Trao đổi thương mại Việt Nam - Bờ Biển Ngà 6 tháng đầu năm 2013
Riêng trong tháng 6, xuất khẩu gạo sang Bờ Biển Ngà tăng mạnh, đạt 92.586 tấn với kim ngạch 38,48 triệu USD. Loại gạo xuất khẩu chủ lực sang thị trường này là gạo 25% tấm, chiếm 66% tổng giá trị xuất khẩu vào Bờ Biển Ngà, ngoài ra là các loại gạo 5% tấm và 5% tấm thơm. Bên cạnh mặt hàng gạo (chiếm tới 91% tổng giá trị xuất khẩu sang Bờ Biển Ngà), Việt Nam còn xuất khẩu sang thị trường này sắt thép các loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hàng hải sản, chất dẻo nguyên liệu, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, hạt tiêu.
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Bờ Biển Ngà đạt 90,4 triệu USD 6 tháng đầu năm 2013 tăng 97% so với cùng kỳ năm 2012. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu gồm hạt điều, bông, cao su, cà phê, gỗ, sắt thép phế liệu.
Đôi nét về thị trường Bờ Biển Ngà và quan hệ thương mại với Việt Nam
Cộng hòa Bờ Biển Ngà (Côte d’Ivoire) nằm ở khu vực Tây Phi, trên bờ Đại Tây Dương. Với diện tích 322.460 km2, Bờ Biển Ngà có dân số là 22 triệu người (năm 2012), ngôn ngữ sử dụng chính là tiếng Pháp. Đơn vị tiền tệ là đồng Franc CFA (tỷ giá 1 USD = 500 FCFA). Abidjan là thủ đô kinh tế và cũng là nơi đặt các bộ ngành.
Năm 2012, GDP đạt 24,27 tỷ USD. Tỷ lệ tăng trưởng GDP đạt 8,1%, GDP bình quân đầu người là 1.083 USD, tỷ lệ lạm phát 1,4%.
Về ngoại thương, năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của Bờ Biển Ngà đạt 11 tỷ USD với các mặt hàng ca cao, cà phê, gỗ, dầu lửa, bông, hạt điều, chuối, dứa, dầu cọ và cá. Các đối tác xuất khẩu chính gồm Hà Lan, Mỹ, Đức, Nigeria, Canađa, Pháp và Nam Phi. Năm 2012, kim ngạch nhập khẩu của Bờ Biển Ngà đạt 8,4 tỷ USD với các mặt hàng chính là dầu nhiên liệu, máy móc trang thiết bị, lương thực, thực phẩm. Do sản xuất lúa trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân nên mỗi năm, Bờ Biển Ngà phải mua khoảng 900.000 tấn gạo. Bên cạnh đó, nước này cũng có nhu cầu nhập khẩu lớn các mặt hàng cụ thể như chất dẻo nguyên liệu, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sản phẩm dệt may, hàng thủy sản, v.v... Đây là những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu và trên thực tế đã có chỗ đứng vững chắc tại thị trường sở tại. Các đối tác nhập khẩu chính của Bờ Biển Ngà hiện nay gồm Nigeria, Pháp, Trung Quốc và Thái Lan.
Mặc dù trải qua gần 1 thập kỷ bất ổn chính trị nhưng Bờ Biển Ngà vẫn được xem là một trong những nền kinh tế hàng đầu khu vực Tây Phi. Với vị trí địa lý chiến lược, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nông, lâm nghiệp phong phú, nước này tiếp tục duy trì vai trò là nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ chính cho các nước láng giềng như Ghi-nê, Mali, Buốc-ki-na Pha-xô, v.v… Cảng biển Abidjan và tuyến đường sắt nối thành phố Abidjan với thủ đô Ouagadouro (Buốc-ki-na Pha-xô) vẫn là tuyến đường xuất nhập cảnh ưu tiên, nhất là đối với những nước nằm sâu trong lục địa, mang lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho ngân sách quốc gia.
Bờ Biển Ngà cũng là thành viên của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi (UEMOA) gồm 8 quốc gia (Bénin, Burkina Faso, Côte d’Ivoire, Guinée Bissau, Mali, Niger, Sénégal và Togo) và là nền kinh tế lớn nhất Liên minh chiếm khoảng 35% GDP của cả khối. Đây là quốc gia có hệ thống ngân hàng dày đặc nhất trong tiểu vùng, chiếm trên 40% khối lượng tiền tệ của UEMOA. Giữa các quốc gia thành viên của Liên minh, việc lưu thông của người và hàng hóa được tự do. UEMOA cũng áp dụng một biểu thuế hải quan ngoại khối (TEC) đối với hàng hóa đến từ các nước không phải thành viên với 4 tỷ suất: 0% (đối với sản phẩm thiết yếu), 5% (sản phẩm thô), 10% (hàng hoá trung gian), 20% (hàng tiêu dùng cuối cùng).
Ngoài ra, Bờ Biển Ngà là một trong 48 nước châu Phi nam Sahara được hưởng ưu đãi thuế quan theo quy chế GSP trong buôn bán với EU và hưởng thuế suất 0% với đa số mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ theo Đạo luật Cơ hội và Tăng trưởng Agoa. Vì vậy hàng hóa thâm nhập vào Bờ Biển Ngà hoặc sản xuất tại nước này có thể tự do lưu thông tại 7 quốc gia thành viên còn lại cũng như được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu vào EU và Mỹ.
Quan hệ thương mại với Việt Nam
Việt Nam và Bờ Biển Ngà thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 6/10/1975. Hiện nay, Đại sứ quán Việt Nam tại Maroc kiêm nhiệm Bờ Biển Ngà và Đại sứ quán Bờ Biển Ngà tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam.
Thời gian gần đây, Việt Nam đã tổ chức một số đoàn sang thị trường này để tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Năm 2008, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Lê Dương Quang đã dẫn đầu đoàn 15 doanh nghiệp Việt Nam sang thăm và làm việc tại Bờ Biển Ngà. Năm 2010, Nạp Tiền 188bet tiếp tục tổ chức một đoàn đi khảo sát thị trường này. Tham gia chương trình này còn có đại diện của Sở Công Thương tỉnh Long An và 10 doanh nghiệp.
Bờ Biển Ngà là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở khu vực Tây Phi nói riêng và ở châu Phi nói chung. Trao đổi thương mại giữa hai nước không ngừng tăng trưởng từ 187,1 triệu USD năm 2008 lên 351 triệu USD năm 2012.
Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Bờ Biển Ngà đạt mức cao nhất 215 triệu USD, tăng 47% so với năm 2011 trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 136 triệu USD, giảm 22%. Năm 2012, Bờ Biển Ngà là đối tác xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam sau Nam Phi và Ai Cập và là đối tác nhập khẩu số 1 của Việt Nam tại châu Phi.
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Bờ Biển Ngà chủ yếu gồm gạo (chiếm 90-95% tổng kim ngạch xuất khẩu), chất dẻo nguyên liệu, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sản phẩm dệt may, hàng thủy sản, v.v... Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính từ Bờ Biển Ngà là hạt điều thô, bông các loại, cà phê, gỗ và sản phẩm gỗ, cao su, sắt thép phế liệu, v.v...
Các mặt hàng chủ lực trong trao đổi thương mại với Bờ Biển Ngà
Về xuất khẩu
Gạo: Bờ Biển Ngà phải nhập khẩu mỗi năm khoảng 900.000 tấn gạo. Từ nhiều năm nay, gạo luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Bờ Biển Ngà chiếm đến 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta sang thị trường này. Thị phần gạo Việt Nam ngày càng được mở rộng, chiếm gần 50% tổng lượng gạo nhập khẩu của Bờ Biển Ngà năm 2012. Trong thời gian tới, gạo vẫn tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chính của ta sang thị trường này do Bờ Biển Ngà chưa thể sản xuất đủ lương thực và người dân cũng như doanh nghiệp nhập khẩu gạo Bờ Biển Ngà đã quen với gạo Việt Nam.
Chất dẻo nguyên liệu: là mặt hàng luôn có mặt trong tốp 3 các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang Bờ Biển Ngà. Kim ngạch xuất khẩu đã không ngừng tăng từ 523.900 USD năm 2007 lên 3,1 triệu USD năm 2012. Mỗi năm, quốc gia Tây Phi này phải nhập khẩu từ 286 triệu USD đến 300 triệu USD chất dẻo và sản phẩm chất dẻo với mức tăng trưởng bình quân 10,4%.
Sản phẩm dệt may: Nếu như năm 2007, doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được 50.208 USD hàng quần áo, thì đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã tăng rất mạnh, đạt 9,3 triệu USD. Mặc dù 3 năm trở lại đây kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có giảm song dệt may vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính sang Bờ Biển Ngà. Mỗi năm, nước này nhập khẩu trên thế giới khoảng 400 triệu USD hàng dệt may.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Năm 2009, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu mặt hàng này sang Bờ Biển Ngà với giá trị 423.564 USD. Đến năm 2012, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 1,9 triệu USD. Mỗi năm, tổng giá trị nhập khẩu nhóm hàng này của Bờ Biển Ngà vào khoảng 400 triệu USD, với mức tăng trưởng 29%.
Hàng thủy sản: Mặc dù mới xuất hiện tại Bờ Biển Ngà song năm 2012, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đã đạt 1,68 triệu USD.
Bên cạnh những mặt hàng trên thì các sản phẩm như sắt thép, xe ô tô và linh kiện, bánh kẹo, hạt tiêu, sản phẩm gỗ, máy móc thiết bị phụ tùng, túi xách, vali, mũ, ô dù... của Việt Nam cũng có nhiều tiềm năng thâm nhập vào thị trường này.
Về nhập khẩu
Năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, Bờ Biển Ngà là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi.
Điều thô: Là mặt hàng nhập khẩu quan trọng nhất của Việt Nam trong thời gian qua, thường chiếm từ 70 đến 80% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước ta từ thị trường này. Giá trị nhập khẩu hạt điều đã tăng rất mạnh từ 16,6 triệu USD năm 2007 lên mức cao nhất là 149,2 triệu USD năm 2011. Bờ Biển Ngà cũng là quốc gia cung cấp điều thô lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi.
Bông: chiếm tỷ trọng từ 10-12% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Bờ Biển Ngà. Những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này tăng mạnh, từ 7,8 triệu USD năm 2007 lên 4,82 triệu USD 2012. Mỗi năm, trung bình, Bờ Biển Ngà xuất khẩu 120.000 tấn bông. Các doanh nghiệp Việt Nam đánh giá bông của Bờ Biển Ngà có chất lượng tốt nhất châu Phi.
Gỗ và sản phẩm gỗ: Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này có xu hướng giảm. Sau khi đạt 11,8 triệu USD năm 2008, giá trị nhập khẩu chỉ đạt 1,2 triệu USD năm 2012. Doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ Bờ Biển Ngà chủ yếu là gỗ teck. Ở Châu Phi, Bờ Biển Ngà là quốc gia có diện tích rừng gỗ teck rộng 52.000 ha, lớn thứ hai sau Nigeria (70.000 ha). Trung bình mỗi năm, nước này thu được từ 500-600 triệu USD từ việc xuất khẩu gỗ.
Sắt thép phế liệu cũng là một mặt hàng ta thường xuyên nhập khẩu từ Bờ Biển Ngà. Năm 2012, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 2,34 triệu USD.
Cao su: Việt Nam mới bắt đầu nhập khẩu cao su từ Bờ Biển Ngà năm 2008 đạt 181 tấn, trị giá 347.276 USD. Năm 2012, kim ngạch nhập khẩu tăng lên 1,5 triệu USD. Bờ Biển Ngà là nước sản xuất cao su lớn nhất châu Phi với sản lượng 205.000 tấn/năm.