Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điểm báo MOIT tuần từ 19/05 đến 25/05/2014

Bước sang đầu Quý II nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu khởi sắc. Điều đó đã được thể hiện phong phú trên mặt báo trong tuần từ 19/5 đến ngày 25/5/2014. Các lĩnh vực thuộc ngành Công Thương cũng luôn được báo giới quan tâm như: Công nghiệp phụ trợ, xuất khẩu, thương mại, dịch vụ, v.v…
. Theo đó, bài báo cho biết, sự xuất hiện của các tập đoàn lớn trên toàn cầu như Samsung, Nokia, Canon… đang tạo cơ hội để Việt Nam phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

Bài viết trích dẫn lời của ông Shim Won Hwan, Tổng giám đốc Khu tổ hợp Samsung (Samsung Complex): “Mọi người nói rằng, Samsung chỉ lắp ráp tại Việt Nam, nhưng thực tế không phải như vậy. Chúng tôi đang sản xuất cả linh kiện ở Việt Nam và đã thu hút được nhiều nhà đầu tư vệ tinh đến Việt Nam”.

Thực tế, trên diện tích 110 ha của Samsung Complex (Bắc Ninh), Samsung có tới 8 nhà máy tại đây. Trong đó, ngoài 2 nhà máy lắp ráp điện thoại di động, còn có 1 nhà máy sản xuất máy hút bụi, 1 nhà máy sản xuất pin điện thoại và 4 nhà máy chuyên sản xuất các loại linh kiện như màn hình LCD, camera, vỏ máy… cho điện thoại di động.

Theo thông tin từ ông Shim, có 45 nhà cung cấp Hàn Quốc, 5 nhà cung cấp của Việt Nam và 10 nhà cung cấp khác. Trong đó, tại Bắc Ninh có 28 nhà cung cấp, Bắc Giang 10 nhà cung cấp, Hưng Yên 9 nhà cung cấp, Hà Nội 7 nhà cung cấp và Vĩnh Phúc có 6 nhà cung cấp.

Nhờ sự có mặt của các nhà cung cấp này và sự chủ động sản xuất linh kiện, năm 2013, trong tổng kim ngạch xuất khẩu 23,9 tỷ USD, Samsung Bắc Ninh đã đạt giá trị gia tăng trên 7,6 tỷ USD và tỷ lệ nội địa hóa trên 33%.

Theo Giáo sư –Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, việc Samsung kéo theo hàng chục nhà đầu tư vệ tinh vào Việt Nam đã và đang góp phần hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ, vốn rất thiếu và yếu ở Việt Nam.

Thực tế cho thấy, sau sự xuất hiện của Intel, hàng loạt nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ, điện tử đã có mặt ở Việt Nam, như Samsung, Nokia, LG.v.v… Sự đổ bộ của những người khổng lồ này đang biến Việt Nam trở thành một trong những công xưởng lớn của thế giới trong lĩnh vực điện tử. Thậm chí, khi nhà máy Samsung Thái Nguyên hoạt động ổn định, có tới 50% sản lượng điện thoại của Samsung trên toàn cầu sẽ được sản xuất tại Việt Nam. Hệ thống nhà máy sản xuất linh kiện điện tử đã bắt đầu được hình thành và đang phát triển.

Giá điện tiệm cận cơ chế thị trường: Vẫn ưu tiên hộ nghèo

“Giá điện tiệm cận cơ chế thị trường: Vẫn ưu tiên hộ nghèo” là nhan đề bài viết đăng trên trang 15, báo Đại Đoàn Kết số ra ngày 19/5. Theo đó, từ 1/6 tới đây, tiền điện sẽ được hỗ trợ trực tiếp đến tay hộ nghèo khi sử dụng điện dưới 50kWh/tháng. Đây là nội dung được Bộ Tài chính đưa ra tại Dự thảo Thông tư quy định chính sách giá điện cho hộ nghèo.

Theo Dự thảo mà Bộ Tài chính xây dựng, đối tượng áp dụng là các hộ gia đình nghèo, cận nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiêu chí do Thủ tướng quy định tại Quyết định số 09/2011; hộ gia đình chính sách xã hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiêu chí không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50 kWh.

Mức hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh, tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành là 42.000 đồng/hộ/tháng (30 kWh x 1.508,85 đồng/kWh x 92%). Khi cơ quan có thẩm quyền quyết định việc điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt, Bộ Tài chính sẽ thông báo mức hỗ trợ tiền điện đối với hộ nghèo và hộ chính sách xã hội để Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện.

Phương thức hỗ trợ cũng được xác định bằng cách chi trả trực tiếp cho hộ nghèo, cận nghèo và hộ chính sách xã hội theo hình thức hỗ trợ bằng tiền, chi trả đến hộ gia đình theo từng Quý với mức hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt 126.000 đồng/hộ/quý (42.000 đồng/hộ/tháng x 3 tháng).

Hiệp hội Dệt may kêu gọi doanh nghiệp mở rộng nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu

Ngày 19/5, Báo Hải Quan điện tử có bài viết: . Theo đó, Hiệp hội Dệt may Việt Nam vừa có công văn kêu gọi các doanh nghiệp trong ngành chủ động tìm các thị trường tiềm năng khác để nhập khẩu nguyên phụ liệu, tránh phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hiện nguồn nguyên phụ liệu của ngành dệt may đang phải nhập khẩu và nhập khẩu chủ yếu là từ thị trường Trung Quốc. Để tránh việc phụ thuộc quá lớn vào thị trường này, Hiệp hội Dệt may kêu gọi các doanh nghiệp chủ động tìm các thị trường tiềm năng khác để nhập khẩu nguyên phụ liệu. Trong đó, các doanh nghiệp có thể nhập khẩu xơ từ thị trường tiềm năng như Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia; nhập khẩu sợi từ thị trường Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ và nhập khẩu vải từ thị trường Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia,…

Bên cạnh việc kêu gọi các doanh nghiệp mở rộng các thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu, Hiệp hội Dệt may còn đề nghị các doanh nghiệp cung cấp số liệu nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may gồm có bông; xơ sợi, vải và các loại phụ liệu khác (chỉ, bông tấm lót, mex, cúc, khóa kéo, băng chun), thuốc nhuộm từ thị trường Trung Quốc năm 2013-2014 nhằm giúp Hiệp hội có cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư, phát triển nguồn cung ứng trong nước và tìm kiếm thị trường cung ứng thay thế.

TPP là cú hích cho nền kinh tế Việt Nam

Báo Pháp luật Thành phố, số ra ngày 21/5 có bài viết nổi bật trên trang trang 11 “TPP là cú hích cho nền kinh tế Việt Nam”. Khẳng định như vậy bởi theo tác giả bài báo, các yêu cầu TPP đang theo đúng xu hướng phát triển kinh tế của Việt Nam. Đây sẽ là động lực cho quá trình tái cấu trúc kinh tế nhanh chóng.

Bài viết dẫn chứng bằng lời khẳng định của TS Lê Đăng Doanh, Chuyên gia kinh tế: “Ngày 20-5, Bộ trưởng Thương mại các nước thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã kết thúc vòng đàm phán kéo dài hai ngày tại Singapore. Năm 2014 sẽ là năm quan trọng có tính chất quyết định cho việc đàm phán TPP của Việt Nam và cũng là năm thực hiện chương trình hành động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đưa ra trong thông điệp đầu năm mới. Đây là điều may mắn của Việt Nam. Việc gia nhập TPP là một cú hích lớn trong việc cải cách, tái cấu trúc nền kinh tế.

Theo TS Lê Đăng Doanh, nếu như WTO trước đây, Việt Nam tham gia chủ yếu là các hiệp định về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, đầu tư,... thì bây giờ TPP đi vào chiều sâu hơn, bao gồm tất cả lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế-xã hội. Đặc biệt, trong quy định của TPP có điều khoản về thuế nhập khẩu bằng 0% vào năm 2015 giữa các thành viên. Chính vì thế, hàng hóa Việt Nam sẽ có cơ hội vào các thị trường lớn với những khoản thuế ưu đãi, tuy nhiên cùng với đó là những yêu cầu khắt khe về chất lượng, nguồn gốc hàng hóa.v.v… Thị trường trong nước cũng sẽ đón nhận một luồng lớn doanh nghiệp (DN) nước ngoài nhảy vào đầu tư sản xuất, DN nội sẽ đối mặt với những thách thức cạnh tranh sòng phẳng với DN ngoại, tạo ra áp lực không nhỏ ngay trên sân nhà. Đặc biệt, TPP thúc đẩy môi trường kinh doanh ở Việt Nam phải có cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và bỏ tất cả ưu đãi đối TPP là cú hích cho nền kinh tế Việt Nam.

Triển lãm công nghiệp hỗ trợ 2014

Báo VOV điện tử ngày 22/5 cho biết: . Theo đó, triển lãm dự kiến diễn ra từ ngày 9 - 11/10 với sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Thông tin từ tác giả bài viết, sáng 22/5, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư cùng Tổ chức thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh đã ký thỏa thuận hợp tác, tổ chức Triển lãm Liên minh các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ năm 2014. Triển lãm dự kiến diễn ra từ ngày 9 - 11/10 tới. Tham gia triển lãm, các doanh nghiệp trong và ngoài nước có thể trao đổi, hợp tác, khám phá các công nghệ mới của công nghiệp hỗ trợ ở các lĩnh vực, như: điện, điện tử, cơ khí, gia công kim loại và nhựa, v.v…

Theo Văn phòng Tổ chức thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh, năm 2013 đã có 500 dự án đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam, với số vốn chiếm 26% trong tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam. Khó khăn nhất của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam là tình trạng thiếu hụt ngành công nghiệp hỗ trợ. Hiện tỷ lệ công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam cung cấp cho các công ty Nhật rất thấp, chưa đến 32%.

Ông Hirorata Yasuzum, Giám đốc điều hành Văn phòng Tổ chức thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, văn phòng đã lập kế hoạch phối hợp giữa các doanh nghiệp tư nhân và các cơ quan nhà nước về phát triển công nghiệp hỗ trợ. Bên cạnh đó, văn phòng luôn hướng đến việc thỏa mãn nhu cầu của các doanh nghiệp tiềm năng thông qua các sự kiện kết nối thương mại, hội thảo và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ.

Sẽ thí điểm bỏ giá sản xuất gạo

Báo Đại biểu nhân dân số 143 ra ngày 23/05 đưa ra thông tin: "Sẽ thí điểm bỏ giá sản xuất gạo". Bài báo cho hay: Chính phủ đã giao Nạp Tiền 188bet , Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông nghiên cứu, phân tích đánh giá tác động của việc thí điểm bỏ sàn giá gạo xuất khẩu để có hướng điều hành phù hợp trong thời gian tới.

Lí giải tại sao Chính phủ lại giao Nạp Tiền 188bet , Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông nghiên cứu, phân tích đánh giá tác động của việc thí điểm bỏ sàn giá gạo xuất khẩu, bài báo cho biết: "Nguyên nhân là do 4 tháng đầu năm Việt Nam chỉ xuất khẩu được 2,04 triệu tấn, giá trị thu về 931 triệu USD, giảm gần 7% về lượng và gần 5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Việc thí điểm bỏ giá sàn để giúp doanh nghiệp tăng khả năng xuất khẩu; thực hiện cân đối xuất khẩu theo từng thị trường, khu vực để xác định chỉ tiêu xuất khẩu gạo phù hợp".

 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website