Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bản tin thị trường Israel tháng 8/2020

Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2020, tính cả mặt hàng kim cương thô và chế tác, Israel xuất khẩu đạt 27,69 tỷ USD, giảm 11,79% so với cùng kỳ năm 2019; nhập khẩu đạt 38,99 tỷ USD, giảm 13,51 so với cùng kỳ năm trước. Trong quan hệ thương mại với Việt Nam, tính chung, trong 7 tháng đầu năm, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Israel đạt 915,55 triệu USD.

Tổng quan thị trường Israel

Cục Thống kê Trung ương Israel cho biết, trong quý 2/2020, GDP giảm 28,7% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức giảm GDP hàng quý tồi tệ nhất trong lịch sử kể từ khi thành lập Nhà nước Israel vào năm 1948. Tính chung trong nửa đầu năm 2020, kinh tế Israel giảm 10,1% so với cùng kỳ năm 2019, do chính phủ áp dụng các biện pháp phòng chống và ngăn ngừa sự lây lan của dịch cúm Covid-19. Trong tháng 7/2020, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,2%; tính từ đầu năm tới nay, CPI đã giảm 0,6%.

Trong tháng 7/2020, tính cả mặt hàng kim cương thô và chế tác, Israel xuất khẩu đạt 3,53 tỷ USD, giảm 12,84% so với tháng 6/2020; nhập khẩu đạt 5,84 tỷ USD, tăng 4,47% so với tháng 6/2020; thâm hụt thương mại đạt 2,31 tỷ USD. Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2020, tính cả mặt hàng kim cương thô và chế tác, Israel xuất khẩu đạt 27,69 tỷ USD, giảm 11,79% so với cùng kỳ năm 2019; nhập khẩu đạt 38,99 tỷ USD, giảm 13,51 so với cùng kỳ năm trước; thâm hụt thương mại đạt 11,30 tỷ USD, giảm 17,52% so với cùng kỳ năm 2019. Nhìn chung, trong 7 tháng đầu năm nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Israel tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước, do ảnh hưởng của dịch cúm Covid-19.

Hoa Kỳ, Anh, Trung Quốc, Hongkong, Hà Lan, Bỉ, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức là những thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu của Israel.  Trong khi đó, Hoa Kỳ, Thụy sỹ, Trung Quốc, Đức, Anh, Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy, Pháp, Hongkong, Ấn Độ, Hàn Quốc tiếp tục là các thị trường nhập khẩu khẩu chủ yếu của Israel. 

Quan hệ thương mại mới Việt Nam

Trong tháng 7 năm 2020, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Israel đạt 121,41 triệu USD. Xuất khẩu sang Israel giảm mạnh, trong khi nhập khẩu từ thị trường lại tăng khá so với tháng trước đó.  Tính chung, trong 7 tháng đầu năm 2020, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Israel đạt 915,55 triệu USD. Trong khi, xuất khẩu sang Israel giảm 8,9% thì nhập khẩu từ thị trường này tăng 352,1% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu tăng chủ yếu do Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện từ Israel với trị giá lớn trong đầu năm nay. Nhập siêu từ Israel đứng ở mức 87,6 triệu USD trong 7 tháng đầu năm 2020. Mặc dù quy mô dân số chỉ khoảng 9,2 triệu người và dung lượng thị trường không lớn, nhưng hiện tại Israel là thị xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam tại khu vực Trung Đông (sau UAE và Thổ Nhĩ Kỳ). 

Ước tính, trong 8 tháng đầu năm 2020, Việt Nam xuất khẩu sang Israel đạt khoảng 500 triệu USD và nhập khẩu từ thị trường này khoảng 540 triệu USD. Trong bối cảnh thị trường gặp nhiều khó khăn do tình trạng chung ảnh hưởng của dịch Covid-19 và nếu không có thêm những diễn biến bất lợi, dự báo xuất khẩu cả năm 2020 sang Israel có thể vẫn đạt trên 750 triệu USD và giảm chút ít so với năm 2019. 

Trong 8 tháng đầu năm 2020, tình hình thị trường Israel có nhiều biến động khó khăn (tình hình an ninh chính trị bất ổn, dịch cúm Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực tới mọi mặt đời sống xã hội, kinh tế đối mặt với nhiều thách thức, xuất nhập khẩu giảm mạnh...). Trong 7 tháng đầu năm nay, ngoại trừ xuất khẩu mặt hàng dệt may tăng 10,7%, còn lại hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Israel đều giảm so với cùng kỳ năm trước như thủy sản, giày dép các loại, hạt điều, điện thoại di động, cà phê. Đây cũng là tình trạng và bối cảnh chung, thị trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi đại dịch cúm Covid-19 xảy ra tại nhiều nước trên thế giới.

Tuy nhiên, đáng chú ý, trong 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá ngừ sang Israel đạt 16,91 triệu USD, chiếm tỷ trọng 4,74% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước, và Israel là một trong 10 thị trường nhập khẩu cá ngừ hàng đầu của Việt Nam (đứng thứ 4, sau Mỹ, Italy, Hà lan, và trước Canada, Bỉ, Đức, Philipine, Mexico, Lithuana, đối với cá ngừ mã HS 03 đạt 8,25 triệu USD; đứng thứ 4, sau Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, và trước Ai Cập, Đức, Canada, Jordani, Tây Ban Nha, Singaprore, đối với cá ngừ mã HS 16 đạt 8,66 triệu USD); mặt hàng tôm đông lạnh đạt 5,28 triệu USD, chiếm tỷ trọng 0,28% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước, tiếp tục có chỗ đứng ổn định trên thị trường và được người tiêu dùng Israel đánh giá cao; mặt hàng mực đông lạnh đạt 3,07 triệu USD, chiếm tỷ trọng 1,05% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm 2019, và Israel đứng thứ 9 trong số 10 thị trường nhập khẩu mực hàng đầu của Việt Nam (đứng sau Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc và Hongkong, Italy, Malaysia, Mỹ, Philipine; đứng trước Pháp); mặt hàng cá tra đạt 1,91 triệu USD, chiếm tỷ trọng 0,24% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước.

Hiện tại, Israel là thị trường xuất khẩu thủy sản đứng thứ 23 trong số trên 100 thị trường Việt Nam đã có xuất khẩu thủy sản sang đó. Mặt hàng gạo thơm, hạt dài, loại 5% tấm, đóng bao 5kg tiếp tục xâm nhập và được phân phối trên thị trường Israel. Ngoài ra, một số doanh nghiệp Israel tiếp tục quan tâm tới mặt hàng lương thực thực phẩm đóng hộp, nông sản các loại, hàng dệt may, găng tay y tế, bao bì các loại và đang giao dịch với các công ty Việt Nam để có thể ký kết hợp đồng trong thời gian tới.

Chi tiết xem tại đây


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website