Điểm báo MOIT tuần từ ngày 04/4 đến ngày 10/4/2016
PV GAS hiện đang quản lý tổng tài sản gần 3 tỷ USD, với 4 hệ thống khí có tổng chiều dài hơn 1.200 km đường ống biển - bờ, 2 nhà máy xử lý khí, nhiều trạm phân phối khí, 12 kho chứa gần 100.000 tấn LPG (bằng 58% công suất kho cả nước).
Mỗi năm, PV GAS đóng góp trung bình 10% doanh thu toàn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và trên 2% GDP cả nước, đóng góp tích cực cho ngân sách Nhà nước. Về sản lượng, PV Gas đã cung cấp trên 102 tỷ m3 khí khô, 10,5 triệu tấn khí hoá lỏng và xấp xỉ 1,6 triệu tấn Condensate. Tổng doanh thu đạt gần 517 nghìn tỷ đồng. Nộp ngân sách đạt 57 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế trên 83 nghìn tỷ đồng.
Mục tiêu tổng quát của PV Gas trong thơì gian tới là:“ Phát triển Tổng công ty khí Việt Nam - CTCP thành Doanh nghiệp khí mạnh, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao, hoạt động hoàn chỉnh trong tất cả các khâu thu gom - xuất nhập khẩu - vận chuyển - chế biến/chế biến sâu - tàng trữ - dịch vụ - kinh doanh khí và sản phẩm khí, tham gia hoạt động đầu tư thượng nguồn…”.
Tăng giá xăng 518 đồng/lít từ 17h ngày 5/4/2016
ngày 5/4, Đài Truyền hình Việt Nam thông tin giá xăng RON 92 và xăng E5 tăng thêm hơn 500đồng/lít từ 17h ngày 5/4/2016.
Theo thông tin từ Liên Nạp Tiền 188bet - Tài chính, giá xăng RON 92 tăng thêm 518 đồng/lít, lên 14.940 đồng/lít; xăng E5 tăng 551 đồng/lít lên mức 14.442 đồng/lít.
Các loại dầu diesel, dầu hoả, dầu madut giữ ổn định giá bán lẻ hiện tại lần lượt là 9.970 đồng/lít, 8.900 đồng/lít, 7.225 đồng/lít.
Về mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, liên bộ cho phép trích như sau: xăng khoáng: 800 đồng/lít (kỳ trước chi sử dụng 1.047 đồng/lít), xăng E5: 830 đồng/lít (kỳ trước chi sử dụng 1.115 đồng/lít), dầu diesel: 1.017 đồng/lít (kỳ trước chi sử dụng 983 đồng/lít), dầu hỏa: 887 đồng/lít (kỳ trước chi sử dụng 909 đồng/lít), dầu madut: 271 đồng/kg (kỳ trước chi sử dụng 231 đồng/kg).
Hành trình đưa điện đến đảo xa
Trang 6, số 98, ra ngày 7/4/2016, Báo Đại biểu Nhân dân có bài viết về "Hành trình đưa điện đến đảo xa" của Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhằm triển khai các dự án cấp điện hải đảo giai đoạn 2015 – 2020.
Tác giả Thanh Trúc khẳng định: Muốn giữ gìn chủ quyền, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng một cách bền vững, tạo sức mạnh trên biển thì đầu tư cơ sở hạ tầng cho các đảo xa của Tổ quốc đặc biệt quan trọng, trong đó bảo đảm nguồn điện là một nhiệm vụ then chốt. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, nhưng cũng là trọng trách rất đáng tự hào mà EVN đã và đang nỗ lực triển khai có hiệu quả.
Không riêng người dân ở đảo Việt Hải hay Cô Tô, dự án cấp điện lưới quốc gia bằng cáp ngầm xuyên biển thứ 3 của EVN được triển khai nhanh chóng đưa điện lưới quốc gia đến với hằng chục ngàn dân huyện đảo Lý Sơn - huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Với nguồn điện ổn định, chất lượng điện bảo đảm, đời sống của người dân trên đảo đã từng bước được khởi sắc, không chỉ có nghề đánh bắt hải sản và trồng hành, tỏi, mà các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ, du lịch, đã có điều kiện phát triển. Nhiều dự án đầu tư lớn, các khu resort cao cấp đang đẩy nhanh tốc độ thi công và sẽ đưa vào sử dụng từ cuối năm nay.
Theo lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, thách thức lớn nhất trong việc đưa điện lưới ra các vùng biển, đảo là điều kiện thi công rất phức tạp, thời tiết biển khắc nghiệt; việc vận chuyển vật tư, thiết bị gặp khó khăn và tốn kém. Tuy nhiên, điều bù lại là những huyện đảo sau khi được cấp điện lưới quốc gia như: Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc… đều có sự bứt phá mạnh mẽ về kinh tế; thu hút đầu tư; đời sống người dân cải thiện rõ rệt. Các công trình điện lưới quốc gia đến với người dân trên đảo cũng đã giúp các đơn vị tiết kiệm khoản chi phí rất lớn, giảm gánh nặng cho ngân sách hằng năm.
Theo Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam Dương Quang Thành, đưa điện lưới quốc gia ra các đảo là chiến lược quan trọng của Đảng, Nhà nước, không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế biển, đảo mà trên hết là xây dựng hệ thống đảo trở thành tuyến phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền. Trước trách nhiệm và sứ mệnh đó, các đơn vị liên quan dù có khó mấy cũng phải nỗ lực làm cho bằng được.
Xuất khẩu tôm tăng trở lại
Là tin vui được Báo điện tử VnExpress thông báo ngày 7/4/2016. Theo đó, sau những chuỗi ngày sụt giảm mạnh trong 2015, 2 tháng đầu năm 2016 đã tăng trở lại.
Cụ thể, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, 2 tháng đầu năm xuất khẩu tôm cả nước đạt 378,4 triệu USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2015. Nguyên nhân khiến sản lượng tôm xuất khẩu tăng trở lại sau chuỗi ngày ảm đạm của 2015 là do một số thị trường chính tăng mạnh xuất khẩu tôm. Cụ thể, tôm sang Mỹ và Trung Quốc tăng trưởng tốt trên 36%. Từ vị trí thứ 4 trong top 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất (Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc - Hồng Kông và Hàn Quốc) năm 2015, Trung Quốc - Hồng Kông vượt qua Nhật Bản, EU vươn lên đứng thứ 2 (sau Mỹ) với giá trị xuất đạt 64,8 triệu USD, chiếm 17,1% tổng xuất khẩu.
Trong tổng xuất khẩu tôm, sản phẩm chân trắng chiếm tỷ trọng cao nhất với 56,1%; tôm sú chiếm 35,8% và tôm biển khác chiếm 8,1%. Về thị trường nhập khẩu, Mỹ vẫn là thị trường nhập lớn nhất của tôm Việt Nam, chiếm 24,8% tổng xuất khẩu. Kim ngạch tôm sang Mỹ 2 tháng đầu năm nay đạt 93,8 triệu USD; tăng 36,2% so với cùng kỳ 2015. Nhu cầu tôm từ thị trường Mỹ năm 2016 được dự báo sẽ nhích lên do USD tăng giá, giá tôm giảm so với 2 năm trước đây và tăng trưởng kinh tế được cải thiện. Doanh số bán tôm từ dịch vụ thực phẩm và các hãng bán lẻ tăng cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy nhu cầu nhập tôm của thị trường này.
Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đề xuất tăng thuế nhập đối với tôm từ Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan trong đợt xem xét hành chính lần thứ 10 (POR10). Đợt xem xét này sẽ bao gồm tôm được nhập vào Mỹ trong giai đoạn từ 1/2/2014 đến 31/1/2015. Nếu kết quả chính thức không có điều chỉnh, tôm Việt Nam sang thị trường này có thể bị ảnh hưởng.
Hà Nội quyết xử lý mạnh tay với kinh doanh đa cấp
Là của Lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội, được đăng trên Báo điện tử Dân trí, ngày 08/4/2016.
Bài báo cho biết, cùng với kế hoạch siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh trên địa bàn, mới đây, Thanh tra Sở Công Thương Hà Nội đã xử phạt 420 triệu đồng đối với công ty đa cấp Trường Giang Việt Nam, đồng thời cho biết sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo bán hàng đa cấp.
Việc siết chặt giám sát, kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bán hàng đa cấp, kinh doanh đa cấp đã được Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Doãn Toản nêu rõ tại một văn bản điều hành mới đây.
Lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội đánh giá, hoạt động bán hàng đa cấp thời gian qua diễn biến phức tạp, đã xảy ra hành vi vi phạm pháp luật của một số doanh nghiệp bán hàng đa cấp gây thiệt hại cho người dân, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Lãnh đạo UBND Thành phố đã yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo bán hàng đa cấp, nhằm ngăn ngừa, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; phát hiện các đối tượng lôi kéo người dân tham gia khi chưa đăng ký kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền.
Được biết, trong tháng 3, Cục Quản lý Cạnh tranh (Nạp Tiền 188bet ) đã thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đối với 4 doanh nghiệp là CTCP Sản xuất thương mại Con Đường Việt; Công ty TNHH Tầm nhìn Đại Hưng 668; CTCP Xuất nhập khẩu và Thương mại Quốc tế TNC và CTCP New Power Việt Nam (đã đổi tên thành CTCP Trái tim Ngọc Việt).
Riêng tại Hà Nội, trong quý I vừa rồi, Chi cục Quản lý thị trường đã kiểm tra, giám sát 7 doanh nghiệp, xử lý phạt hành chính 40 triệu đồng với Công ty TNHH My Fortuna và phạt 103 triệu đồng đối với CTCP Thương mại Lotus Việt Nam.
Những "vũ khí" giúp bạn không sập bẫy công ty đa cấp
Cũng liên quan đến bán hàng đa cấp với góc nhìn thực tế hơn, đi vào bản chất vấn đề, tác giả Thiên An có thú vị trên Báo điện tử Pháp luật và đời sống ngày 09/4/2016. Câu hỏi đặt ra là: Bán hàng đa cấp là gì và tại sao nhiều người dễ dàng bị lừa đảo đến vậy? Với những chia sẻ thú vị, tác giả dành lời khuyên cho bạn đọc: Bạn nên thường xuyên tìm tòi, trang bị nhiều kiến thức, đó là “vũ khí” quan trọng để không bị sập bẫy.
Những ngày vừa qua, truyền thông xôn xao về vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua hình thức bán hàng đa cấp của Công ty CP Liên kết SX-TM Việt Nam (Công ty Liên kết Việt) với số tiền lên đến 1.900 tỷ đồng và gần 60.000 người tham gia trong mạng lưới bán hàng của công ty này. Vậy bán hàng đa cấp là gì và tại sao nhiều người dễ dàng bị lừa đảo đến vậy?
Trên thực tế, “Bán hàng đa cấp” không hề xấu, nó còn được thế giới công nhận là loại hình kinh doanh có hiệu quả cao.
Thuật ngữ “Bán hàng đa cấp” xuất phát từ cụm từ Multi Level Marketing (viết tắt là MLM). Ở Việt Nam, ngoài thuật ngữ “Bán hàng đa cấp”, người ta còn hay xài những cụm từ tương tự như: Kinh doanh đa cấp, kinh doanh theo mạng, tiếp thị mạng lưới.
Đa cấp ở những nước phát triển là mô hình kinh doanh tốt nhưng khi về Việt Nam nó đã bị biến tướng. Vậy làm thế nào để nhận biết công ty đa cấp lừa đảo.
Trước tiên bạn cần tìm đọc các văn bản pháp luật Việt Nam, trong đó có quy định cụ thể về những hình thức lừa đảo. Sau đó lên Youtube tìm các video phân biệt các công ty đúng, sai; khi các bạn nhận được những lời mời hấp dẫn thì hãy tìm hiểu thật kỹ. Ngoài ra, cũng nên thường xuyên tìm tòi, mở mang kiến thức mới là “vũ khí” quan trọng nhất chống lại công ty đa cấp lừa đảo. Nếu được mời đi hội thảo, bạn cũng có thể đi, nhưng hãy để tiền ở nhà. Hãy phân tích cho bạn của bạn, người lỡ sa chân vào con đường đa cấp không chân chính, rằng lừa đảo là rất xấu và kết thúc của họ luôn không có hậu.