Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Yêu cầu kĩ năng đối với nhân lực ngành CNTT trong Cách mạng công nghiệp 4.0

Trong Cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu thị trường về nhân lực CNTT sẽ tiếp tục nâng cao, không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng nhân sự.

 

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có được cái nhìn toàn cảnh về xu thế tuyển dụng sẽ diễn ra trong cuộc CMCN IV, những kĩ năng cần thiết của nhân sự CNTT trong CMCN IV sẽ được phân tích từ góc nhìn một công ty tuyển dụng nhân sự quốc tế và góc độ của cơ quan quản lý nhà nước trong Diễn đàn Cách mạng công nghiệp IV được tổ chức vào ngày 11 tháng 4 năm 2017 tại khách sạn Melia, Hà Nội.

 

Theo Giáo sư Klaus Schwab – Nhà sáng lập và đồng thời là Chủ tịch của Diễn đàn Kinh tế thế giới – cho rằng, chúng ta đang ở giai đoạn bắt đầu của một cuộc cách mạng mới, làm thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống, làm việc và kết nối. Đó chính là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 – được dự đoán có tác động nhất định tới sự phát triển bền vững của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.


Trong giai đoạn đầu, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra cấu trúc và sự vận hành mới cho nền sản xuất dựa trên ứng dụng công nghệ cao, mạng lưới Internet của vạn vật, trí tuệ nhân tạo, v.v...
  

Việt Nam là một trong những nước có thị trường nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) năng động và đang có xu hướng tăng mạnh trên thế giới. Số tin tuyển dụng trong ngành CNTT đã tăng từ 6.792 trong năm 2013 lên tới 14.997 trong năm 2016 (theo thống kê của Navigos).

 

Cũng theo báo cáo quý của Navigos Search, tính riêng trong năm 2016, ngành CNTT luôn nằm trong top 5 các ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. Nhu cầu tuyển dụng này được dự đoán sẽ thay đổi mạnh mẽ khi Việt Nam tiến vào kỉ nguyên Cách mạng công nghiệp lần IV. Cách mạng công nghiệp lần IV (CMCN IV) là một thuật ngữ được đưa ra bởi chính phủ Đức mô tả về một nền công nghiệp thông minh, với viễn cảnh tất cả các dây chuyền sản xuất đều được vi tính hóa và kết nối với nhau thông qua công nghệ Internet-of-Thing.

 

Trong bối cảnh đó, nhu cầu thị trường về nhân lực CNTT sẽ tiếp tục nâng cao, không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng nhân sự. Tại Việt Nam, số lượng nhân sự CNTT khá dồi dào, tuy nhiên nhân sự CNTT có chất lượng đủ đáp ứng được các yêu cầu trong thời đại mới lại chưa cao. Một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng chuyên môn của một ứng viên là qua các chứng chỉ chuyên môn ứng viên đạt được. Trong ngành IT, các chứng chỉ chuyên môn được xem là quy chuẩn đánh giá kiến thức của ứng viên.

 

Theo ý kiến của các nhà tuyển dụng qua khảo sát, các chứng chỉ Kỹ năng quản lý dự án, quy trình Agile, Cisco, Microsoft và Amazon Web Service là những chứng chỉ có giá trị nhất. Có tới 54% nhà tuyển dụng sẵn sàng trả mức lương cao hơn dành cho những ứng viên có các chứng chỉ liên quan. Ngoài ra, trong năm 2017, các trào lưu công nghệ trên thế giới sẽ có những tác động đến thị trường IT tại Việt Nam, bao gồm Điện toán đám mây, JavaScript, An ninh mạng, Big Data, Internet of Things và Docker. Mức lương dành cho các lập trình viên là tương đối cao so với mặt bằng chung: thu nhập một kỹ sư lập trình tại Việt Nam có thể đạt từ 1.300$ đến hơn 2.000$ mỗi tháng nếu bắt kịp kiến thức về những công nghệ mới nhất trên thị trường hiện nay, trong đó quan trọng nhất là kinh nghiệm với ngôn ngữ lập trình Objective-C. 

 

Hồng Hạnh


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website