Một số nét về mặt hàng gạo tại khu vực Tây Phi
Ở khu vực Tây Phi, mặt hàng gạo có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong hơn 20 năm qua. Chính phủ các nước khu vực Tây Phi đã có nhiều chính sách và chương trình phát triển ngành lúa gạo, đã đạt nhiều kết quả khả quan về diện tích gieo trồng và vấn đề thâm canh tăng năng suất. Tuy nhiên, sản lượng lúa gạo sản xuất hàng năm mới đáp ứng khoảng 60% nhu cầu nên lượng gạo nhập khẩu khu vực Tây Phi tăng liên tục trong nhiều năm qua. Hiện nay, khu vực Tây Phi là khu vực nhập khẩu gạo lớn nhất, chiếm khoảng 20%/ lượng gạo nhập khẩu trên toàn thế gới.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, lượng gạo tiêu thụ tại khu vực Tây Phi tăng bình quân khoảng 4,6% trong suốt giai đoạn từ 1990 đến 2011; mức tiêu thụ gạo tại các nước cụ thể như sau:
Đơn vị tính : Ngàn tấn
Nước | Bình quân giai đoạn 1989-1991 | Bình quân giai đoạn 2009 -2011 | Tăng trưởng %/ năm |
Cả khu vực Tây Phi | 5.585 | 12.625 | 4,6 |
Benin | 43 | 248 | 10,3 |
Burkina Faso | 95 | 325 | 7,1 |
Bờ Biển Ngà | 642 | 1.247 | 3,8 |
Gambie | 85 | 134 | 2,7 |
Gha na | 183 | 533 | 6,1 |
Ghi nê | 433 | 1080 | 5,2 |
Ghi nê Bit –sao | 139 | 192 | 1,8 |
Liberia | 205 | 343 | 2,9 |
Mali | 256 | 1.110 | 2,9 |
Mauritani | 83 | 142 | 3,0 |
Niger | 47 | 265 | 10,1 |
Nigeria | 2.467 | 5.300 | 4,3 |
Senegal | 501 | 999 | 3,9 |
Sierra Leone | 344 | 551 | 2,7 |
Togo | 64 | 155 | 5,1 |
Nguồn : USDA
Cũng theo USDA, nguyên nhân của việc tăng trưởng mức tiêu gạo như bảng trên là do: Tăng dân số ( 3%) và tăng mức tiêu thụ bình quân trên đầu người (2%). Trong khi đó sản lượng lúa gạo sản xuất khu vực này chỉ tăng gần 3% /năm; 2/3 sản lượng tăng là do việc tăng diện tích gieo trồng mang lại; năng suất gần như không thay đổi trong cả một quá trình dài ( xoay quang mức 1,5 tấn /ha ) nên khoảng cách về năng suất/ha giữa khu vực Tây Phi so với bình quân chung của thế giới nhau càng lớn. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến nay, do áp dụng kĩ thuật gieo trồng mới và tiên tiến nên năng suất đã cải thiện phần nào (hiện nay đạt khoảng 2,0 – 2,1 tấn /ha).
Do sản xuất chỉ đáp ứng được 60% nên 40% còn lại phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ thị trường thế giới. Lượng gạo nhập khẩu của khu vực Tây Phi tăng mạnh trong gần 2 thập kỉ qua, tăng bình quân khoảng 6,5% /năm; đưa số lượng gạo nhập khẩu từ mức chưa đến 2 triệu tấn/năm trong những năm đầu thập kỉ 90 lên mức 8 triệu tấn năm 2012. Hiện nay, lượng gạo nhập khẩu của khu vực Tây Phi chiếm gần 70% lượng nhập khẩu ngũ cốc toàn khu vưc Nam Sahara và 20% lương nhập khẩu gạo toàn thế giới. Xu hướng này là xu thế chung của cả vùng Tây Phi, tuy tỷ trọng của từng nước có khác nhau, trong đó Senegal, Nigeria và Bờ Biển Ngà chiếm tỉ trọng chi phối toàn khu vực.
Lượng gạo nhập khẩu của các nước trong khu vực cụ thể như sau:
Đơn vị tính : Ngàn tấn
Nước | Bình quân giai đoạn 1989-1991 | Bình quân giai đoạn 2009 -2011 | Tăng trưởng %/ năm |
Cả khu vực Tây Phi | 1.613 | 5.364 | 6,5 |
Benin | 29 | 148 | 8,9 |
Burkina Faso | 50 | 196 | 7,5 |
Bờ Biển Ngà | 281 | 871 | 6,1 |
Gambie | 69 | 98 | 1,8 |
Gha na | 79 | 321 | 7,7 |
Ghi nê | 116 | 206 | 3,1 |
Ghi nê Bit –sao | 22 | 104 | 8,4 |
Liberia | 88 | 174 | 3,6 |
Mali | 10 | 111 | 13,6 |
Mauritani | 63 | 83 | 1,5 |
Niger | 12 | 213 | 16,5 |
Nigeria | 352 | 1.956 | 9,5 |
Senegal | 334 | 679 | 3,8 |
Sierra Leone | 65 | 114 | 3,0 |
Togo | 44 | 91 | 3,9 |
Nguồn : USDA
Gạo nhập khẩu vào khu vực Tây Phi chủ yếu qua các cảng của các nước Nigeria , Bénin , Senegal và Bờ Biển Ngà. Nguồn nhập khẩu chủ yếu từ các nước châu Á. Cho đến năm 2011, Thái Lan vẫn là nhà cung cấp gạo chủ yếu cho khu vực Tây Phi ( gần 60% ), tiếp theo là Việt Nam (20%). Tuy nhiên, hiện nay thị phần gạo Thái Lan tại khu vực này có xu hướng giảm, nhường chỗ cho gạo Việt Nam và gạo Ấn Độ; gạo Brazil thâm nhập thị trường khu vực này từ năm 2007, tuy số lượng còn khá khiêm tốn nhưng ngày càng khảng định và củng cố vị trí của mình tại khu vực này.
Nguồn nhập khẩu gạo chủ yếu của các nước Tây Phi giai đoạn 2007 -2011 cụ thể như sau:
Đơn vị tính : Tấn
Nước | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 |
Tổng số | 5.106,6 | 6.193,7 | 5.985 | 6.439,9 | 6.412,7 |
Thái Lan | 3.067,5 (60,1%) | 3.580 (57,8%) | 2.791,3 (46,6%) | 3.888,5 60,4% | 3.777,1 58,9% |
Việt Nam | 718,3 (14,1%) | 1.266,4 (20,4%) | 1.454,9 (24,3%) | 1.317,0 (20,5%) | 1.317,0 (20,5%) |
Brazil | 193,2 (3,8%) | 409,1 (6,6%) | 355,5 (5,9%) | 475,2 (7,4%) | 559,4 (8,7%) |
Hoa Kỳ | 157,7 (3,1%) | 146,3 (2,4%) | 183 (3,1%) | 189,5 (2,9%) | 189,479 (3,0%) |
Các nước khác | 969,8 (19,0%) | 792,0 (12,8%) | 1.200 (20,1%) | 569,7 (8,8%) | 569,7 (8,9%) |
Nguồn : USDA