Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xê-nê-gan, thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng

Việt Nam và Xê-nê-gan thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1969. Trao đổi thương mại giữa hai nước đã tăng liên tục trong hơn thập kỷ qua. Nếu như năm 2001, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Xê-nê-gan mới chỉ đạt 21,3 triệu USD thì đến năm 2009, con số này đã lên tới 104 triệu USD, tăng gấp 5 lần và đạt mức cao kỷ lục 190,1 triệu USD vào năm 2011, đưa Xê-nê-gan vươn lên trở thành thị trường lớn thứ ba của Việt Nam ở châu Phi chỉ đứng sau Nam Phi và Ai Cập. Gạo là mặt hàng chủ lực trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Xê-nê-gan, chiếm từ 70 đến 90% tổng giá trị xuất khẩu.

Giới thiệu tiềm năng kinh tế của Xê-nê-gan

Cộng hòa Xê-nê-gan (Sénégal) nằm ở khu vực Tây Phi, phía Bắc giáp Mô-ri-ta-ni, phía Đông giáp Ma-li, phía Nam giáp CH Ghi-nê và Ghi-nê Bít-xao, phía Tây giáp Đại Tây Dương. Với thủ đô là Đa-ca (Dakar), Xê-nê-gan có diện tích rộng 196.190 km2, dân số 13,3 triệu người (2013). Là thuộc địa của Pháp nên ngôn ngữ chính là tiếng Pháp, nhưng tiếng Anh cũng ngày càng được sử dụng rộng rãi. Đơn vị tiền tệ là đồng franc CFA (tỷ giá 1 USD =500 FCFA năm 2013). Về tôn giáo, đạo Hồi chiếm 94%, đạo Thiên Chúa 5% và tôn giáo cổ truyền 1%. Xê-nê-gan có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm.

Về chính sách đối ngoại, Xê-nê-gan theo đuổi đường lối đối ngoại đa dạng hóa, mở cửa nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật. Pháp là nước viện trợ nhiều nhất cho Xê-nê-gan và cung cấp chuyên gia kỹ thuật, quân sự cho Xê-nê-gan. Từ cuối những năm 1980, Mỹ bắt đầu tăng cường quan hệ với Xê-nê-gan trong các lĩnh vực kinh tế và đào tạo.

Xê-nê-gan là thành viên Liên hợp quốc, WTO, Liên minh châu Phi, Phong trào không liên kết, Cộng đồng các nước sử dụng tiếng Pháp, Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi (UEMOA) và hàng chục tổ chức quốc tế và khu vực khác.

Về kinh tế, từ năm 1985, Xê-nê-gan bắt đầu thực hiện cải tổ cơ cấu kinh tế theo chương trình hợp tác với IMF, tự do hoá nền kinh tế và phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Xê-nê-gan là nước nghèo tài nguyên, khoáng sản chỉ có phốt phát nhưng trữ lượng không lớn. Nền kinh tế Xê-nê-gan phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ và đầu tư từ nước ngoài. Từ năm 1985, Xê-nê-gan bắt đầu thực hiện cải tổ cơ cấu kinh tế theo chương trình hợp tác với IMF, tự do hoá nền kinh tế và phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Tháng 1/1994, Xê-nê-gan đã tiến hành chương trình cải cách kinh tế táo bạo là phá giá đồng franc CFA với sự giúp đỡ của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Năm 2012, kinh tế của Xê-nê-gan tăng trưởng tốt hơn năm 2011: GDP đạt 13,95 tỷ USD, tăng trưởng 3,7 %, GDP bình quân đầu người khoảng 1049 USD.

Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chiếm 15,3% GDP, công nghiệp 22,7% và dịch vụ 61,9% (năm 2012). Công nghiệp Xê-nê-gan chưa phát triển, mới chỉ có một số ngành khai thác phốt phát, dầu lửa, chế biến nông nghiệp, lắp ráp và vật liệu xây dựng. Nông nghiệp giữ vai trò chính trong nền kinh tế, chiếm 75% giá trị xuất khẩu. Nông sản chủ yếu gồm có đỗ lạc, lúa, bông và hoa màu khác.

Về ngoại thương, năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của Xê-nê-gan đạt 2,458 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm có cá, đỗ lạc, sản phẩm dầu lửa, phốt phát, bông. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mali (21,9%), Ấn Độ (12,4%), Pháp (4,6%) và Italy (4,2%).

Về nhập khẩu, năm 2012, kim ngạch đạt 5,109 tỷ USD gồm các mặt hàng lương thực thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp, dầu lửa. Các thị trường nhập khẩu chính là Pháp (16,7%), Trung Quốc (9,6%), Anh (8,4%), Nigeria (8,3%), Hà Lan (5,8%) và Mỹ (4,8%).

Từ 1995, Xê-nê-gan đã xóa bỏ độc quyền nhập khẩu gạo của công ty Nhà nước và tự do hóa hoàn toàn việc nhập khẩu loại lương thực này. Do luôn bị hạn hán đe dọa nên sản xuất lương thực của Xê-nê-gan chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu trong nước. Mỗi năm nước này vẫn phải nhập khẩu từ 700 đến 800.000 tấn gạo. Gạo chiếm khoảng 48% tổng giá trị nhập khẩu nông sản chế biến. Các nước cung cấp chính chủ yếu nằm ở châu Á như Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan. Năm 2008, Cựu Tổng thống Abdoulaye Wade đã phát động Chương trình phát triển nông nghiệp vì thức ăn và sự phồn vinh (GOANA) nhằm chấm dứt sự phụ thuộc lương thực của nước này vào việc nhập khẩu. Để thực hiện mục tiêu này, Xê-nê-gan đã áp dụng những biện pháp như: tăng cường cơ khí hóa nông nghiệp (mua máy kéo và máy bơm nước mới), tạo điều kiện cho kinh doanh gạo địa phương, thành lập Ngân hàng Xanh, ngân hàng dành cho nông dân, v.v…; tái đầu tư từ các khoản thu từ việc bán gạo địa phương cho sản xuất lúa. Tháng 4/2008, Xê-nê-gan đã ký một thỏa thuận với công ty Kirloskar Brothers Limited của Ấn Độ để quy hoạch tổng thể thung lũng sông Xê-nê-gan và trang bị cho những nhà sản xuất lúa các công cụ tưới tiêu mới. Phía Ấn Độ cam kết tài trợ 13,5 triệu USD cho chương trình này. Tuy nhiên, cho đến nay, chương trình này vẫn chưa mang lại kết quả khả quan.

Bên cạnh việc chủ trương tăng cường sản xuất nông nghiệp, Xê-nê-gan còn tập trung phát triển ngành đánh bắt cá và xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời đẩy mạnh hội nhập khu vực và thống nhất mức thuế suất hải quan trong vùng.

Xê-nê-gan có tình hình chính trị ổn định nhất Tây Phi. Nhiều thập kỷ qua, trong khi các nước khác trong khu vực liên tiếp diễn ra các cuộc đảo chính, nội chiến, xung đột thì nước này vẫn duy trì được sự ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế cao, giúp Xê-nê-gan thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài và có tiếng nói quan trọng trong các diễn đàn khu vực và quốc tế. Tại thị trường này cũng ít khi xảy ra hiện tượng lừa đảo thương mại qua mạng internet.

Giống như nhiều nước châu Phi khác, Xê-nê-gan được hưởng các ưu đãi về thuế xuất khẩu (0%) đối với hầu hết các mặt hàng khi xuất hàng sang EU và Hoa Kỳ trong khuôn khổ các hiệp định đối tác thương mại song phương và Đạo luật cơ hội và tăng trưởng kinh tế (AGOA). Vì vậy, nếu đầu tư sản xuất hoặc chế biến tại đây, doanh nghiệp nước ngoài có thể tận dụng được những lợi thế về xuất xứ khi xuất khẩu sang các thị trường nói trên.

Xê-nê-gan có cơ sở hạ tầng vận tải (cảng biển, sân bay, đường sá) và viễn thông vào loại tốt nhất Tây Phi. Hệ thống ngân hàng phát triển với số lượng các ngân hàng uy tín lớn thứ hai trong tiểu vùng, chỉ đứng sau Bờ Biển Ngà.

Quan hệ Việt Nam - Xê-nê-gan

Việt Nam và Xê-nê-gan thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 29/12/1969. Hiện nay, Đại sứ quán ta tại An-giê-ri kiêm nhiệm Xê-nê-gan và Đại sứ quán Xê-nê-gan tại Bắc Kinh kiêm nhiệm Việt Nam.

Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Xê-nê-gan tại thủ đô Dakar (tháng 10/2012)

Hai nước đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học kỹ thuật vào năm 1995, Hiệp định hợp tác ba bên giữa Việt Nam-FAO- Xê-nê-gan năm 1996, Thoả thuận hợp tác giữa hai Phòng Thương mại và Công nghiệp năm 2012.

Từ năm 1997 đến 2005, mỗi năm Việt Nam đưa khoảng 100 chuyên gia nông nghiệp sang làm việc tại Xê-nê-gan và được đánh giá rất cao hiệu quả làm việc của chuyên gia Việt Nam. Cựu Tổng thống Abdoulaye Wade cho rằng việc triển khai thành công chương trình hợp tác nông nghiệp 3 bên Việt Nam – FAO – Xê-nê-gan là một điển hình tốt về hợp tác Nam - Nam.

So với các nước châu Phi khác, cộng đồng người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Xê-nê-gan khá đông (khoảng 150 người) trong đó đại đa số vẫn thiết tha với quê hương và lưu giữ truyền thống văn hóa Việt. Đây cũng là một thuận lợi cho doanh nghiệp của ta khi bước đầu sang tìm hiểu thị trường, đối tác.

Trong trao đổi thương mại, nếu như năm 2001, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Xê-nê-gan mới chỉ đạt 21,3 triệu USD thì đến năm 2008, 2009, con số này đã đạt 105 triệu USD mỗi năm, tăng gần gấp 5 lần. Đặc biệt, năm 2011, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này lên tới 190,1 triệu USD, tăng 138% so với năm 2010, đưa Xê-nê-gan vươn lên trở thành thị trường lớn thứ ba của Việt Nam ở châu Phi chỉ đứng sau Nam Phi và Ai Cập. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu sang Xê-nê-gan chỉ đạt 91,35 triệu USD, giảm 48% so với năm 2011, trong đó gạo chiếm 66,2 triệu USD (giảm 39%), linh kiện phụ tùng xe máy đạt 14,32 triệu USD, máy vi tính, sản phẩm linh kiện điện tử 5,6 triệu USD, hạt tiêu 1,6 triệu USD, chất dẻo nguyên liệu, bánh kẹo các loại, giày dép, túi xách vali, mũ, ô, dù và sản phẩm gốm sứ, v.v… Nguyên nhân của việc giảm xuất khẩu mặt hàng gạo là do Xê-nê-gan chuyển sang mua gạo của Ấn Độ vì có giá bán rẻ hơn.

Về nhập khẩu, năm 2012, Việt Nam mua của Xê-nê-gan các mặt hàng như sắt thép phế liệu, bông các loại, hạt điều, thủy sản, nguyên phụ liệu dệt may, da giày… với tổng trị giá 43,42 triệu USD, trong đó riêng sắt thép phế liệu chiếm tới 41,4 triệu USD. Trong cán cân thương mại hai nước, Việt Nam luôn xuất siêu.

Gặp gỡ B to B giữa các doanh nghiệp tại Phòng TM và CN Xê-nê-gan

Nhằm tăng cường quan hệ thương mại giữa hai nước, tháng 10/2012, Nạp Tiền 188bet đã tổ chức đoàn nghiên cứu chính sách và xúc tiến thương mại tại Xê-nê-gan với sự tham gia của đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và 5 doanh nghiệp. Nhân dịp này, hai bên đã tổ chức Hội thảo doanh nghiệp và ký MOU về hợp tác giữa hai Phòng Thương mại và Công nghiệp.

Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Trong thời gian qua, mặt hàng gạo luôn giữa vai trò số 1 trong cơ cấu xuất khẩu sang Xê-nê-gan với tỷ trọng từ 70 đến 90%. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt mức cao nhất: 169,7 triệu USD, chiếm 89% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Khối lượng gạo xuất khẩu đạt 410.109 tấn chiếm gần 50% tổng lượng gạo nhập khẩu của Xê-nê-gan. Đến năm 2012, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Xê-nê-gan giảm xuống còn 66,2 triệu USD do Xê-nê-gan chuyển sang mua gạo của Ấn Độ có giá bán rẻ hơn.

Gạo nhập khẩu vào Xê-nê-gan chủ yếu là gạo tấm, chiếm đến 99% tổng khối lượng do giá bán thấp. Thời gian qua, gạo Việt Nam được người tiêu dùng địa phương đánh giá là phù hợp với khẩu vị và giá cả hợp lý trong khi giá gạo Thái Lan tương đối cao, chỉ đáp ứng được nhu cầu một bộ phận khá giả ở thành phố.

Tuy nhiên, phần lớn gạo Việt Nam xuất khẩu sang Xê-nê-gan phải qua trung gian là những người môi giới châu Âu và Libăng và 2 năm trở lại đây phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của gạo giá rẻ Ấn Độ. Trong những năm tới, gạo sẽ vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta sang thị trường này do sản xuất lúa của Xê-nê-gan chưa thể đáp ứng được nhu cầu trong nước và người dân cũng như nhà nhập khẩu đã quen với gạo Việt Nam. Ngoài ra, với vị trí cửa ngõ khu vực, Xê-nê-gan còn nhập khẩu gạo để tái xuất sang các nước lân cận như Mô-ri-ta-ni, CH Ghi-nê, Ghi-nê Bít-xao và Găm-bi-a.

Sản phẩm xuất khẩu quan trọng thứ hai của Việt Nam là linh kiện, phụ tùng xe máy. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã tăng theo cấp số nhân, từ 872.360 USD năm 2007 lên 3,4 triệu USD năm 2009 và 14,3 triệu USD năm 2012, chiếm khoảng 15% tổng giá trị xuất khẩu của nước ta sang thị trường này. Xê-nê-gan là nước đang phát triển nên xe máy là một phương tiện khá phổ biến tại các thành phố nhỏ và vùng nông thôn. Thời gian tới, Việt Nam hoàn toàn có thể đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng này vì năm 2012, Xê-nê-gan phải mua khoảng 400 triệu USD trang thiết bị vận tải với mức tăng bình quân là 10%.

Đứng thứ ba trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Xê-nê-gan là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, với kim ngạch tăng từ 200.929 USD năm 2010 lên 5,6 triệu USD năm 2012. Xê-nê-gan đang triển khai các chương trình Chính phủ điện tử và tin học hóa doanh nghiệp, trường học nên nhu cầu nhập khẩu nhóm hàng này sẽ còn tăng trong những năm tới.
Một mặt hàng quan trọng khác là sản phẩm dệt may. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt mức cao nhất là 8,2 triệu USD. Mặc dù Xê-nê-gan có nguồn nguyên liệu bông dồi dào và cũng là nước gia công hàng dệt may cho Liên minh châu Âu song nước này vẫn phải nhập khẩu nhiều quần áo từ châu Á phục vụ tiêu dùng trong nước và khu vực.

Mặc dù là mặt hàng mới song hạt tiêu cũng đạt kim ngạch xuất khẩu 1,64 triệu USD năm 2012. Đây là gia vị mà các quốc gia đạo Hồi có nhu cầu nhập khẩu cao, nhất là dịp trước khi diễn ra tháng Ramadan.

Những mặt hàng khác như cao su và các sản phẩm từ cao su, tinh bột sắn, bánh kẹo, sắt thép các loại, giày dép, túi xách vali, mũ, ô, dù và sản phẩm gốm sứ, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng cũng là những sản phẩm mà Việt Nam có thể nâng cao kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới do nhu cầu của Xê-nê-gan ngày càng tăng.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website