Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đào tạo giáo viên phải thay đổi để bắt kịp nhu cầu trong Cuộc CMCN 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi cách thức dạy và học cũng như mô hình nhà trường và vai trò của giáo viên cũng sẽ có nhiều thay đổi.

Giáo viên không phải là nguồn duy nhất cung cấp tri thức cho người học, ranh giới nhà trường được mở rộng. Người học có nhiều kênh thông tin và nhiều con đường học tập đa dạng, mọi lúc, mọi nơi.

Theo PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền – Trưởng nhóm Nghiên cứu dự báo nhu cầu đào tạo giáo viên, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến với Việt Nam như là một tất yếu. Nó có thể làm thay đổi cách thức dạy và học cũng như mô hình nhà trường trong tương lai. Vai trò của giáo viên cũng sẽ có nhiều thay đổi. Giáo viên không phải là nguồn duy nhất cung cấp tri thức cho người học. Ranh giới nhà trường được mở rộng. Người học có nhiều kênh thông tin và nhiều con đường học tập đa dạng, mọi lúc, mọi nơi.

Tóm lại công nghệ có thể làm thay đổi nhà trường truyền thống. Tuy nhiên, những thứ không được thay đổi là các giá trị nhân văn, nhân bản, giá trị sống, giá trị truyền thống được truyền cho người học thông qua chính nhân cách mẫu mực, sự nhiệt huyết và sáng tạo của người giáo viên. Chính vì thế các trường sư phạm bên cạnh việc cập nhật đổi mới chương trình đào tạo, đã và sẽ phải luôn luôn chú trọng tới giáo dục đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất nhà giáo.

Chương trình giáo dục phổ thông mới được đổi mới cả về cách tiếp cận, về kết cấu môn học, về nội dung và cách thức tổ chức dạy học… Điều này tất yếu đòi hỏi việc bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên hiện tại để họ có thể sẵn sàng thực hiện chương trình phổ thông sắp tới. Mặt khác, các trường sư phạm cũng đã có những chuẩn bị cho đội ngũ giáo viên tương lai kế cận bằng cách đổi mới chương trình đào tạo: Cập nhật chuẩn đầu ra, tăng cường kiến thức liên ngành, giảm tính hàn lâm để gắn bó tốt hơn với thực tiễn, tăng thời lượng cho rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá…

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên có vai trò quan trọng trong công tác đánh giá nhằm bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên. Tuy nhiên mỗi văn bản chuẩn ra đời chỉ phù hợp ở một giai đoạn phát triển giáo dục nhất định. Trong những giai đoạn mới, bối cảnh mới, chuẩn cần phải được đổi mới, cập nhật, nâng cao mức độ đạt chuẩn để tương thích với sự phát triển và luôn thúc đẩy, động viên giáo viên trong phát triển nghề nghiệp.

Như vậy khi căn cứ vào chuẩn, các trường sư phạm xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên để nâng cao năng lực của họ, đáp ứng chuẩn. Mặt khác khi năng lực của giáo viên ngày càng cao hơn thì chuẩn cũng phải được điều chỉnh để luôn giữ vai trò định hướng thúc đẩy phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.

Với tình hình thừa thiếu giáo viên cục bộ như hiện tại, có thể nói đến năm 2025 ở khắp các địa phương trong cả nước chúng ta vẫn cần tuyển dụng bổ sung giáo viên ở các bậc học. Tuy nhiên số lượng tuyển thêm còn tuỳ vào vùng miền, cấp học, môn học. Hơn nữa số lượng giáo viên cần tuyển dụng mỗi năm tại các địa phương còn phụ thuộc vào chính sách phát triển và sự phân cấp trong quản lý về nhân sự của từng địa phương.

Bản chất của hoạt động học là tự học. Vì thế học tập sẽ không hiệu quả nếu người học không có ý thức tự giác tích cực, chủ động tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức. Nói khác đi là tri thức của nhân loại sẽ không chuyển thành tri thức của người học khi không có sự tự giác, tích cực học tập của học sinh.

Dù là việc học diễn ra với sự có mặt trực tiếp của giáo viên hay không có sự tiếp xúc trực tiếp của giáo viên thì đều cần ý thức học tập chủ động.

Tuy nhiên để giúp người học hình thành phát triển năng lực tự học, giáo viên phải có phương pháp dạy học thích hợp ở trên lớp, phải hỗ trợ, giám sát và đánh giá được quá trình học tập của học sinh ngoài lớp học.

Tóm lại việc học nói chung và học không có sự tiếp xúc trực tiếp với giáo viên nói riêng phụ thuộc vào ý thức tích cực đối với việc học tập của người học. Nhưng giáo viên phải có trách nhiệm giáo dục và phát triển ý thức đó ở người học. Vai trò của giáo viên không thể thay thế hoàn toàn bằng máy móc, hay công nghệ, dù trong bối cảnh đổi mới, hiện đại như thế nào.

PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền – Trưởng nhóm Nghiên cứu dự báo nhu cầu đào tạo giáo viên cũng đưa ra các nhóm giải pháp nào để đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong thời gian tới"

* Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên trong các trường/ khoa sư phạm.

* Điều chỉnh và cập nhật các chương trình bồi dưỡng và đào tạo lại cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

* Xây dựng các chương trình bồi dưỡng và đào tạo lại cho đội ngũ giáo viên ở những nơi có nhu cầu điều chuyển giáo viên giữa các cấp học nhằm chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu.

* Có chính sách khuyến khích hợp lý đối với sinh viên sư phạm ngành công nghệ, âm nhạc, mỹ thuật, thể dục thể thao.

* Chủ động nghiên cứu nhu cầu đào tạo giáo viên và căn cứ năng lực đào tạo để đề xuất chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp.

Để tiến tới đào tạo đội ngũ giáo viên phù hợp với nhu cầu thực tiễn, các trường sư phạm cần chủ động nghiên cứu nhu cầu giáo viên trong thực tế, dự báo nhu cầu giáo viên theo chuỗi thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Từ đó, các cơ sở đào tạo giáo viên có những đề xuất chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp với năng lực của mình.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website