Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Senegal

Thực hiện chương trình XTTM năm 2020 đã được Nạp Tiền 188bet phê duyệt, Thương vụ Việt Nam tại Algeria đã tổ chức chuyến công tác tại thị trường kiêm nhiệm Senegal từ ngày 8-14/3/2020 nhân dịp Đại sứ Nguyễn Thành Vinh trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Senegal Macky Sall.

Trong thời gian ở Senegal, Thương vụ đã có các buổi làm việc với Bộ Thương mại và Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Phòng Thương mại, Công nghiệp và Nông nghiệp thủ đô Dakar, Cục Xúc tiến Thương mại, Ngân hàng Công Thương và Tòa án thương mại Senegal nhằm tăng cường hợp tác thương mại giữa hai nước và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm, thẩm tra đối tác.

Đoàn công tác Việt Nam chụp ảnh trước Phòng Thương mại, Công nghiệp và Nông nghiệp thủ đô Dakar, Senegal

Tại buổi tiếp Đại sứ Nguyễn Thành Vinh và Tham tán Thương mại Việt Nam Hoàng Đức Nhuận, bà Aminata Assome Diatta, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Senegal cho biết sẽ phối hợp với các bộ Công nghiệp và Ngoại giao nước này sớm có ý kiến trả lời về nội dung Bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác thương mại và công nghiệp mà phía Việt Nam đã trao cho Bạn từ năm 2017. Phía Senegal cũng bày tỏ mong muốn đàm phán, ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác đầu tư và kinh doanh tại thị trường của nhau.

Bà Aminata Assome Diatta, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Senegal tiếp đoàn Việt Nam

Bạn cũng mong muốn Việt Nam chia sẻ về kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế, về các hiệp định tự do mậu dịch (FTA) giữa Việt Nam với những đối tác lớn trên thế giới; kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Senegal, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến nông sản như hạt điều, trái cây, sản xuất lúa, dịch vụ viễn thông; hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực kiểm định hàng hóa…

Nhân dịp này, hai bên nhất trí cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sang đầu tư, kinh doanh tại thị trường của nhau thông qua việc tổ chức các đoàn XTTM, tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế lớn như Vietnam Expo, Vietnam Food Expo, Foire internationale de Dakar…; Tích cực tham gia các hoạt động hợp tác thương mại liên vùng trong khuôn khổ chương trình hợp tác Nam-Nam của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF); Phát huy vai trò của các cơ quan XTTM, Thương vụ trong việc hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp...

Tại buổi làm việc với ông Mbaye Chimere NDIAYE, Tổng thư ký Phòng Thương mại, Công nghiệp và Nông nghiệp Dakar, hai bên đã trao đổi về tình hình hợp tác thương mại song phương, các mặt hàng có tiềm năng xuất nhập khẩu, danh sách hội chợ - triển lãm quốc tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu uy tín của hai nước và công tác phối hợp xác minh đối tác giúp doanh nghiệp Việt Nam. Ông Mbaye Chimere NDIAYE mong muốn tới đây sẽ cùng với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cụ thể hóa những nội dung trong Thỏa thuận hợp tác giữa hai Phòng TM và CN đã ký kết năm 2012.

Cũng trong thời gian ở Senegal, Tham tán Thương mại Việt Nam đã có buổi làm việc với Cục trưởng Cục XTTM Senegal để trao đổi danh sách doanh nghiệp xuất nhập khẩu uy tín; làm việc với đại diện Ngân hàng Công Thương Senegal (BICIS) và Bộ phận đăng ký kinh doanh của Tòa án Thương mại Senegal để xác minh khách hàng giúp doanh nghiệp Việt Nam; đi khảo sát hệ thống siêu thị, chợ truyền thống...

Phía Senegal cho biết, để phòng tránh hiện tượng lừa đảo qua mạng internet, doanh nghiệp Việt Nam cần liên hệ với Bộ phận đăng ký kinh doanh của Phòng Thương mại, Công nghiệp và Nông nghiệp Dakar và của Tòa thương mại Senegal trước khi tiến hành giao dịch.

Hệ thống phân phối hàng hóa của Senegal rất phát triển với nhiều siêu thị như Auchan, Carrefour, Casino... Hiện tại, gạo do Senegal sản xuất đã được bày bán với số lượng lớn tại các siêu thị bên cạnh gạo của Thái Lan và Ấn Độ. Hàng hóa Việt Nam ở đây còn rất ít, chủ yếu là hạt tiêu, bánh tráng, nước mắm phục vụ các nhà hàng châu Á. Gạo nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu dành cho dân nghèo ở các vùng xa thủ đô. Phần lớn gạo nhập khẩu vào Senegal là gạo tấm do giá thấp và do thói quen ăn gạo này có từ thời Pháp thuộc.

Tiềm năng thị trường

Senegal là một thị trường có nhiều tiềm năng với hàng hóa Việt Nam. Đây là quốc gia Tây Phi ổn định về chính trị nhất trong khu vực, có nền kinh tế mở, là nơi đặt trụ sở Ngân hàng Trung ương các quốc gia Tây Phi, có cảng biển quốc tế Dakar và hệ thống đường sắt, là nơi trung chuyển hàng hóa trong vùng. Senegal là thành viên của Liên minh kinh tế-tiền tệ Tây Phi (UEMOA) gồm 8 quốc gia nói tiếng Pháp và Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) gồm 15 nước có biểu thuế nội khối ở mức 0%. Senegal là một trong số các nước châu Phi có tỷ lệ tăng trưởng GDP cao với tỷ lệ 6,7% năm 2018 và 6% năm 2019. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), GDP của Senegal năm 2019 đạt 23,9 tỷ USD, GDP bình quân đầu người là 1428 USD. Thâm nhập thị trường này, hàng hóa Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu 16 triệu người tiêu dùng Senegal mà còn có cơ hội cung cấp cho các nước khác trong khối, nhất là các quốc gia láng giềng như Mali, Guinea Bissau, CH Guinea và Mauritania.

Mặc dù thực hiện chính sách tự cấp lương thực từ nhiều năm nay song Senegal chưa thể đáp ứng được nhu cầu về gạo trong nước, mỗi năm vẫn phải nhập khẩu từ 700-900 nghìn tấn. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Senegal đạt 52,56 triệu USD (trong đó riêng gạo chiếm 32 triệu USD), tăng 103% so với cùng kỳ 2018 và kim ngạch nhập khẩu đạt 15 triệu USD, giảm 50%. Trong 2 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường này đạt 3,5 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2019. Bên cạnh mặt hàng gạo, Việt Nam còn có nhiều tiềm năng thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm dệt may, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc, linh kiện phụ tùng xe máy, sắt thép các loại, hạt tiêu, tinh bột sắn, sản phẩm bằng cao su, máy nông nghiệp…Về nhập khẩu, Việt Nam mua của Sénégal các mặt hàng bông, điều thô, hải sản, thức ăn gia súc phục vụ sản xuất, chế biến trong nước và xuất khẩu.

Ngoài thương mại hàng hóa thông thường, “Kế hoạch Senegal nổi lên” giai đoạn hai do Tổng thống đương nhiệm Macky Sall khởi xướng từ năm 2014 nhằm đưa Senegal trở thành một nền kinh tế mới nổi vào năm 2035, đang mở ra nhiều cơ hội về đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực chế biến nông sản (bông, điều, xoài), khai thác mỏ (vàng, dầu khí). Việc phát hiện ra dầu lửa ngoài khơi và dự kiến đi vào khai thác năm 2021 sẽ mang lại nguồn lợi kinh tế quan trọng cho quốc gia Tây Phi này.

Senegal đang tích cực triển khai nhiều biện pháp cải cách và mở cửa nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tăng cường đào tạo nguồn nhân công chất lượng cao, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài thông qua những ưu đãi về thuế mà nước này được hưởng khi xuất khẩu sang Liên minh kinh tế tiền tệ Tây Phi (UEMOA), Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), EU và thị trường Hoa Kỳ./.

Tiềm năng xuất khẩu gạo sang thị trường Senegal

Theo Hiệp hội nông lương Liên hiệp quốc (FAO), năm 2019, Senegal nhập khẩu khoảng 1,5 triệu tấn gạo, tăng 15% so với năm 2018 do sản lượng lúa tại thung lũng sông Senegal không được tốt, giảm khoảng 100 000 tấn.

Năm 2019, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Senegal tăng mạnh so với năm 2018, tuy nhiên, giá gạo sụt giảm. Cụ thể, xuất khẩu gạo Senegal đạt 96.665 tấn, kim ngạch đạt 32.620.273 USD, tăng 13,1 lần về lượng và gấp 10,2 lần về giá trị. Trên thị trường này, gạo Việt Nam phải cạnh tranh với gạo của Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Trung Quốc, Braxin, Áchentina, Uruguay, Hoa Kỳ, Malaisia và Campuchia.

Từ 1995, Senegal xóa bỏ độc quyền nhập khẩu gạo của công ty Nhà nước và tự do hóa hoàn toàn việc nhập khẩu loại lương thực này. Do luôn bị hạn hán đe dọa nên sản xuất lương thực của Senegal chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu trong nước. Mỗi năm, nước này vẫn phải nhập khẩu từ 700.000 đến 800.000 tấn gạo trong đó hơn 90% là gạo tấm. Người dân Senegal chuộng gạo tấm vì ngoài yếu tố giá rẻ, thì đây còn là thói quen có từ thời thuộc Pháp. Trước đây, người Pháp dành cho dân Senegal gạo tấm từ những nước Đông Dương. Để thanh toán loại lương thực này, khi đó Senegal phải độc canh cây lạc nhằm cung cấp dầu cho các nhà máy ở Marseille và Bordeaux. Sau khi giành độc lập năm 1960, hệ thống này đã ngừng lại song Senegal vẫn phụ thuộc vào gạo nhập khẩu. Mặc dù Chính phủ Senegal đã nỗ lực triển khai chương trình phát triển lúa nước nhằm tiến tới tự túc lương thực vào năm 2017, nhưng mục tiêu này đến nay chưa thực hiện được. Do chi phí sản xuất lúa cao, trên thị trường nội địa, giá gạo tấm nhập khẩu đôi khi rẻ hơn 2 lần so với gạo địa phương.

Tại Senegal, gạo, kê, lúa miến và ngô là những thức ăn cơ bản của các hộ gia đình. Đỗ lạc cũng là nguồn protein quan trọng và là cây trồng mang lại lợi nhuận cao. Gạo nhập khẩu được tiêu thụ hàng ngày bởi đại đa số người dân, đặc biệt là tại các trung tâm đô thị ở thủ đô Dakar và thành phố Touba. Gạo địa phương chủ yếu được sản xuất ở thung lũng sông Sénégal.

Dự báo năm 2020, nhu cầu nhập khẩu gạo của Senegal nói riêng và châu Phi nói chung vẫn ở mức cao do tháng hai vừa qua, đại dịch châu chấu bùng phát ở Đông Phi phá hoại mùa màng, thêm vào đó là dịch Covid-19 dẫn đến tâm lý người dân tăng cường tích trữ lương thực, thực phẩm trong đó có gạo. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, nhu cầu gạo của châu Phi năm 2020 ước khoảng 15,7 triệu tấn trong đó Senegal có thể phải nhập khẩu 1,3 triệu tấn.

Senegal là thành viên Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) thành lập năm 1975 (gồm 15 quốc gia Bénin, Burkina Faso, Cap vert, Côte- d’Ivoire, Gambia, Ghana, Guinée Bissau, Libéria, Mali, Niger, Nigéria, Cộng hòa Guinée, Sénégal, Sierra Léone và Togo).

ECOWAS có Biểu thuế quan đối ngoại chung (TEC) áp dụng kể từ ngày 1/1/2015 đối với các nước không phải là thành viên.

Các loại thuế nhập khẩu thóc gạo trong khuôn khổ TEC bao gồm: Thuế hải quan (10% với gạo và 5% với thóc); Phí thống kê (1%); Thuế hội nhập cộng đồng (0,5%). Ngoài ra còn có loại thuế VAT áp dụng tùy theo quốc gia.
Tại Senegal, ngoài các loại thuế kể trên còn có Thuế cho Hội đồng các chủ hàng (COSEC) là 0,2%. Thuế VAT được áp dụng ở một mức duy nhất là 18%. Nếu gộp các loại thuế, có thể tính như sau:

- Đối với thóc, thóc giống: Thuế nhập khẩu là 7,7%, thuế VAT là 18%.

- Đối với gạo trắng, gạo lức: Thuế nhập khẩu là 12,7%, thuế VAT là 18%.

- Đối với gạo tấm: Thuế nhập khẩu là 12,7% đối, thuế VAT là 18%.

- Các loại gạo khác: Thuế nhập khẩu là 12,7% đối, thuế VAT là 18%.

 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website