Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Ma-rốc

Vương quốc Ma-rốc (thủ đô là thành phố Rabat) nằm ở khu vực Bắc Phi, giáp biển Bắc Đại Tây Dương và Địa Trung hải, cạnh An-giê-ri và Tây Sahara. Ma-rốc có diện tích 458.730 km2, dân số 32,3 triệu người (năm 2012) trong đó 99% là người A-rập và Béc-be.

Về tôn giáo, đạo Hồi chiếm 98%, đạo Thiên chúa chiếm 1%. Ngôn ngữ chính thức là tiếng A-rập (quốc ngữ), ngoài ra tiếng Pháp và Tây Ban Nha được sử dụng rộng rãi. Đơn vị tiền tệ là đồng Dirham (1USD = 8,3619 Dirham, năm 2012). Quốc vương hiện nay là Mohammed VI, lên ngôi từ năm 1999 và Thủ tướng là ông Benkirane (nhậm chức ngày 29/11/2011).

Về đối ngoại, Ma-rốc là thành viên của Liên hiệp quốc và nhiều tổ chức quốc tế, khu vực như Khối Ả rập Maghreb (UMA), Phong trào không liên kết (NAM), Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), Nhóm G77, Liên đoàn A-rập (ACL), Tổ chức Hội nghị hồi giáo (OIC), Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF), v.v...

Trong lĩnh vực kinh tế, Ma-rốc có vị trí nằm gần châu Âu và chi phí lao động tương đối thấp, thuận lợi cho việc xây dựng một nền kinh tế theo hướng thị trường, mở và đa dạng. Những năm 80, Ma-rốc theo đuổi những biện pháp thắt lưng buộc bụng và cải cách theo yêu cầu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Từ khi lên ngôi năm 1999, Vua Mohammed VI đã chủ trương xây dựng một nền kinh tế ổn định với tốc độ tăng trưởng cao, lạm phát thấp và giảm dần nợ chính phủ. Những chiến lược phát triển công nghiệp và cải thiện cơ sở hạ tầng như xây dựng một cảng mới và thành lập khu vực tự do mậu dịch gần cảng Tanger đang giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của Ma-rốc. Những lĩnh vực xương sống của nền kinh tế là nông nghiệp, du lịch, công nghiệp sản xuất phốt phát, dệt may, máy móc và linh kiện điện tử.

Năm 2006, Ma-rốc đã ký FTA với Hoa Kỳ và là quốc gia châu Phi duy nhất ký với Mỹ một Hiệp định thương mại tự do. Năm 2008, Ma-rốc cũng đã ký Thỏa thuận về quy chế thương mại ưu đãi với EU. Mặc dù có những tiến bộ về kinh tế của Ma-rốc, nước này vẫn chịu tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói cao. Năm 2011, 2012, sự tăng giá dầu lửa, mặt hàng mà Chính phủ Ma-rốc gần như hoàn toàn phải nhập khẩu và trợ giá đã làm thâm hụt ngân sách quốc gia. Những thách thức về kinh tế - xã hội của Ma-rốc hiện nay là đấu tranh chống tham nhũng, giảm chi tiêu Chính phủ, cải cách hệ thống giáo dục và tư pháp, xây dựng các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao hơn và đa dạng hóa hơn.

Về tài nguyên, Ma-rốc có trữ lượng phốt phát lớn nhất thế giới với 54,5 tỷ tấn, (sản xuất khoảng 20 triệu tấn/năm, trong đó xuất khẩu 10 triệu tấn), ngoài ra có sắt, măng gan, chì, thiếc, muối.

Năm 2012, GDP đạt 97,17 tỷ USD, tăng trưởng GDP chỉ đạt 2,9% so với mục tiêu Chính phủ đề ra là 5% do giảm giá trị gia tăng trong lĩnh vực nông nghiệp. GDP bình quân đầu người khoảng 3.000 USD/năm. Tỷ lệ lạm phát là 1,4%.

Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chiếm 14,6%, công nghiệp 32,8% và dịch vụ 52,6%.

Về ngoại thương, năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu của Ma-rốc đạt 22,23 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm có phốt phát và phân bón, hàng dệt may, thực phẩm và đồ uống, khoáng sản, linh kiện điện tử, bán dẫn, sản phẩm dầu lửa, trái cây có múi, cá. Các nước nhập khẩu chính là Pháp, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Braxin, Mỹ.

Kim ngạch nhập khẩu của Ma-rốc năm 2012 là 42,49 tỷ USD. Mặt hàng nhập khẩu chính gồm dầu thô, trang thiết bị viễn thông, thực phẩm và đồ uống, hàng tiêu dùng, nhiên liệu, đồ điện. Các nước xuất khẩu chính là Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ. A-rập Xê-út, Trung Quốc, Ý và Nga.

Quan hệ Việt Nam - Ma-rốc

Việt Nam và Ma-rốc thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 27/3/1961. Tháng 3/2006, hai nước đã mở Đại sứ quán tại thủ đô của nhau. Quan hệ hai nước nhìn chung tốt đẹp. Hai bên đã tổ chức hai kỳ họp Uỷ ban Liên chính phủ và dự kiến tổ chức khoá họp lần thứ 3 tại Ma-rốc vào năm 2013.

Hai bên cũng đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao. Về phía Việt Nam có đoàn của Thứ trưởng Bộ Thương mại Đỗ Như Đính (2001), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Phú Bình (2002), Phó Chủ nhiệm Uỷ ban đối ngoại Quốc hội Nguyễn Ngọc Trân (2003), Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản Tạ Quang Ngọc (2004), Thủ tướng Phan Văn Khải (11/2004), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (12/2005), Thứ trưởng Bộ Thương mại Trần Đức Minh (năm 2006), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đào Việt Trung (3/2008) họp UBHH Việt Nam- Ma-rốc lần thứ nhất, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Lê Dương Quang (6/2008), Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu (7/2009), Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Quốc hội Hà Văn Hiền (12/2009), Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp (3/2011), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (6/2012).

Các đoàn Ma-rốc thăm Việt Nam gồm có Tổng Thư ký Bộ Ngoại giao và Hợp tác (2002), Chủ tịch Hạ viện (2003), Bộ trưởng Bộ Hải sản (2003), Bộ trưởng Đặc trách- Đặc phái viên của Vua Ma-rốc (năm 2005 và 2006), Thủ tướng Ma-rốc (11/2008), Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Hợp tác (vào dự Hội thảo Việt Nam- châu Phi lần 2 năm 2010 và dự cuộc Họp UBLCP hai nước tháng 5/2011).

Hai nước đã ký nhiều biên bản thoả thuận trong đó có Hiệp định thương mại (2001); Hiệp định khung hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học và kỹ thuật; Nghị định thư hợp tác giữa 2 Bộ Ngoại giao; Hiệp định về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ và đặc biệt; Bản ghi nhớ về hợp tác công nghiệp; Thỏa thuận hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Ma-rốc; Thỏa thuận hợp tác giữa VCCI với Tổng Liên đoàn giới chủ Ma-rốc (2004); Hiệp định hợp tác giữa Thông tấn xã Việt Nam và Hãng thông tấn A-rập Maghreb (MAP) của Ma-rốc (2008); Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam – Ma-rốc (2008); Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực du lịch (2012).

Trao đổi thương mại giữa hai nước những năm gần đây có sự tăng trưởng mạnh. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ma-rốc đã tăng gấp đôi so với năm 2011, đạt 81 triệu USD đưa Ma-rốc trở thành một trong 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là cà phê, điện thoại và linh kiện, hàng hải sản, tàu thuyền các loại, hạt điều, hạt tiêu, đĩa DVD, vải sợi các loại, hàng dệt may, lưới đánh cá, hàng rau quả, cao su, giày dép các loại, máy móc, thiết bị phụ tùng, linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy, v.v... Về nhập khẩu, kim ngạch không đáng kể, chỉ đạt 3,7 triệu USD. Việt Nam nhập khẩu từ Ma-rốc chủ yếu là máy vi tính, tân dược, phân DAP, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, v.v...

Mặt hàng xuất khẩu sang Ma-rốc năm 2012

Kim ngạch (USD)

1. Điện thoại các loại và linh kiện

36.806.588

2. Cà phê

13.679.232

3. Hàng hóa khác

11.427.500

4. Sản phẩm từ sắt thép

2.071.498

5. Hàng thủy sản

4.193.541

6. Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

762.297

7. Sản phẩm dệt, may

1.237.650

8. Giày dép các loại

1.017.548

9. Hạt tiêu

815.845

10. Sản phẩm từ chất dẻo

118.876

11. Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

269.278

12. Linh kiện và phụ tùng xe máy

294.976

13. Xơ, sợi dệt các loại

2.582.600

14. Vải các loại

1.919.594

15. Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện

188.892

16. Hóa chất

858.718

17. Cao su

715.425

18. Tàu thuyền các loại

2.793.136

Tổng cộng

81.753.194

Nguồn: Tổng cục Hải quan VN

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ma-rốc đã và đang có sự dịch chuyển theo hướng tích cực: Các mặt hàng nông sản xuất khẩu thô và qua khâu trung gian như hạt tiêu, cơm dừa đã giảm dần nhường chỗ cho hàng công nghiệp. Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực ngày càng đa dạng hơn, không chỉ bó hẹp vào một, hai mặt hàng như những năm trước đây. Điện thoại và linh kiện đã trở thành mặt hàng xuất khẩu số 1 (36,8 triệu USD) thay thế cho cà phê với mức tăng trưởng gấp 10 lần so với năm 2011. Nhóm hàng vải, xơ, sợi các loại vẫn duy trì được kim ngạch 4,5 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 13,6 triệu USD, tăng gấp đôi năm 2011. Mặc dù mới xuất hiện gần đây nhưng thuỷ sản chủ yếu là cá tra và tôm đông lạnh đang ngày càng có chỗ đứng tại thị trường này với kim ngạch đạt 4,1 triệu USD. Các sản phẩm từ sắt thép đạt kim ngạch 2 triệu USD, tăng 5 lần so với năm 2011. Năm 2012, Việt Nam xuất khẩu thêm mặt hàng tàu thuyền các loại với kim ngạch đạt 2,79 triệu USD.

Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, 3 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu sang Ma-rốc đạt 24,9 triệu USD, tăng 19% trong đó điện thoại di động và linh kiện đạt 15,7 triệu USD, cà phê 3,2 triệu USD, hàng hải sản 1,1 triệu USD.

Mặc dù có sự tăng trưởng mạnh song trao đổi thương mại song phương vẫn còn khiêm tốn chưa tương xứng với tiềm năng hai nước. Ma-rốc là một trong những quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh ở châu Phi, có tình hình chính trị ổn định. Hàng hoá của Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng địa phương biết đến và đánh giá cao. Ngoài ra, với lợi thế có cơ quan Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại, cùng với công tác thông tin, tuyên truyền tích cực của Nạp Tiền 188bet về tiềm năng xuất nhập khẩu của thị trường này, thời gian tới kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước có nhiều khả năng gia tăng.

Một số lưu ý khi kinh doanh tại thị trường Ma-rốc:

Ngôn ngữ

Mặc dù Marốc là một nước hội nhập sâu vào tiến trình toàn cầu hoá thế giới, song tiếng Pháp vẫn là ngôn ngữ chính thức trong chính quyền và giới kinh doanh, được sử dụng phổ biến do có quan hệ nhiều với Pháp, Bỉ, Thuỵ Sĩ, Canađa... Do vậy, việc sử dụng thành thạo tiếng Pháp là một thế mạnh chủ yếu đối với các nhà xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Ngôn ngữ sử dụng ở toà án là tiếng Ả rập, có nghĩa là việc khiếu kiện và các hành vi tố tụng được viết bằng tiếng Ả rập.

Trên các sản phẩm và bao bì, hàng hoá buộc phải viết bằng hai ngôn ngữ tiếng Ả rập và một ngôn ngữ khác (thường là tiếng Pháp).

Giao dịch bằng thư điện tử

Đối với các doanh nghiệp của Ma-rốc mới làm quen lần đầu, việc giao dịch bằng email thường ít đem lại kết quả, nhiều trường hợp không nhận được trả lời. Do vậy, đối với thư giới thiệu, nên viết bằng tiếng Pháp và gửi qua Fax.

Tiếp xúc trực tiếp

Cũng giống như phần lớn các nước Ả rập, tại Ma-rốc, việc tiếp xúc trực tiếp là rất quan trọng. Khó có thể tiến hành buôn bán hay ký kết hợp đồng mà không có trước các mối quan hệ thân thiết và hữu nghị. Do vậy, quan hệ trong công việc có đặc điểm gần giống như quan hệ bạn bè và nên có những buổi tiếp xúc công việc trong những bữa ăn trưa hoặc tối. Nếu có thể, doanh nghiệp nên đi khảo sát tìm hiểu thị trường, tham dự các Hội thảo, Hội chợ, gặp gỡ trực tiếp, giới thiệu sản phẩm, đàm phán giá cả trong giai đoạn đầu. Hàng năm, Ma-rốc tổ chức Triển lãm quốc tế nông nghiệp tại thành phố Meknès. Tại Triển lãm này, Ban tổ chức sẽ dành cho mỗi nước tham gia 01 gian hàng 18m2 miễn phí để trưng bày sản phẩm nông nghiệp của nước mình.

Đại lý thương mại

Việc sử dụng các đại lý thương mại Ma-rốc cũng có thể là sự lựa chọn đúng đắn mang tính chiến lược. Những trung gian (người được uỷ quyền, người môi giới mua bán, v.v...) biết rất rõ thị trường trong nước và thành thạo tiếng Ả rập có thể giúp tránh được mọi sự hiểu nhầm mà người nước ngoài chưa có kinh nghiệm có thể mắc phải.
Một số điều kiêng kị

Một số chủ đề nói chuyện cần tránh như liên quan đến Vua hoặc đạo Hồi vì người Ma-rốc sẽ xem đây là vấn đề tế nhị nhất. Người nước ngoài không nên ăn, uống nước hoặc hút thuốc công khai trong tháng nhịn ăn ban ngày Ramadan. Cũng cần nói thêm, trong thời gian diễn ra Ramadan (tháng 7-8), các hoạt động kinh tế thương bị chậm lại, các công sở chỉ làm việc đến 3 h chiều, hàng quán chỉ mở lại khi đêm xuống. Không nên mời người Ma-rốc đồ uống có cồn, giới thiệu sản phẩm làm từ thịt mà không có chứng nhận giết mổ gia súc theo quy định của Hồi giáo.

Một số địa chỉ hữu ích:

a/ Đại sứ quán Việt Nam tại Ma-rốc:

Địa chỉ: No 27, rue Mezzouda, Souissi, Rabat, Royaume du Ma-rốc

Tel: 00 212 5 37 65 92 56 ; Fax: 00 212 5 37 65 92 10

E-mail: [email protected]

b/ Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Casablanca, Ma-rốc:

Tham tán: Phạm Ngọc Cảnh

Địa chỉ: 240 Boulevard Zerktouni, 5è étage, Casablanca – Ma-rốc

Điện thoại: (212)3 5224-73723

Email: [email protected]

Fax: (212) 3 5222-70724

c/ Đại sứ quán Ma-rốc tại Việt Nam:

Số 9, phố Chu Văn An, Hà Nội, Việt Nam

Tel: 37 345586/87

Fax: 37 345589

E-mail: [email protected]

 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website