Bộ trưởng Trần Tuấn Anh tham gia Chương trình giới thiệu ASEAN tại Nhật Bản
Chương trình giới thiệu ASEAN (AEM Roadshow) tại Nhật Bản tổ chức từ ngày 6 - 9/4/2017 tại 3 thành phố: Tokyo, Kyoto, Osaka với sự tham gia của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM). Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet
Trần Tuấn Anh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham gia chương trình này.
Chương trình do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) chủ trì với sự hỗ trợ của Ủy ban Hợp tác Kinh tế và Công nghiệp AEM-METI, Viện Nghiên cứu kinh tế về ASEAN và Đông Á (ERIA), các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức chính phủ và các cơ quan liên quan.
Chương trình giới thiệu ASEAN tại Nhật Bản được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN theo sáng kiến của Philippines. Đây cũng là dịp để các bên cam kết tiếp tục củng cố quan hệ hợp tác kinh tế, công nghiệp giữa ASEAN và Nhật Bản theo lộ trình chiến lược 10 năm. Thông qua Roadshow, các Bộ trưởng đã nhấn mạnh tiềm năng của Nhật Bản và ASEAN trong việc thúc đẩy và làm sâu sắc hơn sự hợp tác ở các lĩnh vực đổi mới, kiến tạo các ngành công nghiệp mới, giải quyết chương trình nghị sự chung ở Đông Á.
Các vấn đề được trao đổi tại Chương trình AEM Roadshow lần này sẽ tiếp tục được thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN - Nhật Bản lần thứ 23 được tổ chức ở Manila, Philippines vào tháng 9/2017.
ASEAN và Nhật Bản đã thống nhất về tầm quan trọng của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) như động lực của tăng trưởng kinh tế và công nhận vai trò của việc gia tăng khả năng tiếp cận tài chính thông qua các quy định phù hợp với luật pháp trong nước về MSME. Tại chương trình, các nước đều ủng hộ đề xuất của Philippines trong việc tổ chức hội chợ thường xuyên ASEAN- Nhật Bản, nhằm tạo cơ hội nâng cao nhận thức về sản phẩm và dịch vụ của các bên.
Tại các hoạt động đối thoại trong Roadshow, các Bộ trưởng đã thảo luận về Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và tiếp tục khẳng định cam kết hoàn thành nhiệm vụ mà các Nhà Lãnh đạo đã đặt ra tại Hội nghị Cấp cao hồi tháng 9/2016, nhằm kết thúc nhanh đàm phán RCEP. Trong bối cảnh thế giới đang có xu hướng quay trở lại chủ nghĩa bảo hộ và chống toàn cầu hóa, việc thiết lập một RCEP hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi sẽ là mô hình tăng trưởng hướng tới toàn diện và đổi mới. Hiệp định không chỉ tạo thuận lợi cho sự tham gia của MSME và các doanh nghiệp nội địa vào các chuỗi giá trị khu vực mà còn thúc đẩy đổi mới. Tầm quan trọng của RCEP trong việc tạo ra kết quả ý nghĩa về thương mại, không chỉ về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư mà còn trong các quy tắc thuận lợi hóa thương mại như thủ tục hải quan, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ. Nhật Bản nhấn mạnh vai trò của cam kết về mua sắm chính phủ và doanh nghiệp nhà nước trong đàm phán RCEP.
Các Bộ trưởng công nhận kinh tế kỹ thuật (ecotech) là một trụ cột quan trọng của RCEP, vì vậy, thống nhất xem xét sáng kiến ASEAN - Nhật Bản để thực hiện RCEP bằng cách cùng phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực thể chế, xây dựng cơ sở hạ tầng cho kết nối trong khu vực và tăng cường hợp tác công nghiệp, đồng thời giải quyết những chênh lệch về phát triển kinh tế trong khu vực. Cùng với đó, các Bộ trưởng thống nhất vai trò của việc đẩy nhanh cải cách cơ cấu và giảm các rào cản phi thuế quan để thúc đẩy đổi mới và các ngành công nghiệp mới.
Nguồn: Copy link