“Nâng cao tính cạnh tranh, bảo đảm giá trị của hạt gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế”
Thực tế này đang đòi hỏi các biện pháp, chính sách cụ thể để duy trì, mở rộng, nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Để giúp cho doanh nghiệp và người tiêu dùng hiểu rõ hơn về tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam từ đầu năm đến nay, phóng viên Nạp Tiền 188bet đã có cuộc trao đổi cùng ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet về vấn đề trên.
Phóng viên: Xin chào Thứ trưởng, xin Thứ trưởng cho biết tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam từ đầu năm đến nay?
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 25/10/2013 đạt 5,419 triệu tấn, trị giá FOB đạt 2,326 tỷ USD, giá FOB xuất khẩu bình quân là 429,26 USD/tấn. So với cùng kỳ năm 2012, giảm 14,3% về số lượng, giảm 17,04% về trị giá FOB, giá FOB xuất khẩu bình quân giảm 14,16 USD/tấn. Số lượng đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo tính đến ngày 25/10/2013 là 7,213 triệu tấn, tương đương cùng kỳ năm 2012, trong đó, hợp đồng thương mại là 6,466 triệu tấn (chiếm 89,64%), hợp đồng tập trung là 0,747 triệu tấn (chiếm 10,36%). Số lượng hợp đồng đã đăng ký nhưng chưa giao hàng tính đến ngày 24 tháng 10 năm 2013 là 1,794 triệu tấn, gồm: hợp đồng thương mại là 1,727 triệu tấn; hợp đồng tập trung là 0,067 triệu tấn.
Về thị trường xuất khẩu: trong 10 tháng đầu năm 2013 xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Á đạt 3,169 triệu tấn, châu Phi đạt 1,606 triệu tấn, châu Mỹ là 380.000 tấn, châu Âu là 184.000 tấn, châu Úc đạt 380.310 tấn và Trung Đông đạt 41.872 tấn. So với cùng kỳ năm 2012, xuất khẩu sang châu Âu tăng 137,9% , châu Mỹ tăng 27,94%, châu Phi tăng 2,87%, châu Á giảm 25,85%, châu Úc giảm 31,98% và Trung Đông giảm 27,43%.
Xin mời theo dõi Video phỏng vấn Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Trần Tuấn Anh về vấn đề "Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam” tại đây |
Phóng viên: Mục tiêu đề ra của ngành gạo trong năm 2013 đạt khoảng 7,5 triệu tấn và mới đây chỉ tiêu đã giảm xuống còn 7 triệu tấn. Với thực trạng như hiện nay, theo ông, chúng ta có đạt được mục tiêu này hay không?
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Trước hết, cần phải khẳng định rằng, cơ chế điều hành xuất khẩu gạo hiện nay không đặt ra yêu cầu mỗi năm phải xuất cho đạt một lượng gạo cụ thể nhất định. Theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ, thì hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, cân đối nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước, công bố nguồn thóc gạo hàng hóa có thể xuất khẩu trong năm kế hoạch tiếp theo. Về quan điểm chung là song song với việc đảm bảo an ninh lương thực trong nước thì khuyến khích xuất khẩu để xuất hết lượng thóc gạo hàng hóa này nhằm một mặt, tiêu thụ hết lúa hàng hóa, mặt khác, góp phần duy trì giá lúa trên thị trường ở mức có lợi cho người sản xuất.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 9 năm 2013, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 5,323 triệu tấn, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2012. Dự kiến xuất khẩu quý IV/2013 khoảng 1,8 triệu tấn. Như vậy, xuất khẩu gạo cả năm sẽ đạt khoảng 7 triệu tấn.
Tuy nhiên, tình hình thương mại gạo thế giới hiện đang diễn biến phức tạp cả trên phương diện nguồn cung ra thị trường thế giới với sự cạnh tranh ngày càng gắt gao của các nước xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu thực tế của các nước tiêu thụ lúa gạo chính trong khu vực. Do đó, khả năng hoàn thành mục tiêu xuất khẩu gạo của Việt Nam còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là nhu cầu nhập khẩu của khu vực Châu Phi, thị trường Trung Quốc, tín hiệu nhập khẩu trở lại từ các thị trường truyền thống như Phi-líp-pin, Ma-lai-xia và In-đô-nê-xia. Bên cạnh đó, các động thái liên quan đến chính sách giải phóng lượng gạo tồn kho của Thái Lan và tình hình mùa vụ, năng lực xuất khẩu của Ấn Độ, Pa-ki-xtan cũng sẽ tác động trực tiếp tới xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Gần đây, một số nước sản xuất, xuất khẩu lúa gạo lớn như Phi-líp-pin, Trung Quốc, Ấn Độ…đã liên tiếp xảy ra thiên tai, bão lụt, động đất gây bất lợi cho sản xuất lúa gạo, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, sản lượng và cung-cầu lúa gạo trên thị trường. Trong khi đó, gần đây, Việt Nam cũng hứng chịu nhiều cơn bão lớn gây thiệt hại cho sản xuất lúa ở miền Bắc, miền Trung; đồng bằng sông Cửu Long thì lũ lớn nên một mặt, đã làm giảm sản lượng, mặt khác, tăng nhu cầu tiêu thụ của thị trường nội địa.
Hiện nay, Nạp Tiền 188bet đang cùng các Bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tăng cường bám sát diễn biến tình hình thị trường để có những biện pháp điều hành phù hợp.
|
Phóng viên: Hiện Việt Nam đang xuất khẩu gạo nhiều nhất tại thị trường các nước nào? Đối với việc xuất khẩu tại các thị trường truyền thống thì có khó khăn thuận lợi gì không thưa ông?
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Hiện nay, số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm và dự kiến cả năm 2013. 9 tháng đầu năm 2013, số lượng hợp đồng xuất khẩu gạo vào thị trường này chính ngạch đạt trên 2,3 triệu tấn, trong đó, đã giao hàng 1,755 triệu tấn, trong đó, riêng xuất qua biên giới phía Bắc gần 1,2 triệu tấn.
Tuy nhiên, gần đây, phía Trung Quốc đang có dấu hiệu nhập khẩu chậm lại do một số địa phương bắt đầu vào vụ thu hoạch và do nước này tăng cường kiểm soát nhập khẩu qua biên giới và không cấp thêm hạn ngạch nhập khẩu mặc dù trên thực tế vẫn có nhu cầu nhập khẩu.
Việc xuất khẩu gạo sang thị trường này, nhất là xuất qua biên giới theo đường tiểu ngạch, mặc dù có những tác dụng nhất định trong việc góp phần tiêu thụ lúa gạo hàng hóa cho người sản xuất và phát triển thương mại khu vực biên giới song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với thương nhân xuất khẩu gạo tương tự như đối với nhiều mặt hàng nông sản của ta đã gặp phải thời gian qua như vấn đề bảo quản, ảnh hưởng bất lợi về chất lượng, tình trạng quá tải, ách tắc trong, vận chuyển, nguy cơ bị ép giá và những rủi ro trong thanh toán, giao hàng, v.v...
Thị trường xuất khẩu gạo lớn tiếp theo của Việt Nam phải kể đến Châu Phi. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 9 năm 2013, mặc dù sụt giảm 3,41% so với cùng kỳ năm 2012, Bờ Biển Ngà vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam tại Châu Phi với khối lượng và giá trị xuất khẩu đạt 422.000 tấn, vượt Philipin lên xếp thứ 2 sau Trung Quốc. Thị trường gạo xuất khẩu lớn thứ 2 ở Châu Phi và thứ 4 trên thế giới của Việt Nam là Gha-na với 299.658 tấn, tăng hơn 13%.
Khó khăn lớn nhất trong hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường châu Phi chính là khâu thanh toán. Các nhà nhập khẩu châu Phi thường đề nghị mua gạo trả chậm, hình thức CIF (giao hàng tại cảng đến) và không mở L/C (do chi phí cao). Một trở ngại nữa là doanh nghiệp hai bên thường thiếu thông tin về thị trường, đối tác của nhau. Vì vậy, để tránh rủi ro, các doanh nghiệp Việt Nam thường xuất khẩu qua các công ty trung gian quốc tế. Điều này làm cho giá gạo xuất khẩu Việt Nam bị đội lên, làm giảm tính cạnh tranh và đôi khi thương hiệu gạo Việt Nam không được người tiêu dùng biết đến.
Mặt khác, tại khu vực thị trường này, gạo Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của gạo giá rẻ Ấn Độ và Thái Lan: khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và châu Phi xa hơn so với Ấn Độ nên chi phí vận chuyển cao hơn; đối với Thái Lan là việc đẩy mạnh việc bán gạo tồn kho và có thể áp dụng các biện pháp linh hoạt như hạ giá xuất khẩu, bán trả chậm. Bên cạnh đó, để bảo đảm an ninh lương thực, nhiều quốc gia châu Phi đang đẩy mạnh việc triển khai các chương trình tự túc lương thực, trong đó có việc tập trung phát triển trồng lúa nước, hạn chế hoặc cấm nhập khẩu gạo.
Tuy nhiên, một lợi thế hiện nay của Việt Nam tại khu vực này là việc đã ký kết được Bản Ghi nhớ về thương mại gạo (MOU) với nhiều nước – đây là một kênh quan trọng góp phần hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang châu Phi trong bối cảnh tình hình thị trường khó khăn. Việc ký kết các Bản Ghi nhớ tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi, giúp gạo Việt Nam tăng xuất khẩu trực tiếp và ổn định sang thị trường châu Phi, tránh được sự cạnh tranh gay gắt của gạo giá rẻ của một số nước, giúp gạo Việt Nam có thêm đầu ra xuất khẩu, tạo tâm lý tốt để người trồng lúa yên tâm sản xuất.
Về tình hình các thị trường xuất khẩu gạo truyền thống tại châu Á:
Thị trường Phi-líp-pin: Đến ngày 25/10/2013, Việt Nam đã xuất khẩu sang Phi-líp-pin 349.000 tấn, nếu tính cả lượng gạo 120.000 tấn mà Tổng công ty Lương thực miền Nam vừa ký được hợp đồng, thì sẽ xuất được sang thị trường này gần 469.000 tấn.
Khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường này là sự thay đổi chính sách nhập khẩu của nước này theo hướng tăng cường năng lực tự cung lương thực trong nước; hạn chế nhập khẩu, nhất là nhập khẩu theo kênh Chính phủ truyền thống và đa dạng hóa nguồn cung để có được giá chào cạnh tranh từ các nhà xuất khẩu tư nhân. Từ đầu năm 2013, Phi-líp-pin thường xuyên tuyên bố đủ gạo tiêu dùng, bảo đảm an ninh lương thực, không có kế hoạch nhập khẩu. Tuy nhiên, thực tế nước này có thể không đạt mục tiêu tự cung tự cấp gạo trong năm 2013 do chịu ảnh hưởng nặng nều của thiên tai, bão lụt.
Thị trường Ma-lay-xi-a: Tính tới ngày 25/10/2013, lượng gạo Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường này đạt 373.000 tấn. Năm 2012, Ma-lay-xia nhập khẩu nhiều (766.349 tấn, tăng 41,51% so với năm 2011) nên năm 2013 tiến độ nhập khẩu chậm hơn so với những năm trước. Hiện nay, giữa Bernas (cơ quan nhập khẩu gạo duy nhất của Ma-lay-xia) và Tổng công ty Lương thực miền Nam đã ký kết MOU mua bán gạo giữa hai doanh nghiệp nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung gạo cho Ma-lai-xia (tối đa khoảng 800.000 tấn/năm).
Tại Biên bản kỳ họp lần thứ 2 Ủy ban hỗn hợp thương mại Việt Nam – Ma-lai-xia ngày 07/03/2013, Nạp Tiền 188bet và Bộ Thương mại quốc tế và Công nghiệp Ma-lay-xia đã thống nhất đàm phán, tiến tới ký kết Bản Ghi nhớ về thương mại gạo giữa hai nước.
Thị trường In-đô-nê-xi-a: Theo dự báo của FAO, sản xuất lúa của Indonesia năm 2013 ước đạt khoảng 69,3 triệu tấn (tương đương 43,6 triệu tấn gạo), tăng nhẹ so với năm ngoái; nhập khẩu gạo trong năm 2013 của nước này khả năng sẽ giảm còn 1,3 triệu tấn (khoảng 28%) so với mức ước tính 1,9 triệu tấn của năm 2012, và giảm khoảng 55% so với mức 2,9 triệu tấn năm 2011.
Tính tới ngày 25/10/2013, lượng gạo Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này đạt 103.000 tấn. Mặc dù thông báo còn tồn kho gần 3 triệu tấn, cao hơn yêu cầu dự trữ ở mức từ 1,5 – 2 triệu tấn, tuy nhiên, nước này có khả năng sẽ phải nhập khẩu thêm vào thời điểm cuối năm 2013 để bổ sung nguồn gạo cho đầu năm 2014. Theo kỳ vọng của Bulog, đến cuối năm 2013, số lượng gạo tồn kho của Indonesia sẽ đạt khoảng 1,87 triệu tấn.
|
Phóng viên: Xin Thứ trưởng phân tích những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu gạo liên tục bị sụt giảm từ tháng 7/2013 đến nay?
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Việc xuất khẩu gạo của Việt Nam bị sụt giảm trong những tháng gần đây là do các nguyên nhân cơ bản sau:
Nguồn cung thế giới dồi dào: Tổ chức Nông – Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) dự báo về sản lượng gạo thế giới năm 2013 ở mức 496,3 triệu tấn, giảm khoảng 1 triệu tấn so với dự báo trước đây, nhưng tăng khoảng 1% so với khoảng 490,9 triệu tấn năm 2012.
Sản lượng ở châu Á dự báo đạt mức 450,6 triệu tấn, tăng khoảng 1,1% so với năm trước. Sản lượng gạo ở châu Phi dự báo tăng khoảng 1,2%, còn ở châu Mỹ Latinh và Caribe dự báo sẽ hồi phục 2,5% trong năm 2013.
Dự báo sản lượng gạo EU giảm khoảng 8% so với năm trước do năng suất và diện tích trồng đều giảm, nhưng sản lượng dự báo tăng ở Nga. Năng suất trung bình kỷ lục khoảng 10 tấn/ha đã giúp tăng 26% sản lượng gạo ở Australia.
Tiêu thụ gạo toàn cầu năm 2013 dự báo đạt khoảng 409 triệu tấn, tăng khoảng 20% so với năm trước.
Xuất khẩu đi Châu Phi chậm lại do bị cạnh tranh giá thấp với Ấn Độ, Pa-ki-xtan do hai nước này có vị trí địa lý thuận lợi hơn nên giá cước tàu cạnh tranh hơn (chênh lệch giá cước từ 20 – 45 USD/tấn tùy khu vực đến). Bên cạnh đó, do khâu thanh toán, vận chuyển gặp nhiều khó khăn và an ninh ở khu vực này không ổn định nên các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gạo vào thị trường này thông qua trung gian.
Xuất khẩu đi Trung Quốc bị chậm lại do một số địa phương bắt đầu vào vụ thu hoạch và Chính phủ nước này tăng cường kiểm soát nhập khẩu qua biên giới, không cấp thêm hạn ngạch nhập khẩu.
Việt Nam thiếu các hợp đồng tập trung với số lượng đủ lớn để tạo tâm lý kích thích thị trường: (i) In-đô-nê-xia thông báo còn tồn kho gần 3 triệu tấn, cao hơn yêu cầu dự trữ ở mức từ 1,5 – 2 triệu tấn. Tuy nhiên, nước này có khả năng nhập khẩu vào thời điểm cuối năm 2013 để bổ sung nguồn gạo cho đầu năm 2014; (ii) Để thực hiện mục tiêu tự túc lương thực, ngay từ đầu năm 2013, Phi-líp-pin thường xuyên tuyên bố đủ gạo tiêu dùng, bảo đảm an ninh lương thực, không có kế hoạch nhập khẩu; (iii) Ma-lai-xia năm 2012 đã nhập khẩu nhiều (766.349 tấn, tăng 41,51% so với năm 2011) nên năm 2013 tiến độ nhập khẩu chậm hơn so với những năm trước.
Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu khác như Thái Lan, Ấn Độ, Pa-ki-xtan: (i) Thái Lan mặc dầu xuất khẩu vẫn còn ở mức thấp hơn năm trước nhưng đang bắt đầu trở lại. Chính phủ Thái đã có nhiều động thái để giải quyết lượng gạo tồn kho, tổ chức đấu thầu bán ra, giảm giá bán để thu hút sự quan tâm của người mua, tăng sức cạnh tranh trên thị trường…Các động thái này đã góp phần giảm giá gạo của nước này, thu hẹp khoảng cách với các nguồn xuất khẩu khác, tạo điều kiện để gạo Thái Lan cạnh tranh trên thị trường thế giới; (ii) Ấn Độ tuy chịu sự cạnh tranh của Thái Lan về xuất khẩu gạo đồ nhưng xuất khẩu gạo trắng vẫn ổn định, nhất là gạo tấm chiếm ưu thế tại thị trường Tây Phi; (iii) Pa-ki-xtan tiếp tục dựa vào thị trường Đông Phi và Áp-ga-nít-xtan do thuận lợi về cước vận chuyển vào giá thấp.
Phóng viên: Xuất khẩu gạo đang đứng trước nhiều khó khăn về thị trường trong những tháng cuối năm. Trong khi đó lượng gạo thu hoạch vụ mới khiến lượng gạo “tồn kho” tăng. Ông đánh giá như thế nào về tình hình này?
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Theo cân đối của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cung cầu lúa gạo những tháng cuối năm như sau: sản lượng lúa thu hoạch 4 tháng cuối năm là 5,918 triệu tấn quy ra khoảng 3,728 triệu tấn gạo trong đó dự kiến xuất khẩu gạo 4 tháng cuối năm 2013 đạt 2,327 triệu tấn. Như vậy tồn kho chuyển sang quý I/2014 là khoảng 1,4 triệu tấn bao gồm dự kiến cả vụ thu hoạch mới. Lượng gạo này nhằm đảm bảo cân đối xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, liên tiếp mấy cơn bão lớn xảy ra ở Phi-líp-pin và Trung Quốc đã ảnh hưởng tới sản lượng gạo của các nước này, có thể khiến nhập khẩu gạo gia tăng trong những tháng cuối năm, khi giá gạo thế giới xuống thấp. Khi đó, châu Phi có thể cũng sẽ tăng nhập khẩu để tận dụng xu hướng giá gạo giảm.
Nạp Tiền 188bet đã chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại các thị trường, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo bám sát diễn biến tình hình và động thái của các thị trường nhập khẩu gạo, kịp thời có những biện pháp phù hợp để tận dụng cơ hội thị trường, giành được các hợp đồng xuất khẩu, tăng cường tiêu thụ lúa gạo hàng hóa cho người nông dân.
|
Phóng viên: Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tính từ đầu năm đến nay, lượng gạo xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang biên giới phía Bắc chiếm 1.200.000 tấn gạo. Trong khi đó đường chính ngạch còn nhiều khó khăn, đường tiểu ngạch lại nhộn nhịp. Trước thực trạng này, Chính phủ có những giải pháp gì cho câu chuyện này? Liệu việc thông thương qua đường tiểu ngạch có gây ảnh hưởng đến uy tín cũng như thương hiệu của ngành gạo nước ta?
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Tính đến hết tháng 9/2013, xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc đạt khoảng 1,764 triệu tấn, chiếm khoảng 33% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Trong bối cảnh thị trường khó khăn, để đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần tiêu thụ lúa, gạo cho người nông dân sản xuất lúa, cuối tháng 5 năm 2013, Nạp Tiền 188bet đã đồng ý thực hiện thí điểm xuất khẩu gạo qua một số khu vực biên giới thuộc địa bàn tỉnh Lào Cai trên nguyên tắc thương nhân xuất khẩu phải đảm bảo các điều kiện về kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định và đảm bảo điều kiện hạ tầng cũng như thực hiện công tác quản lý cần thiết phục vụ xuất khẩu để không ảnh hưởng đến việc giao hàng và chất lượng hàng hóa. Thực tế, tỉnh Lào Cai đã triển khai thực hiện từ tháng 8 năm 2013.
Tuy nhiên, thời gian qua, có thông tin cho rằng, một lượng gạo lớn lên tới hàng triệu tấn được xuất khẩu theo đường tiểu ngạch qua biên giới phía Bắc. Để làm rõ thông tin này, Nạp Tiền 188bet đã đề nghị Tổng cục Hải quan cung cấp thông tin, số liệu về xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc. Đồng thời, đề nghị các địa phương liên quan rà soát, báo cáo về tình hình xuất khẩu gạo qua biên giới trên địa bàn.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan tính đến ngày 15 tháng 10 năm 2013, tổng lượng gạo xuất qua biên giới phía Bắc có làm thủ tục hải quan là 330,4 nghìn tấn trị giá đạt 142.477 USD. Về địa bàn, gạo chủ yếu xuất khẩu qua các cửa khẩu Lào Cai ( 314,5 nghìn tấn, chiếm 95% tổng lượng gạo xuất qua biên giới phía Bắc); một số lượng nhỏ xuất qua biên giới các tỉnh Lạng Sơn (8,8 nghìn tấn, Hà Giang (6,9 nghìn tấn) và Điện Biên (0,2 nghìn tấn).
Việc xuất khẩu gạo qua biên giới theo đường tiểu ngạch, mặc dù có những tác dụng nhất định góp phần tiêu thụ lúa gạo hàng hóa cho người sản xuất và phát triển thương mại khu vực biên giới song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với thương nhân xuất khẩu gạo tương tự như đối với nhiều mặt hàng nông sản của ta đã gặp phải thời gian qua như xuống cấp về chất lượng, quá tải, ách tắc trong bảo quản, vận chuyển, nguy cơ bị ép giá và rủi ro thanh toán, v.v...
Vì vậy, để tăng cường quản lý nhà nước, giảm thiểu những rủi ro, bất lợi có thể phát sinh, đối với xuất khẩu gạo theo đường biên mậu và trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới, Nạp Tiền 188bet đã có văn bản đề nghị Sở Công Thương các tỉnh có chung đường biên giới với Trung Quốc theo dõi sát tình hình xuất khẩu thóc, gạo theo đường biên mậu và trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới và báo cáo định kỳ về Nạp Tiền 188bet .
Các địa phương liên quan, Hiệp hội Lương thực Việt Nam cần tăng cường công tác quản lý, giám sát, điều phối hoạt động kinh doanh của thương nhân theo quy định để vừa tận dụng được cơ hội thị trường, vừa đảm bảo phù hợp với khuôn khổ pháp luật quy định và tránh được những diễn biến bất lợi tới hiệu qảu kinh doanh của thương nhân và thương hiệu gạo Việt Nam khi xuất khẩu qua con đường này.
Phóng viên: Có nhiều ý kiến cho rằng, việc nâng cao chất lượng cũng như giá thành của hạt gạo Việt Nam là việc làm cần thiết, chứ không phải câu chuyện thứ hạng. Ý kiến của ông như thế nào về nhận định này?
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Những năm vừa qua, mặc dù tình hình kinh tế - chính trị thế giới có nhiều biến động phức tạp và chịu tác động ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng xuất khẩu gạo nước ta vẫn đạt được những thành tích quan trọng. Nếu như năm 2006, lượng gạo xuất khẩu chỉ là gần 4,69 triệu tấn, trị giá 1,195 tỷ USD thì đến năm 2012, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt kỷ lục về lượng trên 8,1 triệu tấn, trị giá gần 3 tỷ đô la và tiếp tục khẳng định vị trí của một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng được mở rộng, đa dạng hóa, góp phần tiêu thụ lúa gạo hàng hóa cho người sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực trong nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng nêu trên, ngành sản xuất, xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng đã bộc lộ nhiều bất cập như: chất lượng gạo xuất khẩu chưa được đánh giá cao trên thị trường; chưa xây dựng được thương hiệu gạo; giá xuất khẩu không ổn định. Trong đó, vấn đề nâng cao chất lượng, giá trị và xây dựng thương hiệu gạo xuất khẩu của Việt Nam rất quan trọng và cấp bách; cần được xem xét một cách tổng thể trong chuỗi sản xuất, thu mua, tạm trữ, chế biến, bảo quản, và tiêu thụ, xuất khẩu. Trong khâu sản xuất, chất lượng gạo xuất khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ; trình độ kỹ thuật sản xuất, chế biến chưa cao, lại chịu áp lực thâm canh, tăng năng xuất, sản lượng. Bên cạnh đó, những điều kiện bất lợi về tự nhiên, khí hậu, thời tiết như nước biển dâng, xâm nhập mặn cũng là thách thức đối với sản xuất lúa gạo hàng hóa xuất khẩu và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.
Để định hướng nâng cao chất lượng, giá trị hạt gạo xuất khẩu, góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam, Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo đã quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan về vấn đề này. Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu xây dựng, phát triển thương hiệu gạo xuất khẩu của Việt Nam. Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã xác định: “Phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành. Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến sâu và bảo quản sau thu hoạch theo hướng hiện đại”.
Để góp phần nâng cao chất lượng nông sản nói chung và hạt gạo nói riêng ngay từ khâu đầu của sản xuất, tại Thông báo số 252/TB-VPCP ngày 18/7/2013 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về chính sách khuyến khích phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn”.
Việc triển khai thực hiện tốt các định hướng trên trong sản xuất, thu mua, tạm trữ, chế biến, tiêu thụ lúa gạo sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản xuất, từ đó, xây dựng được thương hiệu, nâng cao tính cạnh tranh và bảo đảm giá trị của hạt gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Phóng viên: Có thể nói giá gạo thấp, hệ lụy gánh chịu đó chính là người nông dân. Vậy, với người nông dân, Chính phủ sẽ có những giải pháp như thế nào để giảm thiểu những thiệt hại đó?
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Sản xuất nông nghiệp nói chung, trong đó, có sản xuất lúa gạo luôn phải đối diện với những rủi ro cả từ phía các điều kiện tự nhiên như khí hậu, thời tiết, thiên tai, vừa phải chịu những rủi ro từ cung cầu, giá cả thị trường. Thực tế sản xuất, xuất khẩu lúa gạo trong nhiều năm qua đã cho thấy rõ điều đó.
|
Để giảm thiểu tác động, thiệt hại ảnh hưởng tới người nông dân sản xuất lúa, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể để giải quyết cả những vấn đề trước mắt và lâu dài như:
Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng; tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ người sản xuất lúa theo Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ, Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau khu hoạch đối với nông sản, thủy sản; Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 05 năm 2012 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất trồng lúa, v.v...
Tổ chức thu mua, tạm trữ lúa gạo: Căn cứ tình hình mùa vụ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định triển khai thu mua tạm trữ để góp phần kịp thời tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa cho người sản xuất. Thực tế triển khai biện pháp này đã mang lại những kết quả tích cực, góp phần giải quyết tình trạng “được mùa rớt giá”, khắc phục tình trạng giá lúa không bị giảm sâu khi vào vụ thu hoạch.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp để có cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống và sản lượng gạo hàng hóa hợp lý, bảo đảm sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường, nâng cao chất lượng lúa gạo hàng hóa, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam để góp phần đảm bảo khả năng tiêu thụ và hiệu quả xuất khẩu ngay từ khâu sản xuất.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành nông nghiệp. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực triển khai Đề án này.
Các biện pháp này sẽ giúp nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo hàng hóa, giảm tổn thất sau thu hoạch; nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và góp phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất lúa.
Về phía Nạp Tiền 188bet , để góp phần nâng cao năng lực kinh doanh, tăng cường gắn kết hoạt động của đội ngũ thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo với khâu sản xuất, chế biến; bảo đảm ổn định đầu ra cho lúa gạo hàng hóa của người nông dân, Bộ đã ban hành Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo với tiêu chí quy hoạch là thương nhân phải có định hướng và thực hiện theo lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu hoặc liên kết, hợp tác, đặt hàng bao tiêu lúa gạo hàng hóa cho người sản xuất. Hiện nay, Bộ đang cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành, địa phương liên quan và Hiệp hội Lương thực Việt Nam triển khai nghiên cứu xây dựng lộ trình này.
Về phương diện công tác thị trường, để góp phần bảo đảm đầu ra cho lúa gạo hàng hóa cho người nông dân, Nạp Tiền 188bet đã và đang tích cực triển khai nhiều biện pháp cụ thể như tăng cường theo dõi sát diễn biến thị trường, tích cực triển khai các biện pháp để củng cố, giữ các thị trường truyền thống; tăng cường phối hợp chặt chẽ với cơ quan đại diện ngoại giao, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp đầu mối thực hiện các biện pháp tích cực củng cố, duy trì các thị trường truyền thống như Phi-líp-pin, Ma-lay-xia, In-đô-nê-xia, Cu-ba... Xúc tiến ký kết các thỏa thuận về thương mại gạo với các thị trường mới như Đông Ti mo, Ghi-nê, Comoros, Haiiti...để tăng cường tiêu thụ lúa gạo theo hợp đồng Chính phủ. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan Thương vụ ở nước ngoài, các đơn vị chức năng của Bộ nỗ lực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiềm năng, thị trường mới như Trung Quốc, Hồng Kông, Châu Phi, Hàn Quốc. Tích cực quảng bá sản phẩm gạo Việt Nam tại các nước, tổ chức các cơ hội giao thương, tìm kiếm đối tác có nhu cầu nhập khẩu gạo.
Vừa qua, Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-BCT ngày 03 tháng 7 năm 2013 về một số nhiệm vụ, giải pháp tiêu thụ gạo và thủy sản trong thời gian tới, yêu cầu các đơn vị chức năng liên quan triển các nhiệm vụ và giải pháp nhằm tăng cường tiêu thụ, xuất khẩu gạo, bảo đảm ổn định, bền vững, hiệu quả, góp phần bảo đảm lợi ích của người sản xuất.
Triển khai thực hiện Chỉ thị này, các đơn vị liên quan thuộc Nạp Tiền 188bet đang tích cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, trong đó, tập trung tăng cường công tác thông tin thị trường và công tác xúc tiến thương mại gạo. Nạp Tiền 188bet vừa tổ chức Đoàn công tác XTTM tại thị trường An-giê-ri và Ma-rốc và từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục thực hiện Chương trình XTTM gạo tại thị trường trọng điểm Trung Quốc.
Phóng viên: Xin Thứ trưởng cho biết Nạp Tiền 188bet đã có những giải pháp gì để đẩy mạnh xuất khẩu gạo từ nay đến cuối năm và cho những năm tới?
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Để góp phần đẩy mạnh xuất khẩu gạo những tháng cuối năm 2013 và những năm tới, trước tình hình thị trường tiếp tục khó khăn, Nạp Tiền 188bet đã và đang tích cực triển khai các giải pháp, cụ thể là:
Tăng cường theo dõi sát diễn biến thị trường, phối hợp chặt chẽ với cơ quan đại diện ngoại giao, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp củng cố, duy trì các thị trường truyền thống như Phi-líp-pin, Ma-lay-xia, In-đô-nê-xia, Cu-ba…; nỗ lực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiềm năng, thị trường mới như Trung Quốc, Hồng Kông, Châu Phi, Hàn Quốc, v.v...
Tích cực trao đổi, xúc tiến đàm phán gia hạn các Bản Ghi nhớ về thương mại gạo sắp hết hiệu lực và ký kết các thỏa thuận về thương mại gạo với các thị trường mới, thị trường tiềm năng để củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu gạo theo hợp đồng Chính phủ.
|
Tích cực quảng bá sản phẩm gạo Việt Nam tại các nước, tổ chức các cơ hội giao thương, tìm kiếm đối tác có nhu cầu nhập khẩu gạo. Nạp Tiền 188bet hiện đang tổ chức Đoàn XTTM tại thị trường An-giê-ri và Ma-rốc và từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục thực hiện Chương trình XTTM gạo tại thị trường trọng điểm Trung Quốc.
Đối với thị trường Trung Quốc, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết Bản Ghi nhớ hợp tác thương mại hàng nông sản vào tháng 4 năm 2013. Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-BCT ngày 2 tháng 7 năm 2013, trong đó đã giao các đơn vị chức năng triển khai các công tác cần thiết để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc.
Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị này Chỉ thị số 15/CT-BCT ngày 03 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet về một số nhiệm vụ, giải pháp tiêu thụ gạo và thủy sản trong thời gian tới, tích cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, trong đó, tập trung vào công tác thông tin thị trường và tăng cường công tác xúc tiến thương mại gạo.
Bên cạnh đó, Nạp Tiền 188bet sẽ tích cực tăng cường quản lý, định hướng hoạt động kinh doanh xuất khảu gạo của thương nhân; phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xây dựng thương hiệu gạo và triển khai thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; xây dựng cơ chế gắn kết sản xuất với thu mua, tạm trữ, chế biến, tiêu thụ lúa gạo sẽ giúp nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản xuất, nâng cao giá trị gạo, từ đó, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm lúa gạo hàng hóa trên thị trường.
Để tăng cường gắn kết sản xuất, thu mua, tạm trữ, chế biến lúa gạo với hoạt động tiêu thụ, xuất khẩu của thương nhân, trong Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo mới được ban hành, Nạp Tiền 188bet đã đề ra tiêu chí cụ thể gắn hoạt động kinh doanh xuất khẩu của thương nhân với việc xây dựng vùng nguyên liệu và đang tích cực triển khai nghiên cứu xây dựng lộ trình này.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng.