Báo cáo hoạt động bán hàng đa cấp năm 2017
Đến hết tháng 3 năm 2018, số lượng doanh nghiệp giảm xuống còn 33 doanh nghiệp do có 01 doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
Tính đến nay, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD) đã nhận được báo cáo kết quả hoạt động năm 2017 của 36 doanh nghiệp, gồm 33 doanh nghiệp đang hoạt động và 03 doanh nghiệp đã chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp. Một số doanh nghiệp khác đã chấm dứt hoạt động nhưng không có báo cáo, tuy nhiên đây đều là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
Tính đến hết tháng 12 năm 2017, số lượng doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp còn 34 doanh nghiệp (giảm 20% so với đầu năm 2017), trong đó 32 doanh nghiệp đang hoạt động, 02 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động. Số lượng doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã giảm 9 doanh nghiệp, trong đó có 2 doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận, 07 doanh nghiệp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp.
Đến hết tháng 3 năm 2018, số lượng doanh nghiệp giảm xuống còn 33 doanh nghiệp do có 01 doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
Về số lượng người tham gia bán hàng đa cấp
Theo số liệu báo cáo, tổng số lượng người tham gia bán hàng đa cấp trên toàn ngành tính đến tháng 12 năm 2017 là 707.330 người, tăng 69.693 người (khoảng 11 %) so với cuối năm 2016.
Doanh nghiệp có số lượng người tham gia lớn nhất là Công ty TNHH Mỹ phẩm Thường Xuân với 371.547 người, chiếm khoảng 52.53 % tổng số người tham gia trên toàn quốc. Các doanh nghiệp có số lượng người tham gia lớn tiếp theo là Công ty TNHH Amway Việt Nam (khoảng 11.18%), Công ty TNHH New Image Việt Nam (khoảng 10.12 %), Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam (khoảng 6.21 %) và Công ty TNHH Thiên Sư Việt Nam (khoảng 4 %). Tổng số người tham gia của 05 doanh nghiệp này chiếm 84.47 %.
Về quy mô, theo số liệu báo cáo của 31 doanh nghiệp có số liệu về người tham gia, có 01 doanh nghiệp có số lượng người tham gia đạt trên 100.000 người, 08 doanh nghiệp có số lượng người tham gia từ 10.000 đến dưới 100.000 người, 12 doanh nghiệp có số lượng người tham gia từ 1.000 đến dưới 10.000 người, 08 doanh nghiệp có số lượng người tham gia từ 100 đến 1.000 người, 02 doanh nghiệp chỉ có dưới 100 người tham gia.
Về doanh thu: Theo số liệu báo cáo của 36 doanh nghiệp, tổng doanh thu bán hàng đa cấp năm 2017 đạt khoảng 8.000 tỷ đồng, tăng hơn 330 tỷ đồng so với doanh thu năm 2016. Doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất là Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam với hơn 2.000 tỷ đồng, chiếm 25.62%. 03 doanh nghiệp khác có doanh thu trên 1.000 tỷ đồng là Công ty TNHH Mỹ phẩm Thường Xuân, Công ty TNHH AMWAY Việt Nam và Công ty TNHH MTV New Image Việt Nam. Các doanh nghiệp còn lại đều có doanh thu dưới 500 tỷ đồng.
Tổng doanh thu của 10 doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt nhất trong năm 2017(chiếm 94.3% tổng doanh thu toàn ngành).
Doanh thu bán hàng đa cấp chủ yếu đến từ thực phẩm chức năng (71%), và mỹ phẩm (23%). Doanh thu từ đồ gia dụng, quần áo thời trang, thiết bị và mặt hàng khác chiếm khoảng 6%. Cơ cấu phân bố tỷ lệ sản phẩm kinh doanh theo mô hình đa cấp không thay đổi nhiều so với cơ cấu phân bố tỷ lệ sản phẩm của năm 2016.
Trong năm năm 2017, có 05 doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp nhưng không có doanh nghiệp nào được cấp vì không đáp ứng đủ điều kiện. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng chủ yếu thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận (cấp xác nhận sửa đổi bổ sung cho 47 hồ sơ, trả lại 09 hồ sơ do hồ sơ không đạt yêu cầu và doanh nghiệp tự rút hồ sơ).
Trong năm 2017, Nạp Tiền 188bet đã cấp 770 Chứng chỉ Đào tạo viên bán hàng đa cấp theo yêu cầu của 22 doanh nghiệp. Đồng thời cũng đã thu hồi 34 Chứng chỉ Đào tạo viên bán hàng đa cấp.
Công tác cấp mới, cấp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận tiếp tục được thực hiện theo hướng tạo thuận lợi về mặt thủ tục trong các khâu nộp, theo dõi và trả kết quả Hồ sơ. Khâu thẩm định hồ sơ được làm chặt chẽ, tuân thủ đúng quy định của Nghị định 42/2014/NĐ-CP và Thông tư 24/2014/TT-BCT.
Về Công tác tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ trong quản lý hoạt động bán hàng đa cấp
Trong năm 2017, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị 02/CT-BCT của Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet và Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Cục CT&BVNTD đã chủ động trong việc hướng dẫn, hỗ trợ các cơ quan liên quan trong công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, trong đó có việc xử lý các vấn đề phát sinh từ việc Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy chấm dứt kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp.
Bên cạnh đó, Nạp Tiền 188bet đã tích cực hướng dẫn và hỗ trợ các Sở Công Thương trong việc thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP và Thông tư 24/2014/TT-BCT như xác nhận thông báo hoạt động bán hàng đa cấp, xác nhận thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp.
Về hoạt động kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm
Trong năm 2017, Cục CT&BVNTD đã xử phạt 10 doanh nghiệp bán hàng đa cấp có hành vi vi phạm pháp luật về bán hàng đa cấp với tổng số tiền phạt 1.888.100.000 đồng, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp của 02 doanh nghiệp.
Ngoài ra, Cục CT&BVNTD đã kết thúc việc kiểm tra hoạt động bán hàng đa cấp đối với 01 doanh nghiệp và đang tiến hành các thủ tục để xử lý vi phạm của doanh nghiệp này.
Về công tác xây dựng pháp luật
Trong thời gian vừa qua, Nạp Tiền 188bet đã tập trung triển khai công tác xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Cụ thể:
- Ngày 12 tháng 3 năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thay thế Nghị định 42/2014/NĐ-CP.
- Nghị định số 40/2018/NĐ-CP đã bổ sung thêm thêm nhiều quy định làm tăng tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp BHĐC, giúp tăng khả năng tiếp cận và giám sát của cơ quan quản lý đối với doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động BHĐC, cụ thể:
+ Buộc doanh nghiệp phải có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia BHĐC đặt máy chủ tại Việt Nam và phải cung cấp quyền truy cập theo yêu cầu của cơ quan quản lý để đảm bảo cơ quan quản lý có thể tiếp cận và khai thác thông tin phục vụ hoạt động quản lý, giám sát.
+ Buộc doanh nghiệp phải có trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động BHĐC của doanh nghiệp, giúp cơ quan quản lý, người tham gia cũng như người dân có thể tìm hiểu, đối chiếu thông tin về doanh nghiệp, tránh trường hợp doanh nghiệp cung cấp thông tin gian dối để dụ dỗ người tham gia.
+ Buộc doanh nghiệp phải có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia BHĐC.
+ Bắt buộc hợp đồng tham gia BHĐC phải có quy định thanh toán bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng đối với tiền hoa hồng và tiền thưởng để có thể kiểm soát được dòng tiền của doanh nghiệp.
+ Buộc các bên phải giao/nhận hàng hóa sau khi thanh toán tiền để tránh trường hợp người tham gia chỉ tham gia đầu tư, không mua bán hàng hóa thực sự.
- Hiện nay, Nạp Tiền 188bet đã triển khai xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh để sửa đổi các quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp đồng thời tiến hành xây dựng Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định 40/2018/NĐ-CP.
Ngoài ra, năm 2017, Bộ cũng đã tích cực tham gia hoạt động sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 2015, qua đó đã kiến nghị bổ sung vào Bộ luật hình sự 2015 Điều 217a về "Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp". Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để có thể xử lý hình sự sớm đối với các vi phạm nghiêm trọng liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp và kinh doanh đa cấp không phép. Quy định này chính thức có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2018.