Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại sang Tunisia

Tunisia đã tham gia 8 hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương và song phương. Đây có thể xem là cửa ngõ để hàng hóa các nước, trong đó có Việt Nam, thâm nhập thị trường châu Phi, nhất là khu vực Bắc Phi.

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Algeria, từ ngày 18 đến 23/11/2022, Thương vụ Việt Nam đã tổ chức chuyến công tác tại Cộng hòa Tunisia để tham dự Diễn đàn kinh tế Pháp ngữ, tọa đàm với doanh nghiệp Tunisia và làm việc với các cơ quan hữu quan của nước này.

Nhận lời mời của Ban tổ chức, Thương vụ đã tham dự Diễn đàn kinh tế Pháp ngữ trong hai ngày 20-21/11/2022 tại thành phố Djerba, Tunisia. Với chủ đề "Vì sự tăng trưởng được chia sẻ trong không gian Pháp ngữ", sự kiện do Cơ quan Xúc tiến đầu tư nước ngoài của Tunisia (FIPA-Tunisia) phối hợp với Liên minh Công nghiệp, Thương mại và Thủ công mỹ nghệ Tunisia (UTICA) và Phòng Thương mại và Công nghiệp của Tunis (CCIT) tổ chức, nhằm tạo điều kiện cho các tác nhân kinh tế (doanh nhân, công ty, tổ chức, chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách...), đại diện của Tunisia và hơn 80 quốc gia thành viên cùng các quan sát viên của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) tăng cường đối thoại và xác định các cơ hội hợp tác và đối tác mới giữa các quốc gia thuộc cộng đồng nói tiếng Pháp trong nhiều lĩnh vực, trong đó quan trọng nhất là đầu tư và số hóa. Các chủ đề ưu tiên tại Diễn đàn là tích hợp các chuỗi giá trị, tạo ra một không gian tự do thương mại trong cộng đồng Pháp ngữ, cấp vốn cho doanh nghiệp tư nhân nói tiếng Pháp và vấn đề khởi nghiệp của thanh niên và phụ nữ tại các nước này trong thời đại chuyển đổi kỹ thuật số. Sự kiện cũng là dịp để các doanh nhân đến từ hơn 50 quốc gia gặp gỡ, trao đổi và kết nối tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư và thương mại. 

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tính đến nay, Việt Nam đã có trao đổi thương mại với 44/54 quốc gia thành viên chính thức của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF), trong đó có 29 nước châu Phi. Năm 2021, nhờ các biện pháp hiệu quả trong kiểm soát dịch bệnh và phục hồi nền kinh tế của các nước, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước Pháp ngữ đạt 33 tỷ USD, tăng 36,5%, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt trên 20 tỷ USD. Tính đến hết tháng 8/2022, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước nói tiếng Pháp đạt 24 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt trên 16 tỷ USD.

Bên lề Diễn đàn, Cơ quan Thương vụ đã phối hợp với Liên minh Công nghiệp, Thương mại và Thủ công mỹ nghệ Tunisia (UTICA) và Phòng Thương mại và Công nghiệp của Tunis (CCIT) tổ chức tọa đàm với 30 doanh nghiệp Tunisia trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm, linh kiện phụ tùng ôtô, xe máy, sản phẩm chất dẻo…, giới thiệu tiềm năng xuất nhập khẩu giữa hai nước, phát danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín của Việt Nam cũng như trưng bày catalogue, hàng mẫu của một số công ty.

Thương vụ cũng thống nhất với Liên minh Công nghiệp, Thương mại và Thủ công mỹ nghệ Tunisia (UTICA) về việc phối hợp tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam-Tunisia vào đầu năm 2023.

Cũng trong thời gian ở Tunisia, đại diện Thương vụ đã đến làm việc với lãnh đạo các Vụ Hợp tác kinh tế và thương mại, Vụ Hợp tác với các nước Ả rập và ASEAN-thuộc Bộ Thương mại và Phát triển xuất khẩu và Vụ Châu Á thuộc Bộ Ngoại giao, Di cư và Người Tunisia ở nước ngoài để trao đổi về tình hình hợp tác thương mại và các biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương.

Mặc dù Tunisia là một quốc gia nhỏ với diện tích 163.610km2, dân số khoảng 12 triệu người, song Tunisia là một trong những nền kinh tế năng động, cạnh tranh nhất khu vực châu Phi-Arab, hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị trí thuận lợi gần châu Âu (cách 140km). Tunisia đã tham gia 8 hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương và song phương. Do vậy, đây có thể xem là cửa ngõ để hàng hóa các nước, trong đó có Việt Nam, thâm nhập thị trường châu Phi, nhất là khu vực Bắc Phi.

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), năm 2021, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Tunisia đạt 73 triệu USD, tăng 13% so với năm 2021, trong đó Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng chính như cà phê, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản, máy móc trang thiết bị, dao cạo, vải sợi… và nhập khẩu hải sản, hóa chất, đồ nhựa, quần áo, nguyên liệu làm thức ăn gia súc…


Tác giả: Minh Anh (tổng hợp)

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website