Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng trưởng kinh tế khu vực Mỹ Latinh và Caribe năm 2014 và dự báo cho năm 2015

Kể từ năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực Mỹ Latinh và Caribe đã chậm lại. Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, tăng trưởng GDP của các nước trong khu vực đạt từ 1% đến 1,5% trong năm 2014 (con số này đạt trung bình 2,5% trong năm 2013 và 2,9% trong năm 2012), và sẽ phục hồi nhẹ ở mức từ 2% đến 2,5% trong năm 2015.

Cùng với một số bất ổn của các chính sách trong nước, các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới tăng trưởng chậm trong năm 2014 của các quốc gia trong khu vực có thể kể đến việc giá các nguyên liệu thô giảm chủ yếu do suy thoái kinh tế của Trung Quốc, đặc biệt là giá khoáng sản và kim loại, chi tiêu của khu vực tư nhân bị thắt chặt và triển vọng thấp hơn trong việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.

Tăng trưởng kinh tế của khu vực chậm lại so với các dự báo được đưa ra trước đó chủ yếu do sự tăng trưởng chậm chạp của các quốc gia Nam Mỹ, mặc dù ở phía khác, nền kinh tế Mexico đã bắt đầu phục hồi trở lại với mức tăng trưởng khoảng 2,5% năm 2014. Các quốc gia dẫn đầu trong khu vực năm vừa qua về tốc độ tăng trưởng GDP, trong khoảng từ 4% đến 7%, lần lượt là Bolivia, Colombia, Costa Rica, Ecuador, Panama, Peru và Cộng hòa Dominica. Các quốc gia có mức tăng trưởng thấp hơn nhiều so với dự báo của IMF đưa ra vào hồi tháng 4 là Argentina, Brasil (dự kiến thấp hơn 1%), Chile, Peru và Venezuela, trong đó Argentina và Venezuela dự kiến ghi nhận mức tăng trưởng âm. Mexico, Trung Mỹ và một phần Caribe đã được hưởng lợi từ sự phục hồi của nền kinh tế Hoa Kỳ, nhưng phần còn lại của khu vực có thể tiếp tục phải chịu tác động của những biến động tài chính mạnh mẽ, bao gồm cả việc lãi suất của Hoa Kỳ bất ngờ tăng nhanh.

Trước bối cảnh tăng trưởng kinh tế suy giảm trong ngắn hạn, Chính phủ các nước phải tiến hành các cải cách dài hạn, trong đó tập trung vào cải cách cơ cấu nhằm tăng năng suất và tăng trưởng tiềm năng. Mặc dù có sự khác biệt giữa mục tiêu ưu tiên của các quốc gia nhưng nhìn chung các chính sách đều hướng tới việc cải thiện môi trường kinh doanh, củng cố hệ thống giáo dục và hướng nghiệp và chuyển các nguồn ngân sách vốn đã khan hiếm sang các nhu cầu về cơ sở hạ tầng quan trọng. Đồng thời, chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái linh hoạt tiếp tục được sử dụng như những công cụ thích hợp nhất để đối phó với những biến động theo chu kỳ. Một số nền kinh tế có khả năng hạn chế hoặc có tài chính công yếu được khuyến cáo không nên dùng các biện pháp kích thích kinh tế.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website