo kế hoạch tổ máy số 1 sẽ tiến hành chạy thử nghiệm liên tục trong vòng 10 ngày. Đến 9/6/2014 sẽ hoàn thành đợt thử nghiệm cuối cùng để tổng hợp các thí nghiệm, thông số kỹ thuật và đánh giá mức độ ổn định, tối ưu hóa hệ thống thiết bị, công nghệ của nhà máy và chất lượng điện truyền tải trong thời gian qua. Để đảm bảo chất lượng điện thương mại, đội ngũ vận hành sẽ phải duy trì sự ổn định của tổ máy số 1 trong vòng 1 tháng. Như vậy, tổ máy số 1 nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 sẽ chính thức phát điện thương mại vào trung tuần tháng 7/2014.
Tổ máy 2 hiện đang trong giai đoạn thông thổi hệ thống đường ống, thử nghiệm áp lực lò hơi. Mặc dù tổ vận hành chạy thử của nhà thầu Trung Quốc đã rút về nước từ ngày 15/5 nhưng Ban Quản lý dự án, Tổng thầu LILAMA cùng Ban Chuẩn bị vận hành và các chuyên gia công nghệ vẫn tiếp tục thử nghiệm áp lực lò hơi, vận hành các thiết bị phụ trợ. Đến nay, các thí nghiệm đều đạt tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế của nhà máy, thu được kết quả rất tốt. Như vậy, dự kiến tổ máy số 2 cũng sẽ lần đầu tiên phát điện lên lưới điện quốc gia vào trung tuần tháng 7/2014.
Cũng theo ông Định: "Có thể khẳng định, mặc dù có những bất ổn không thể lường trước vào thời điểm đó chúng tôi đã phải tạm dừng vận hành cả hai tổ máy của nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1. Theo tính toán của chúng tôi, tiến độ tổng thể của dự án đã chậm lại khoảng 1 tháng. Nhưng đây là một trong những diễn biến mà Ban quản lý dự án cùng Tổng thầu LILAMA đã kịp thời có phương án xử lý. Chúng tôi đã phối hợp với tổng thầu, các chuyên gia công nghệ quốc tế, Ban Chuẩn bị sản xuất của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí (PV POWER) triển khai phương án dự phòng, giữ vững tiến độ, đảm bảo kỹ thuật vận hành. Trong trường hợp các nhà thầu vận hành phía Trung Quốc không trở lại thì chúng ta vẫn có thể chủ động thực hiện vận hành chạy thử đúng theo yêu cầu của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải trong chuyến làm việc vừa qua tại nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1. Chắc chắn, tiến độ phát điện thương mại của toàn bộ hai tổ máy nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 vẫn đảm bảo hoàn thành trong năm 2014".
Điện tử, công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp chủ lực
Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn điện tử 11/6 có bài viết . Tác giả bài báo cho biết, Việt Nam sẽ xây dựng ngành điện tử, công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp chủ lực để tạo cơ sở hỗ trợ cho các ngành khác phát triển.
Đây là một trong những định hướng nổi bật về Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng phê duyệt hôm 9/6.
Theo quy hoạch, đến năm 2020, ngành điện tử, công nghệ thông tin trong nước nghiên cứu thiết kế, sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện tử chuyên dụng, sản xuất robot công nghiệp, sản xuất một số linh kiện, phụ kiện điện tử, cơ điện tử thông dụng, v.v...
Mục tiêu đề ra của quy hoạch này là tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành điện tử, công nghệ thông tin giai đoạn đến năm 2020 sẽ đạt 17 - 18%; tỷ trọng ngành điện tử, công nghệ thông tin chiếm 9 - 10% trong cơ cấu ngành công nghiệp và đáp ứng 65 - 70% nhu cầu thị trường.
Đến năm 2030, phấn đấu tự cung cấp 80% nhu cầu phần mềm cho cả nước; đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã các thiết bị phần cứng đáp ứng trên 70% nhu cầu trong nước, tăng tỷ trọng thiết bị không dây theo nhu cầu; thiết bị, công nghệ hoàn toàn chuyển sang kỹ thuật số, v.v…
Thực tế các doanh nghiệp công nghệ thông tin trong nước trong thời gian qua được đánh giá là phát triển tương đối khá và có nhiều triển vọng ngay cả trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế còn nhiều khó khăn. Các chuyên gia kỳ vọng ngành công nghệ thông tin trong nước sẽ tiếp tục phát triển nếu việc đào tạo nhân lực cho ngành này trong thời gian tới tốt hơn.
Đối với ngành điện tử, nhiều chuyên gia đã bày tỏ sự thất vọng khi doanh nghiệp phần cứng - điện tử Việt Nam vẫn còn èo uột sau nhiều thập kỷ. Thực tế, phát triển ngành này hiện nay chủ yếu dựa vào doanh nghiệp nước ngoài, ít có sự đóng góp của doanh nghiệp nội địa.
Cụ thể, tổng doanh số xuất khẩu phần cứng - điện tử năm qua đạt hơn 30 tỉ đô la Mỹ, nhưng trong đó hơn 23 tỉ đô la Mỹ thu được từ hoạt động xuất khẩu điện thoại di động và linh kiện điện thoại của Samsung cùng một số doanh nghiệp nước ngoài khác, còn lại hơn 10 tỉ đô la Mỹ thu được từ hoạt động xuất khẩu các linh kiện điện tử khác và máy tính, chủ yếu cũng từ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chỉ tập trung vào hoạt động gia công để tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ, chứ chưa đầu tư vào công nghệ nguồn. Rõ ràng, công nghiệp điện tử ở Việt Nam đã có thị trường nhưng hoạt động đầu tư cho doanh nghiệp điện tử nội địa sản xuất ra các sản phẩm cạnh tranh vẫn không được như mong muốn.
Nhìn lại quá trình phát triển gần 30 năm qua của ngành công nghiệp điện tử, các chuyên gia trong ngành đánh giá đến nay Việt Nam vẫn chưa chế tạo được linh kiện điện tử, mới chỉ làm được bao bì và một số sản phẩm đơn giản khác.
Bên cạnh ngành điện tử-công nghệ thông tin, quy hoạch trên cũng chỉ rõ, phát triển ngành dệt may - da giày theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm; lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành và đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa; phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng ngành dệt may - da giày chiếm 10-12% trong cơ cấu ngành công nghiệp và đáp ứng 90-95% nhu cầu thị trường.
Và đến năm 2030 sẽ tập trung phát triển vùng nguyên liệu bông, vùng chăn nuôi gia súc để chủ động một phần nguyên liệu bông, da cho ngành; tiếp tục nghiên cứu phát triển các loại quần áo thời trang, giày cao cấp phục vụ các thị trường đòi hỏi chất lượng cao…
Doanh thu tiêu thụ than đạt 4.800 tỷ đồng trong tháng 5
Doanh thu tiêu thụ than đạt 4.800 tỷ đồng trong tháng 5 là con số mà trên trang 2, số 163 ra ngày 12/6, báo Đại Biểu nhân dân đã đưa ra. Theo đó, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) công bố, tháng 5/2014, doanh thu từ tiêu thụ than là 4.800 tỷ đồng, nâng số doanh thu toàn tập đoàn ước đạt 47.156 tỷ đồng, đạt 44,7% kế hoạch năm và bằng 117% so với cùng kỳ 2013.
Tính chung 5 tháng năm 2014, TKV đã khai thác được 16,7 triệu tấn than nguyên khai, đạt 44,1% kế hoạch năm; tiêu thụ ước đạt 15,5 triệu tấn. Tháng 6 này, TKV sẽ sản xuất khoảng 3,3 triệu tấn than nguyên khai, tiêu thụ khoảng 3,4 triệu tấn.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về thị trường Indonesia
Đáp ứng nhu cầu thông tin về thị trường Indonesia là nhan đề đăng trên trang 13, Thời báo kinh tế Việt Nam số 141-142 ra ngày 14/06/2014. Thông tin bài báo cho biết, ngày 12/6, Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) đã tổ chức buổi Tọa đàm giữa tham tán thương mại và các DN về thị trường Indonesia.
Tại buổi tọa đàm, một số DN đã phản ánh những khó khăn khi tiếp cận thị trường này, đồng thời đưa ra các đề nghị hỗ trợ cụ thể đối với tham tán thương mại tại Indonesia. Theo đại diện Công ty cổ phần Dịch vụ Dầu khí Việt Nam cho biết, Indonesia vốn là trung tâm dầu khí lớn, tuy nhiên việc đẩy mạnh dịch vụ của DN Việt Nam sang Indonesia chưa nhiều do chính sách bảo hộ của thị trường này rất chặt. Mức thuế nhà thầu nước ngoài Indonesia đang áp dụng rất cao (20%), với mức thuế như vậy, DN Việt Nam không thể cạnh tranh nổi. Hiện nay, Công ty cổ phần Dịch vụ Dầu khí Việt Nam có nhu cầu triển khai các dịch vụ cung cấp tàu chứa dầu thô và thuyền viên và chế tạo giàn khoan, và công tác thăm dò dầu, cho thuê thiết bị... nhờ Thương vụ tại Indonesia kết nối thông tin với các chủ thầu các lô dầu, tìm hiểu chính sách thành lập doanh nghiệp tại Indonesia. Bà Nguyễn Bảo Hạnh, Phó Tổng Giám đốc công ty Cổ phần Pin ắc quy Miền Nam (Pinaco) cho biết, hiện tại, Pinaco đang muốn xuất khẩu vào thị trường Indonesia nhưng chưa tiếp cận được dù sản phẩm của công ty đã được xuất sang hơn 10 nước trên thế giới. Do vậy, doanh nghiệp rất cần sự tương tác của cơ quan xúc tiến giúp doanh nghiệp tìm được cửa vào thị trường Indonesia.
Theo ông Lê Hồng Minh, Tham tán thương mại tại Indonesia, để tiếp cận hiệu quả thị trường này các DN nên tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành và tổng hợp. Đây là cơ hội tốt nhất giúp DN kiếm được khách hàng nhanh nhất. Điều đáng chú ý là các DN tham gia hội chợ nên đăng kí gian hàng chung để có quy mô trưng bày lớn dễ thu hút khách hàng. Các doanh nghiệp nên liên hệ với các đầu mối trong nước là các trung tâm xúc tiến thương mại để được sự hỗ trợ về vị trí gian hàng và các hoạt động hỗ trợ khác.Tuy nhiên, điều khó khăn trong việc thúc đẩy xuất khẩu với thị trường này là do Indonesia và Việt Nam có cơ cấu ngành hàng tương đồng và nhiều sản phẩm xuất khẩu giống nhau. Trong xuất khẩu vào Indonesia, Việt Nam có lợi thế hơn về mặt hàng gạo do sản xuất của Indonesia không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, v.v...