Tín hiệu khả quan cho ngành sản xuất tại khu vực đồng euro
Chỉ số dưới 50 thể hiện hoạt động bị sụt giảm.
Tính đến nay, ngành sản xuất của khu vực đồng euro đã giảm liên tục trong vòng 22 tháng, theo nghiên cứu của Markit. Ở Đức, nền kinh tế lớn nhất Châu Âu, chỉ số PMI tăng lên 49,5, sấp xỉ mức sàn 50, và là mức tăng cao nhất trong vòng 3 tháng qua. Tây Ban Nha và Hy Lạp cũng có mức tăng đáng kể. PMI của Tây Ban Nha đạt 48,1, cao nhất trong vòng 2 năm qua, còn Hy Lạp đạt 45,3, cao nhất trong vòng 23 tháng.
Tuy nhiên, ngành sản xuất vẫn chưa có nhiều dấu hiệu ổn định, do đó vẫn là trở ngại cho nền kinh tế. Khảo sát của Markit cũng cho thấy GDP của khu vực đồng euro có thể giảm 0,2% vào quý 2 của năm. Nếu giảm vào quý 2, có nghĩa khu vực đồng euro đã chứng kiến GDP sụt giảm trong 7 quý liên tiếp. Tổ chức OECD vừa qua giảm mức dự báo tăng trưởng kinh tế ở khu vực đồng euro. Theo đó, khu vực đồng euro sẽ giảm 0,6% trong năm nay, làm tăng khoảng cách giữa EU và các nền kinh tế vẫn có tăng trưởng khác là Nhật Bản và Hoa Kỳ.
OECD cho hay, khủng hoảng tiếp diễn tại Châu Âu sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế toàn cầu. OECD dự báo mức tăng trưởng của các nước thành viên (gồm 34 nước phát triển) 1,2% năm 2013 và 2,3% năm 2014. Trong khi đó, mức dự báo cho khu vực đồng euro chỉ 0,6% trong năm nay. Ngoài ra, dự báo tình trạng thất nghiệp tại khu vực tiếp tục tăng từ mức 12% hiện tại và sẽ không thay đổi vào năm 2014.
Ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) đang đứng trước áp lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho khu vực. Tháng 4, ECB đã phải đưa ra mức lãi suất 0,5% mức thấp kỷ lục. Kết quả của cuộc gặp gần đây nhất sẽ được công bố vào ngày hôm nay.