Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điểm báo MOIT tuần từ 12/05 đến 18/05/2014

Bức tranh kinh tế Việt Nam luôn hiện diện phong phú trên mặt báo qua các tuần. Trong tuần từ ngày 13/5 đến 19/5/2014. nhiều sự kiện của ngành Công Thương đã được báo chí quan tâm đề cập, nổi bật đó là: Cần rút ngắn lộ trình phát triển thị trường điện cạnh tranh; Xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Mỹ đạt 9,7 tỷ USD, Công nghiệp hỗ trợ nhiều cơ hội phát triển,...
ngày 11/5 đưa thông tin từ Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Việt Nam vừa cập nhật tình hình giao thương giữa Việt Nam-Mỹ, đồng thời, đưa ra dự báo giá trị thương mại 2 chiều đến năm 2020. AmCham dự báo năm 2014 thặng dư thương mại song phương nghiêng về Việt Nam, với giá trị kim ngạch ước đạt 22,7 tỷ USD trong tổng kim ngạch thương mại song phương năm nay sẽ đạt mức 33,6 tỷ USD (năm 2013 là 29,7 tỷ USD).

AmCham cũng dự báo, xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ năm nay đạt 28,1 tỷ USD, trong đó riêng xuất khẩu dệt may đạt 9,7 tỷ USD (năm 2013, Mỹ nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam trị giá 8,8 tỷ USD, tăng 15% so với mức của năm 2012 là 7,7 tỷ USD).

Dẫn báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ, AmCham cho biết, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ hiện chiếm tới 36% tổng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Hiện trong khối ASEAN, Việt Nam là nước có kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ lớn thứ 3 sau Malaysia và Thái Lan. Dự báo đến năm 2015, Việt Nam sẽ vươn lên dẫn đầu các nước ASEAN xuất khẩu vào Mỹ.

Sẽ tiến hành điều tra năng lực của một số sản phẩm công nghiệp

“Nạp Tiền 188bet dự kiến sẽ tiến hành điều tra năng lực sản xuất và năng lực mới tăng của một số sản phẩm công nghiệp từ ngày 1/7 - 30/8” - Đó là nội dung đăng tải trên báo ngày 10/5 vừa qua.

Đối tượng điều tra là các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, các cơ sở kinh tế trực thuộc doanh nghiệp được thành lập và chịu sự điều tiết của Luật Doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất công nghiệp và trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố. Việc điều tra sẽ tập trung vào 20 nhóm sản phẩm công nghiệp như than, dầu thô, dầu mỏ, khí tự nhiên, thịt hộp, thủy sản đóng hộp, rau quả đóng hộp, dầu mỡ thực vật chế biến, sữa, đường, rượu, bia, vải dệt, v.v…

Nội dung điều tra gồm: Các thông tin nhận dạng đơn vị điều tra; chỉ tiêu giá trị đầu tư của máy móc, dây chuyền sản xuất; các chỉ tiêu về năng lực sản xuất theo thiết kế của máy móc, dây chuyền sản xuất.

Công nghiệp hỗ trợ nhiều cơ hội phát triển

Báo Đại Biểu Nhân Dân, trang 2, số 132 ra ngày 12/5 có bài viết: “Công nghiệp hỗ trợ nhiều cơ hội phát triển”. Tác giả bài báo đã đưa ra dẫn chứng: “Trong thời gian qua, hàng loạt các hạng mục đầu tư lớn của Intel, Samsung, FoxConn... đã góp phần nâng dần vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng điện tử trên thế giới. Và để tăng thị phần xuất khẩu của công nghiệp ô tô và công nghiệp cơ khí cũng rất cần công nghiệp hỗ trợ. Vì vậy, có thể nói, ngành công nghiệp này đang có nhiều cơ hội phát triển”.

“Trong 5 năm qua, nước ta đã trở thành sự lựa chọn ưu tiên của các nhà sản xuất điện tử toàn cầu đang tái định vị các cơ sở sản xuất như Intel, Samsung, FoxConn, Canon và Nokia. Một ngành công nghiệp then chốt khác là công nghiệp ô tô được khuyến khích phát triển khi nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao và cải cách trong chính sách thuế được dự báo có tăng trưởng tích cực. Thực tế, trong năm 2013, số lượng xe ô tô được bán ra đã vượt qua mốc 110.000 xe, tăng gần 20% so với năm 2012. Năm 2014, số lượng xe ô tô được bán ra dự báo đạt tốc độ tăng trưởng 10 - 15%. Ngoài ra, hiện đang có nhiều dự án đầu tư vào nước ta và là cơ hội kinh doanh cho các nhà sản xuất công nghiệp hỗ trợ trong nước”-tác giả bài viết đưa ra số liệu.

Thực tế, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ không chỉ để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, mà còn được đẩy mạnh xuất khẩu. Phó giám đốc điều hành Công ty Reed Tradex Duangdej Yuaikwamdee nhấn mạnh, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đã vượt qua giai đoạn 1 tự nâng cao năng lực, hiện đang bước sang giai đoạn 2 khi các nhà chế tạo công nghiệp của các nước tiếp tục đầu tư vào. Vì vậy, trong 3 năm tới, tính cạnh tranh của các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể, thậm chí có khả năng xuất khẩu các phụ tùng cơ khí, điện tử sang các quốc gia trong khu vực.

Hiện nay, công nghiệp hỗ trợ ở một số ngành như sản xuất xe máy, linh kiện điện tử, cơ khí... đã có nhiều tiến bộ vượt bậc. Nhưng nhìn chung, ngành công nghiệp hỗ trợ của nước ta vẫn chỉ ở mức đưa ra thị trường những linh kiện đơn giản nhất. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nắm bắt những cơ hội, học hỏi kinh nghiệm của doanh nghiệp nước ngoài và nỗ lực sáng tạo để giúp cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có những bước phát triển mới.

Sử dụng xăng sinh học theo đúng lộ trình: Cần “bà đỡ” mạnh tay

Báo Nhân Dân số ra ngày 12/5 có bài viết “Sử dụng xăng sinh học theo đúng lộ trình: Cần “bà đỡ” mạnh tay”. Theo đó tác giả bài viết đã đưa ra nhận định: Chỉ còn chưa đầy bảy tháng nữa (1/12/2014), xăng sinh học (E5) sẽ được đưa vào sử dụng thí điểm tại bảy tỉnh, thành phố trên cả nước. Nguồn cung đã sẵn sàng, tuy nhiên, để sản phẩm này chiếm được lòng tin của người tiêu dùng không hề đơn giản.

Tuy nhiên, tác giả bài viết lo ngại: “Mặc dù lộ trình đã có nhưng tình hình tiêu thụ các sản phẩm xăng sinh học còn gặp rất nhiều khó khăn bởi tỷ lệ người sử dụng sản phẩm này còn khá khiêm tốn. Theo khảo sát của phóng viên, mặc dù trên địa bàn Hà Nội có khá nhiều cây xăng bán song song cả sản phẩm xăng E5 và xăng truyền thống, tuy nhiên trong khi các cây xăng truyền thống khá nhộn nhịp thì các cây xăng E5 lại rất vắng vẻ”.

Theo ông Phạm Đức Thắng, Phó tổng giám đốc Petrolimex, còn rất nhiều rào cản khiến xăng E5 khó tiếp cận với thị trường, tiêu biểu như thói quen tiêu dùng của người dân, chính sách giá. Vì vậy, ông Phạm Đức Thắng kiến nghị, cần có chính sách giá sao cho khuyến khích được người dân sử dụng sản phẩm này bởi nếu giá E5 được bán tương đương giá xăng truyền thống thì không thể thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm của người dân.

Bên cạnh đó, để bù lỗ cho sản phẩm xăng E5, đang có ý kiến sẽ lập quỹ bình ổn sản phẩm này từ nguồn lãi bán xăng truyền thống. Ông Thắng khẳng định: “Không thể lấy nguồn lãi từ xăng truyền thống để bù lỗ cho xăng E5 bởi lộ trình đã quy định cụ thể sẽ dần thay thế xăng dầu truyền thống bằng xăng E5. Nếu sau này lượng tiêu thụ xăng E5 tăng lên, xăng truyền thống giảm đi sẽ không có nguồn để bù lỗ. Quan trọng vẫn là chính sách giá phải được thực hiện sao cho vừa khuyến khích được người tiêu dùng, vừa khuyến khích được sản xuất”.

Ngành nhựa: Vừa xuất khẩu vừa run!

“Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) đang chuẩn bị các thủ tục, tài liệu để cung cấp cho các cơ quan chức năng của Mỹ, phục vụ việc rà soát chi phí của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam, khi chu kỳ áp thuế chống bán phá mặt hàng túi nhựa PE xuất xứ Việt Nam sẽ chấm dứt vào tháng 9/2014” là thông tin đăng trên ngày 12/5.

Bài viết phản ánh, dù chưa có số thống kê chính thức, nhưng ước tính, có khoảng gần 2.000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành nhựa Việt Nam, đa phần (84%) tập trung ở khu vực phía Nam. Số lượng doanh nghiệp đông nhưng do không chủ động về nguồn nguyên liệu, nên khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bị suy giảm, thậm chí chỉ có thể tiến hành trên cơ sở tiết giảm chi phí sản xuất.

Tình hình chung của ngành nhựa là đa số các doanh nghiệp phải vật lộn, cạnh tranh lẫn nhau để tồn tại, chỉ có số ít doanh nghiệp đủ năng lực về công nghệ thị trường, nguồn vốn mới tìm được lối thoát để tồn tại.

Mặt khác, có đến hơn 90% doanh nghiệp ngành nhựa hiện hoạt động mà không chủ động được nguồn nguyên liệu, trong đó, nguyên liệu nhựa nhập khẩu chiếm đến trên 80%, nguyên liệu nhựa trong nước chủ yếu là tái sinh từ nhựa phế thải. Hiện, chi phí nguyên liệu chiếm 70 - 80% giá thành sản phẩm nhựa sản xuất tại Việt Nam.

Cả nước có 3 nhà máy sản xuất nguyên liệu nhựa, công suất mỗi năm khoảng 250.000 tấn PVC và 150.000 tấn, chỉ bảo đảm được khoảng 15 - 20% nhu cầu nguyên liệu nhựa của các doanh nghiệp.

Bài viết cho hay: “Quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Nạp Tiền 188bet xác định khuyến khích đầu tư sản xuất khuôn mẫu, phụ tùng, thiết bị cho ngành, khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp xử lý phế liệu, phế thải ngành nhựa. Tuy nhiên, giải pháp mà bộ đưa ra là các dự án đầu tư cho nhóm ngành này cần được ưu đãi đầu tư như đối với ngành cơ khí trọng điểm, tức là được cho vay đến 85% tổng mức đầu tư”.

Xuất khẩu tôm vẫn chiếm ưu thế

Xuất khẩu tôm vẫn chiếm ưu thế" là nhan đề bài viết đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam số 115 ra ngày 14/5. Theo đó bài viết cho biết: Kết quả xuất khẩu thủy sản quý I đạt 1,65 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái (1,26 tỷ USD) chủ yếu là do xuất khẩu tôm tiếp tục tăng mạnh 88%. Dự báo kim ngạch xuất khẩu quý III cũng sẽ cao hơn cùng kỳ và xuất khẩu tôm vẫn chiếm ưu thế. Các doanh nghiệp lạc quan nhận định, năm nay sẽ đạt vượt chỉ tiêu 2,8-3 tỷ USD mà Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) đưa ra đầu năm.

Năm 2013, xuất khẩu thủy sản đạt 6,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tôm đạt trên 3 tỷ USD. Năm 2014, Vasep đạt mục tiêu phấn đấu xuất khẩu tôm 2,8-3 tỷ USD. Trong quý I, các doanh nghiệp Việt đã xuất khẩu sang 146 thị trường, tăng 11 thị trường so với cùng kỳ năm ngoái (135 thị trường). Trong đó, xuất khẩu tôm sang hầu hết các thị trường chính đều tăng mạnh trong cả 3 tháng đầu năm dẫn tới tổng giá trị xuất khẩu trong quý I/2014 tăng 83,9% so với cùng kỳ, đạt 798,1 triệu USD. Xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 200,2 % giúp Mỹ vượt qua Nhật Bản trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất.

Tác giả bài báo đưa ra nhận định: “Xuất khẩu tôm năm nay sẽ tăng bởi từ đầu năm đến nay giá tôm xuất khẩu vẫn tốt. Lượng thu hoạch tôm 4 tháng đầu năm 2014 cũng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Các Doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu tôm 6 tháng cuối năm sẽ cao hơn cùng kỳ năm ngoái từ 30-40%”.

 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website