“Công nghệ xử lý rác thải kết hợp phát điện: Cơ hội và triển vọng hợp tác”
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Lê Dương Quang nhấn mạnh, hiện nay, bên cạnh việc thiếu hụt năng lượng, Việt Nam đang phải đối mặt với các vấn đề về môi trường, trong đó có việc xử lý các chất thải rắn. Trong khi đó, sản xuất điện từ rác thải là một lĩnh vực hết sức mới mẻ tại Việt Nam. Do đó, Thứ trưởng Lê Dương Quang hi vọng, thông qua buổi tọa đàm này, các Tập đoàn, công ty nước ngoài có thế mạnh sản xuất điện từ rác thải sẽ chia sẻ được nhiều kinh nghiệm giúp Việt Nam có thêm những cơ hội học hỏi. Nạp Tiền 188bet cũng đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cơ chế đối với các dự án điện từ rác thải và sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này.
Thứ trưởng Lê Dương Quang phát biểu tại buổi tọa đàm
Tại buổi tọa đàm, các Tập đoàn, công ty đến từ Ma-lay-xi-a và Đức đã giới thiệu công nghệ xử lý rác thải cơ học và sử dụng nhiệt lượng từ phế liệu rắn cũng như bày tỏ mong muốn được đầu tư, hợp tác phát triển các dự án điện - rác tại Việt Nam.
Thực tế tại Việt Nam hiện nay cho thấy, khả năng phát triển thủy điện lớn không còn, thủy điện nhỏ diện tích chiếm đất, rừng nhiều và tác động tới môi trường. Trong khi đó, các nguồn năng lượng gió, mặt trời, sinh khối từ bã mía, trấu… lại có chi phí đầu tư cao.
Theo ông Lê Anh Tùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị của Ecotech Việt Nam, rác là nguồn nguyên liệu không mất tiền mua, mà việc sản xuất điện từ rác lại góp phần không nhỏ trong bảo vệ môi trường, giảm diện tích chiếm đất chôn lấp cũng như chi phí tiêu hủy. Việc xây dựng các nhà máy sản xuất điện từ rác có khả năng cung cấp cho hệ thống điện quốc gia một nguồn điện rất lớn, tới hàng nghìn MW.
Điều này cũng phù hợp với Quy hoạch điện VII về việc phát triển nguồn điện phải sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước kết hợp với việc nhập khẩu điện, nhập khẩu nhiên liệu hợp lý. Trong đó nhấn mạnh việc ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện.
Trong giai đoạn 2015 - 2020, với lượng rác trung bình thải ra của các thành phố lớn như Hà Nội (7.000 - 8.000 tấn/ngày), TP Hồ Chí Minh (10.000 - 12.000 tấn/ngày), Hải Phòng và Đồng Nai (5.000 - 6.000 tấn/ngày)… là nguồn cung cấp nhiên liệu ổn định cho các nhà máy điện - rác công suất 500 tấn/ngày (8MW) tương đương sản lượng gần 350MW điện được sản xuất từ rác.
Đến thời điểm này, tại Việt Nam mới chỉ có Dự án Xây dựng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp phát điện tại khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Hà Nội áp dụng công nghệ lò đốt của Nhật Bản để tái sử dụng nguyên liệu chất thải để biến thành điện năng. Trước đó, vào năm 2006, việc tận dụng nguồn rác thải để sản xuất điện năng cũng được TP Hồ Chí Minh quan tâm khi đưa vào hoạt động công trình xử lý Gò Cát. Tuy nhiên, lượng điện sản xuất ra từ nhà máy với phương thức ủ rác tạo khí gas, từ khí gas đem chạy máy điện khá nhỏ và không có hiệu quả kinh tế.