Một số lưu ý khi xuất khẩu thủy hải sản sang Algeria
Cụ thể:
- Chất phụ gia bảo quản thực phẩm Axít Xitric (SIN 330) được phép sử dụng đối với thủy hải sản.
- Chất phụ gia bảo quản thực phẩm Citrate de Sodium (SIN 331) có thể có các dạng sau:
+ SIN 331 (i): Citrate Biacide de Sodium: Được phép sử dụng
+ SIN 331 (ii): Citrate Monoacide Disodique: Không được phép sử dụng
+ SIN 331 (iii): Citrate Trisodique: Được phép sử dụng
- Chất phụ gia bảo quản thực phẩm Triphosphates (SIN 451) có thể có 03 dạng sau:
+ SIN 451 (i): Triphosphate pentasodique: Được phép sử dụng
+ SIN 451 (ii): Triphosphate pentapotassique: Được phép sử dụng.
+ SIN 451 (iii): Triphosphate de sodium et potassium: Không được phép sử dụng.
Đối với hàng hóa nói chung, theo quy định của Hải quan Algeria, nếu hàng nằm ở cảng quá 81 ngày sẽ bị Hải quan tịch thu và sau 6 tháng, nếu không có người nhận hàng, Hải quan sẽ tiến hành bán đấu giá sung công quỹ. Khi tàu đã vào cảng Algeria, hàng thuộc trách nhiệm của người mua vì bản khai sơ lược hàng hóa (manifest) đã mang tên khách hàng. Kể cả khi khách không nhận hàng cũng như không thanh toán, chủ hàng (tức doanh nghiệp xuất khẩu) dù đang giữ bộ chứng từ gốc cũng không thể tái xuất hàng về nước hoặc bán lại cho khách khác nếu không có sự đồng ý của người mua cũ. Theo Hải quan Algeria, chỉ khi thắng kiện với khách hàng ở tòa, doanh nghiệp Việt Nam mới có thể kéo hàng về nước hoặc bán cho khách hàng khác.
Tình hình xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam sang Algeria
Thủy hải sản luôn nằm trong tốp 5 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam sang Algeria, với kim ngạch từ 9-10 triệu USD/năm. Năm 2016, giá trị xuất khẩu thủy sản (chủ yếu là cá tra, cá ba sa) đạt 6,8 triệu USD.
Trong 3 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang Algeria giảm, chỉ đạt 1,2 triệu USD. Cá tra, ba sa của Việt Nam (với tên gọi pangasius) đã xuất hiện tại các hệ thống siêu thị của Algeria như Ardis, Unos…