Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những điểm sáng trong quan hệ thương mại đầu tư Việt Nam - Ấn Độ năm 2012

Năm 2012 đã khép lại với nhiều điểm sáng trong quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam-Ấn Độ và luôn là một trong những trụ cột quan trọng của hợp tác đối tác chiến lược giữa hai nước.

Xuất khẩu tăng cao, nhập khẩu giảm mạnh

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 11/2012, kim ngạch thương mại song phương đạt 3,572 tỷ USD, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2011. Xuất khẩu trong kỳ đạt 1,628 tỷ USD tăng 14,9% và đã vượt qua giá trị xuất khẩu của cả năm 2011 là 1,553 tỷ USD. Nhập khẩu đạt 1,944 tỷ USD giảm 5,8%. Mức thâm hụt thương mại tiếp tục xu hướng giảm với mức thâm hụt trong 11 tháng chỉ là 317 triệu USD, giảm 51% so với cùng kỳ năm. Như vậy, ước tính kim ngạch xuất khẩu trong cả năm sang thị trường này đạt khoảng 1,776 tỷ USD tăng 16%, nhập khẩu đạt 2,121 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ.

Trong số 23 nhóm hàng xuất khẩu được thống kê, có tới 15 mặt hàng có giá trị kim ngạch tăng trưởng. Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị tăng trưởng cao gồm có cao su 112%, máy vi tính 70%, gỗ và sản phẩm gỗ 52%, điện thoại di động 31%... 05 nhóm hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong kỳ gồm có: điện thoại các loại và linh kiện 444 triệu USD, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 224 triệu USD, cao su thiên nhiên 188 triệu USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 142 triệu USD, cà phê 53 triệu USD. Chỉ tính riêng 05 nhóm hàng này, giá trị kim ngạch xuất khẩu đã chiếm 64,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó 03 nhóm hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao là điện thoại, máy móc thiết bị và sản phẩm điện tử chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu đã góp phần tăng tính bền vững của kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường này. Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu trong kỳ đều có kim ngạch tăng trưởng, đã góp phần đưa tỉ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng xuất khẩu đạt 21,7% so với mức 15,6% của cùng kỳ năm trước.

Trong số các mặt hàng xuất khẩu có giá trị xuất khẩu giảm thì nhóm hàng quặng, khoáng sản khác và sắt thép có mức sụt giảm mạnh nhất khi chỉ đạt tương ứng 1,17 triệu USD và 36,5 triệu USD (giảm 95% và 68%) do nhu cầu nhập khẩu của thị trường giảm.

Về nhập khẩu chỉ, có 15/33 nhóm hàng được thống kê có giá trị kim ngạch tăng trưởng. Ngô, phân bón các loại, hóa chất là những nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao nhất với các mức tăng tương ứng là 128%, 34% và 30%. 05 nhóm hàng nhập khẩu có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong kỳ gồm có ngô hạt 303 triệu USD, thức ăn gia súc và nguyên liệu 232 triệu USD, dược phẩm 213 triệu USD, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác 109 triệu USD, chất dẻo nguyên liệu 101 triệu USD. Đây cũng chính là những mặt hàng nhập khẩu chủ lực của ta từ thị trường này trong thời gian vừa qua.

Hoạt động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh

Có thể thấy trong năm 2012, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại đã được tổ chức tại ở cả Việt Nam và Ấn Độ. Hàng chục buổi hội thảo giới thiệu thị trường Ấn Độ và Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ đã được tổ chức tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước nhằm cung cấp những thông tin thị trường cập nhật tới đông đảo cộng động doanh nghiệp nước ta. Nhiều đoàn doanh nghiệp Ấn Độ đã trực tiếp vào Việt Nam tìm kiếm đối tác và cơ hội đầu tư. Không chỉ có doanh nghiệp Ấn Độ, doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tích cực chủ động thâm nhập thị trường, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường Ấn Độ trong năm 2012 thông qua việc tham dự Hội chợ thương mại ASEAN-Ấn Độ, tham gia đoàn giao thương, xúc tiến thương mại tại các thành phố Kolkata và New Delhi, v.v…

Việt Nam – đang trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn

Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến ngày càng hấp dẫn cho các nhà đầu tư của Ấn Độ. Chỉ riêng trong năm 2012, Việt Nam đã đón nhận thêm 10 dự án mới với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 19,35 triệu USD và đứng thứ 22 trong tổng số 55 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào nước ta trong năm nay. Nếu tính lũy kế các dự án đầu tư của Ấn Độ còn hiệu lực đến hết năm 2012, thì tổng vốn đầu tư của Ấn ộ vào nước ta hiện là 252,35 triệu USD, đứng thứ 30 trong tổng số 98 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào nước ta. Hoạt động đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư Ấn Độ tại Việt Nam diễn ra tập trung ở các ngành công nghiệp, dịch vụ, chế biến nông sản với một số dự án tiêu biểu như nhà máy Cà phê hòa tan Ấn Độ tại Đăk Lăk, nhà máy Chế tạo bột than đen tại Vũng Tàu, Nhà máy Chế biến thức ăn gia cầm tại Tây Ninh, v.v...

Cùng hội nhập hệ thống kinh tế đa phương

Việt Nam đã tích cực hội nhập vào hệ thống kinh tế đa phương, như việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và tham gia các thỏa thuận kinh tế khu vực (ASEAN và ASEAN+, v.v...). Những động thái đó đã đem lại môi trường kinh doanh thân thiện và cởi mở hơn cho các công ty nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp đầu tư Ấn Độ nói riêng.

Trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, ngoài quan hệ song phương, Việt Nam và Ấn Độ còn tích cực hợp tác trong khuôn khổ đa phương như ASEAN-Ấn Độ, ASEAN+6, hợp tác với Ấn Độ trong khuôn khổ sông Mê Công-sông Hằng và tại diễn đàn WTO. Gần đây nhất tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN- Ấn Độ, ngày 19 tháng 12 năm 2012, Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet nước ta đã cùng các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Ấn Độ tập trung thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại giữa các Bên cũng như cùng rà soát và thống nhất những nội dung còn lại trong đàm phán Hiệp định thương mại dịch vụ và Hiệp định đầu tư ASEAN-Ấn Độ trong khuôn khổ Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA). Các Bộ trưởng đánh giá cao những tiến bộ đã đạt được và nhất trí sẽ báo cáo để các Nhà Lãnh đạo ASEAN và Ấn Độ xem xét, tuyên bố việc hai Bên đã kết thúc đàm phán thành công hai Hiệp định trên, hoàn thành chỉ đạo của các Nhà Lãnh đạo tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ấn Độ tại Phnom Penh, tháng 11 năm 2012 vừa qua. Việc kết thúc đàm phán hai Hiệp định trên sẽ hoàn tất 3 nội dung cơ bản (hàng hoá (đã ký năm 2010), dịch vụ và đầu tư nhằm thực hiện Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA).

Có thể nói trong thời gian qua, quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ đã phát triển toàn diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học, giáo dục, quốc phòng ở cả cấp độ song phương, khu vực và thế giới. Trong tương lai, với những nền tảng vững chắc đã và đang được xây dựng, quan hệ giữa hai nước sẽ còn tiếp tục được củng cố và phát triển hơn nữa, góp phần cụ thể hóa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam- Ấn Độ đã được Lãnh đạo cấp cao hai nước thiết lập vào năm 2007.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website