Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi
Nhu cầu nhập khẩu gạo của châu Phi
Theo Tổ chức Nông lương Liên Hiệp quốc (FAO), mức tiêu thụ gạo của châu Phi vào khoảng từ 24-24,5 triệu tấn/năm giai đoạn 2011-2013 và mức tiêu thụ bình quân tính theo đầu người là 22,1 kg/năm.
Với số dân hơn 1 tỷ người, nhu cầu tiêu thụ gạo ở châu Phi ngày càng lớn bởi sự tiện dụng của việc chế biến gạo so với kê và những loại ngũ cốc truyền thống khác cũng như do tỷ lệ đô thị hóa ngày càng tăng tại các nước trong khu vực này.
Mặt khác, giá gạo không còn quá cao so với thu nhập của đại bộ phận người dân châu Phi, vì vậy gạo trở thành thức ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Những nước có mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người cao nhất trong khu vực là Guinea Bissau (112kg/người/năm), Sierra Leon (88,6 kg/người/năm), Guinea (73 kg/người/năm) và Gabon (72 kg/người/năm).
Lúa chiếm 10% diện tích canh tác các loại ngũ cốc và đóng góp 15% sản lượng lương thực của châu Phi. Tuy nhiên, do sản xuất không đáp ứng được nhu cầu nên từ năm 2009 đến nay, châu Phi phải nhập khẩu từ 8 đến 10 triệu tấn gạo, trị giá từ 3,5 đến 5 tỷ USD trong đó chủ yếu là loại gạo 25% tấm. Đây là mặt hàng có giá trị thấp nên mặc dù lượng gạo nhập khẩu lớn nhưng chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn so với những loại hàng hóa có hàm lượng giá trị cao hơn như các sản phẩm tiêu dùng, máy móc thiết bị. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu gạo không cao, chỉ ở mức 2-3%/năm do phụ thuộc vào tình hình sản xuất lúa trong nước, đặc biệt là yếu tố thời tiết.
Các quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất châu Phi là Nigeria, Senegal, Côte d’Ivoire, Nam Phi, Ghana, Tanzania, Algeria, Cameroon, Guinea, v.v… Ngoại trừ hai nước nhập khẩu nhiều gạo đồ chất lượng cao là Nam Phi và Nigeria, các nước khác trong khu vực chủ yếu nhập khẩu loại gạo tấm có phẩm cấp và giá thành vừa phải. Riêng thị trường Nigeria đã chiếm 30% tổng lượng gạo nhập khẩu vào châu Phi, tiếp đến là Nam Phi (5%), Bờ Biển Ngà, Senegal (5%), Ghana (4%), v.v…
Các nước cung cấp gạo chính cho khu vực này là Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam và Mỹ, trong đó Thái Lan vẫn là nhà cung cấp gạo với khối lượng lớn nhất và chủng loại đa dạng.
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi
Năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu mặt hàng gạo sang 30 trên tổng số 55 nước châu Phi (giảm 2 thị trường so với năm 2011) với kim ngạch 763,3 triệu USD, tăng 2% so với năm trước đó. Gạo tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu số 1 của nước ta tại khu vực này, chiếm 30% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi và chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thế giới.
Những thị trường nhập khẩu gạo nhiều nhất của Việt Nam ở châu Phi gồm có Bờ Biển Ngà (203,4 triệu USD), Ghana (149,6 triệu USD), Senegal (66 triệu USD), Angola (54,6 triệu USD), Cameroon (43,9 triệu USD), Algeria (35,6 triệu USD), Mozambique (32,5 triệu USD), Kenya (31,2 triệu USD), Tanzania (26 triệu USD), Guinea (22,8 triệu USD), Nam Phi (17,2 triệu USD), Nigeria (16,9 triệu USD), Liberia (11,4 triệu USD), Gabon (10,75 triệu USD), v.v…
Khó khăn lớn nhất trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường châu Phi chính là khâu thanh toán. Do năng lực tài chính có hạn nên nhà nhập khẩu châu Phi thường đề nghị mua gạo trả chậm từ 30 đến 90 ngày, hình thức CIF (giao hàng tại cảng đến) và không mở L/C (do chi phí cao). Một trở ngại nữa là doanh nghiệp hai bên thường thiếu thông tin về thị trường, đối tác của nhau. Vì vậy, để tránh rủi ro, các doanh nghiệp Việt Nam thường xuất khẩu qua các công ty trung gian quốc tế. Điều này làm cho giá gạo xuất khẩu Việt Nam đội lên, làm giảm tính cạnh tranh và đôi khi thương hiệu gạo Việt Nam không được người tiêu dùng địa phương biết đến.
2 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu gạo sang một số thị trường lớn là Bờ Biển Ngà, Ghana và Senegal gặp nhiều khó khăn, kim ngạch giảm mạnh. Tại khu vực thị trường này, gạo Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của gạo giá rẻ Ấn Độ và Thái Lan (chủ yếu là gạo tồn kho). Nếu giá bán gạo Việt Nam bằng với giá gạo Ấn Độ thì cũng khó cạnh tranh vì khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và châu Phi xa hơn, dẫn đến chi phí vận chuyển cao hơn.
Nhằm giành lại thị trường và ngôi vị xuất khẩu gạo số 1 thế giới, Thái Lan vừa thông báo đẩy mạnh việc bán gạo tồn kho và có thể áp dụng các biện pháp linh hoạt như hạ giá xuất khẩu, bán trả chậm, v.v… điều này có nguy cơ dẫn đến tình trạng giá gạo tiếp tục giảm.
Mặt khác, lượng gạo dự trữ của châu Phi từ năm ngoái vẫn còn tương đối lớn nên nhu cầu mua gạo giảm và việc nhập khẩu sẽ chậm hơn nhất là những tháng đầu năm. Bên cạnh đó, để bảo đảm an ninh lương thực, nhiều quốc gia châu Phi đẩy mạnh việc triển khai các chương trình tự túc lương thực, trong đó có việc tập trung phát triển trồng lúa nước.
Một số biện pháp hỗ trợ xuất khẩu gạo sang châu Phi
Để hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào châu Phi, thời gian qua, Nạp Tiền 188bet đã tổ chức các đoàn nghiên cứu chính sách và xúc tiến thương mại tại nhiều nước như Bờ Biển Ngà, Senegal, Cameroun, Ghana, Nigeria, Algeria, v.v... nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên tiếp xúc trực tiếp. Năm 2009, Bộ đã phối hợp với Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) và Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) tổ chức Cuộc gặp bên mua/bên bán về gạo tại thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của nhiều đại biểu đến từ châu Phi nhằm tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Bộ cũng tích cực đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về nhu cầu nhập khẩu gạo của thị trường châu Phi, cơ chế nhập khẩu mặt hàng này trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Việt Nam và Ghi-nê ký Bản ghi nhớ về thương mại gạo tại Hà Nội (tháng 3/2013)
Năm 2011/2012, Nạp Tiền 188bet đã gửi thư đến Bộ Thương mại các nước châu Phi có nhu cầu nhập khẩu gạo để đề xuất đàm phán và ký Bản ghi nhớ (MOU) về thương mại gạo nhằm giúp gạo Việt Nam có đầu ra ổn định, tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp mặt hàng này đồng thời tránh được sự cạnh tranh từ gạo của các nước xuất khẩu khác. Tháng 6/2011, Nạp Tiền 188bet đã ký MOU về cung cấp gạo cho Cộng hoà Sierra Leone. Gần đây nhất, tháng 3/2013, đoàn Bộ trưởng Thương mại Ghi-nê đã vào Việt Nam ký MOU về gạo theo đó Việt Nam cung cấp cho Ghi-nê gần 1 triệu tấn gạo, thời gian từ 2013 đến 2015.
Để góp phần tháo gỡ khó khăn trong khâu thanh toán xuất nhập khẩu, tháng 1/2013, Nạp Tiền 188bet , Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) và Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) tổ chức Cuộc gặp giữa các ngân hàng Việt Nam, Lào, Campuchia và châu Phi tại Hà Nội. Đây là dịp để ngân hàng các bên tăng cường khả năng hợp tác, xác định nhu cầu của doanh nghiệp và hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu một cách hiệu quả hơn.