Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

WTO ban hành báo cáo cuối cùng trong vụ Trung Quốc kiện Mỹ

Ban Hội thẩm WTO ban hành báo cáo cuối cùng trong vụ việc Trung Quốc kiện Mỹ liên quan đến các biện pháp áp dụng trong điều tra chống bán phá giá đối với Trung Quốc (DS471) 01/11/2016

 

Liên quan đến vụ việc Trung Quốc khiếu kiện Hoa Kỳ tại WTO về các biện pháp áp dụng trong điều tra chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc (DS471), ngày 19 tháng 10 năm 2016, Ban Hội thẩm đã ban hành báo cáo cuối cùng của vụ việc.

 

1. Một số thông tin chung về vụ việc:

 

Ngày 03 tháng 12 năm 2013, Trung Quốc yêu cầu tham vấn với Hoa Kỳ.

Ngày 26 tháng 3 năm 2014, Ban Hội thẩm vụ việc được thành lập.

Có 13 Thành viên WTO đã đăng ký tham gia bên thứ ba, bao gồm: Brazil, Canada, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Na uy, Nga, Ả rập Saudi, Ukraine, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.

 

Trong vụ việc này, Trung Quốc kiện Hoa Kỳ đối với ba nhóm vấn đề chính:

 

(1) Việc sử dụng phương pháp so sánh bình quân gia quyền của giá trị thông thường với giá xuất khẩu của từng giao dịch (phương pháp W-T) để tính toán biên độ phá giá của sản phẩm trong các cuộc điều tra ban đầu, rà soát hành chính.

 

Theo quy định tại Điều 2.4.2 Hiệp định chống bán phá giá, việc xác định có tồn tại biên độ phá giá hay không trong suốt giai đoạn điều tra, thông thường sẽ dựa trên cơ sở so sánh giữa giá trị bình quân gia quyền của giá trị thông thường với giá bình quân gia quyền của tất cả các giao dịch xuất khẩu có thể so sánh được (phương pháp W-W) hoặc thông qua so sánh giữa giá trị thông thường với giá xuất khẩu trên cơ sở từng giao dịch (phương pháp T-T).

 

Tuy nhiên, cũng theo Điều 2.4.2, giá trị bình quân gia quyền của giá trị thông thường có thể được đem so sánh với với giá của từng giao dịch xuất khẩu cụ thể (phương pháp W-T) nếu:

(i) các cơ quan điều tra xác định rằng cơ cấu giá xuất khẩu đối với những người mua khác nhau, khu vực khác nhau và thời điểm khác nhau có sự chênh lệch đáng kể; và

(ii) cơ quan điều tra có thể đưa ra giải thích về việc tại sao sự khác biệt này không thể được tính toán một cách đầy đủ khi so sánh bằng phương pháp W-W hoặc T-T.

 

Dựa theo quy định này, sau khi phương pháp zeroing đã bị Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO kết luận là vi phạm Hiệp định chống bán phá giá trong rất nhiều vụ việc, Hoa Kỳ đã phát triển phương pháp so sánh W-T dưới các tên gọi khác nhau như phương pháp phá giá mục tiêu (targeted dumping), phương pháp định giá phân biệt (differential pricing). Theo đó, DOC sẽ áp dụng phương pháp W-T để tính toán biên độ phá giá của sản phẩm. Sau khi sử dụng phương pháp W-T, DOC sẽ tổng hợp tất cả các so sánh này để tính toán biên độ phá giá chung cho sản phẩm. Tuy nhiên, DOC lại áp dụng phương pháp quy về không trong quá trình tổng hợp này, làm tăng biên độ phá giá lên đáng kể và gây bất lợi cho các nhà sản xuất xuất khẩu bị điều tra.

 

Trung Quốc cho rằng việc áp dụng phương pháp phá giá mục tiêu này là vi phạm Điều 2.4.2 Hiệp định Chống bán phá giá, do:

(i) các bước mà Hoa Kỳ tiến hành để xác định phá giá mục tiêu là không thích hợp để có thể xác định mẫu (pattern) của giá xuất khẩu;

(ii) Hoa Kỳ đã không đưa ra được lời giải thích hợp lý, đầy đủ về việc tại sao không áp dụng phương pháp W-W hay phương pháp T-T; và

(iii) Hoa Kỳ sử dụng phương pháp zeroing khi tổng hợp kết quả của từng so sánh W-T đối với các giao dịch xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

(2) Phương pháp dành cho các nước có nền kinh tế phi thị trường (NME) và vấn đề thuế suất toàn quốc

 

DOC giả định rằng tất cả các nhà sản xuất và xuất khẩu từ những nước mà Hoa Kỳ coi là có nền kinh tế phi thị trường cấu thành một thực thể hoạt động theo sự điều hành chung của chính phủ (“NME-wide entity”) và DOC xây dựng một biên độ phá giá/mức thuế đơn nhất cho tất cả những nhà sản xuất và xuất khẩu của nước bị coi là NME đó (mức thuế này thường rất cao, thậm chí cao tới mức vô lý). Để phản bác lại giả định này của DOC, các nhà sản xuất và xuất khẩu chỉ có thể thực hiện bằng cách đưa ra các bằng chứng chứng minh không có sự điều hành của chính phủ trong các hoạt động xuất khẩu của họ cả về mặt pháp luật lẫn thực tiễn.

 

Trung Quốc đã khiếu kiện rằng chính sách thuế suất toàn quốc này của Hoa Kỳ là vi phạm mang tính quy định (as such) và về mặt áp dụng (as applied).

(3) Việc sử dụng các thông tin sẵn có bất lợi

 

Khi Hoa Kỳ cho rằng nhà sản xuất/xuất khẩu không hợp tác, Hoa Kỳ sẽ sử dụng thông tin sẵn có bất lợi đối với nhà xuất khẩu. Trung Quốc cáo buộc việc Hoa Kỳ sử dụng thông tin sẵn có bất lợi là không phù hợp với Điều 6.8 và Phụ lục II của Hiệp định Chống bán phá giá.

 

2. Kết luận của Ban hội thẩm

Ngày 19 tháng 10 năm 2016, Ban Hội thẩm đã ban hành báo cáo cuối cùng, trong đó ủng hộ 7/15 khiếu kiện của Trung Quốc. Cụ thể:

   Đối với các khiếu kiện về phương pháp so sánh W-T:

- Ban Hội thẩm đã ủng hộ Trung Quốc rằng Hoa Kỳ đã vi phạm Điều 2.4.2 của Hiệp định Chống bán phá giá:

(i) do trong quá trình tìm kiếm để xác định một mẫu (pattern) phù hợp của giá xuất khẩu trong các giao dịch và khoảng thời gian mua bán khác nhau, DOC đã không tính tới giá xuất khẩu của tất cả các giao dịch hoặc trong tất cả các khoảng thời gian mua bán;

(ii) do Hoa Kỳ đã không giải thích được tại sao phương pháp T-T lại không thể tính toán một cách hợp lý các khác biệt đáng kể của các giá xuất khẩu có liên quan;

(iii) khi áp dụng phương pháp W-T đối với tất cả các giao dịch xuất khẩu thay vì giới hạn trong các giao dịch được chứng minh là thuộc mẫu liên quan của giá xuất khẩu; và

(iv) do đã sử dụng phương pháp zeroing trong việc tính toán biên độ phá giá theo phương pháp W-T.

- Tuy nhiên, Ban Hội thẩm không ủng hộ Trung Quốc ở các vấn đề sau:

 

Trung Quốc cáo buộc rằng Hoa Kỳ đã không tìm ra được một “mẫu (pattern) giá xuất khẩu trong đó có sự khác biệt đáng kể” trong số các giao dịch khác nhau hoặc khoảng thời gian mua bán khác nhau do phương pháp mà Hoa Kỳ áp dụng, phép thử “Nail test”, để tìm ra mẫu đó có rất nhiều sai sót. Ban Hội thẩm đã không ủng hộ Trung Quốc ở hầu hết các khía cạnh trong cáo buộc này, ngoại trừ khía cạnh được nêu tại điểm (i) ở trên.

   Đối với các khiếu kiện về chính sách thuế suất toàn quốc

- Ban Hội thẩm đã ủng hộ Trung Quốc rằng:

(i) Chính sách thuế suất toàn quốc là vi phạm mang tính quy định (as such) đối với Điều 6.10 và 9.2 Hiệp định Chống bán phá giá;

 

(ii) Dựa trên cách tiếp cận của của Cơ quan Phúc thẩm trong vụ việc EC- Đinh vít (Fastener) (Trung Quốc), Ban hội thẩm kết luận rằng mặc dù Điều 6.10 và 9.2 Hiệp định chống bán phá giá cho phép xác định một biên độ phá giá chung và một mức thuế chống bán phá giá chung cho nhiều nhà xuất khẩu dựa trên một kết luận khách quan rằng các nhà xuất khẩu đó nằm trong một mối quan hệ đủ gần để tạo thành một thực thể duy nhất, chính sách thuế suất toàn quốc đã vi phạm - về mặt pháp lý và áp dụng trong 38 quyết định liên quan đến các nhà xuất khẩu Trung Quốc mà Trung Quốc đã cáo buộc - đối với các Điều 6.10 và 9.2 khi giả định rằng tất cả các nhà sản xuất và xuất khẩu từ những nước mà Hoa Kỳ coi là có nền kinh tế phi thị trường cấu thành một thực thể hoạt động theo sự điều hành chung của chính phủ. Cùng với việc đưa ra kết luận này, Ban Hội thẩm đã bác bỏ lập luận của Hoa Kỳ rằng Đoạn 15 Nghị định thư gia nhập WTO của Trung Quốc, cho dù là xem xét một cách độc lập hay trong bối cảnh Báo cáo của Ban Công tác về việc gia nhập WTO của Trung Quốc, là cơ sở để các thành viên WTO giả định về sự kiểm soát của Chính phủ đối với các nhà xuất khẩu Trung Quốc.

 

- Sau khi kết luận rằng chính sách thuế suất toàn quốc vi phạm Điều 6.10 và 9.2 Hiệp định Chống bán phá giá, Ban Hội thẩm không đưa ra kết luận đối với cáo buộc của Trung Quốc về việc chính sách thuế suất toàn quốc vi phạm Điều 9.4 Hiệp định Chống bán phá giá khi áp dụng điều kiện bổ sung đối với quyền được nhận thuế suất riêng của các nhà xuất khẩu của nước có nền kinh tế phi thị trường, do vấn đề này đã được kết luận trong các vụ việc khác.  

 

Đối với các khiếu kiện về  việc sử dụng các thông tin có sẵn bất lợi

Trung Quốc đã không chứng minh được rằng các cáo buộc về việc sử dụng thông tin có sẵn bất lợi đã tạo thành một quy chuẩn áp dụng chung trong tương lai, do đó Ban Hội thẩm cho rằng không cần thiết phải xem xét đến các khiếu kiện của Trung Quốc về nội dung này.      

 

3. Một số đánh giá

Cùng với các kết luận của Cơ quan Phúc thẩm trong vụ việc DS646 – Hàn Quốc khiếu kiện Hoa Kỳ về các biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm máy giặt, các quyết định trên thể hiện một sự tiến bộ đáng kể trong quy định của WTO về việc sử dụng các biện pháp chống bán phá giá, ngăn chặn việc một bên áp dụng phép so sánh ngoại lệ trong Điều 2.4.2 (phương pháp W-T) một cách tùy ý từ đó tái áp dụng phương pháp zeroing.

 

Việc có thêm một vụ việc giải quyết tranh chấp đạt được các phán quyết rằng Hoa Kỳ đã vi phạm các quy định của WTO khi sử dụng phương pháp W-T cũng góp phần tạo thêm sức ép cho Hoa Kỳ trong việc thực thi các phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp về vấn đề này.

 

Các kết luận này cũng có thể tạo tiền lệ và cơ sở tốt cho các vụ điều tra hoặc rà soát trong tương lai của Hoa Kỳ đối với các nước khác trong đó có Việt Nam.

Liên hệ:

Phòng Xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài – Cục Quản lý cạnh tranh- Nạp Tiền 188bet

Địa chỉ: 25 Ngô Quyền – Hà Nội

Điện thoại: (04)222. 05012

Fax: (04)222.05003


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website