Thông cáo chung về thảm họa ngành may tại Bangladesh giữa Cao ủy Thương mại Karel Degucht và Bộ trưởng Ngoại giao Bangladesh Dr. Dipu Moni
Chúng tôi đề nghị phải có cách thức để đạt được sự gắn kết sâu sắc hơn đối với tất cả các khu vực trong chuỗi giá trị toàn cầu, gồm có những người mua toàn cầu, các nhãn hiệu, các chính phủ và người tiêu dùng để cùng nhau hợp tác tăng cường quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu một cách có trách nhiệm, có đạo đức và công bằng. Chúng tôi đề cập tới nghị quyết của Nghị viện Châu Âu được thông qua vào ngày 23 tháng 5 năm 2013.
Chúng tôi nhận thấy chương trình ưu đãi thương mại của EU “Tất cả trừ vũ khí” đã có vai trò quan trọng trong tăng trưởng xuất khẩu từ Bangladesh vào EU, khiến EU trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Bangladesh, từ đó đã có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế, việc làm, mức tăng thu nhập, đặc biệt là quyền lợi của phụ nữ, và quan trọng hơn cả là xóa đói giảm nghèo ở Bangladesh. Do đó, chúng tôi cam kết sẽ đảm bảo chương trình “Tất cả trừ vũ khí” sẽ đem lại lợi ích cho Bangladesh thông qua những hành động cụ thể để cải thiện sức khỏe, các tiêu chuẩn an toàn lao động đối với ngành may mặc sẵn định hướng xuất khẩu của Bangladesh. Chúng tôi kêu gọi các nhà nhập khẩu, đặc biệt là các công ty Châu Âu tiếp tục tham gia và làm việc với EU và Bangladesh để hỗ trợ và thúc đẩy các chuỗi cung ứng có trách nhiệm xã hội.
Chúng tôi nhận thấy rằng, việc thông qua Tuyên bố chung bởi Ba bên (chính phủ, chủ doanh nghiệp, công nhân) với ILO vào ngày 4/5/2013 là bước khởi đầu có giá trị to lớn trong việc tăng cường nỗ lực cải thiện sức khỏe và an toàn lao động ở ngành may mặc sẵn. Chúng tôi cũng hy vọng chính phủ Bangladesh sẽ sớm thông qua việc sửa đổi Luật Lao động hiện hành.