Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia tại Cô-oét và Ô-man thành công tốt đẹp

Thực hiện chương trình xúc tiến thương mại (XTTM) quốc gia năm 2016 được phê duyệt, Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á đã tổ chức đoàn 16 doanh nghiệp đi giao thương và tiến hành các hoạt động XTTM tại Cô-oét và Ô-man từ ngày 20 đến ngày 27 tháng 5 năm 2016.

 

Trong chuyến công tác này, các doanh nghiệp đã nghiên cứu, khảo sát thị trường và tiến hành các hoạt động giao thương, gặp gỡ đối tác bạn hàng, quảng bá hình ảnh sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Cô-oét và Ô-man, trong đó tập trung vào các ngành trái cây, nông sản, hạt tiêu, thủy sản, cà phê, bánh kẹo, hàng dệt may, thiết bị điện gia dụng, quạt điện, máy nông nghiệp và linh kiện, v.v…

Tại Cô-oét, Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á đã phối hợp với Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Cô-oét, Phòng Thương mại và Công nghiệp Cô-oét tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Cô-oét tại thành phố Cô-oét với sự tham dự của khoảng 50 đại biểu và doanh nghiệp Cô-oét. Tại Diễn đàn này, đại diện Lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Cô-oét đã đánh giá cao việc phía Việt Nam tổ chức đoàn doanh nghiệp sang Cô-oét ngay sau chuyến thăm của Thủ tướng Cô-oét đến Việt Nam vào đầu tháng 5 vừa qua và tin tưởng sau chuyến công tác tiến hành các hoạt động giao thương của đoàn doanh nghiệp Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước sẽ có bước tăng trưởng mạnh mẽ.

Hội thảo doanh nghiệp tại Cô-oét

Phát biểu nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cô-oét Nguyễn Hồng Thao đã giới thiệu tổng quan về đất nước Việt Nam và quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cô-oét trong thời gian qua. Lãnh đạo Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á cũng đã trình bày tóm tắt về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, tiềm năng hợp tác thương mại, công nghiệp và đầu tư giữa Việt Nam và Cô-oét, biện pháp thúc đẩy trao đổi thương mại giữa hai nước và giới thiệu thành phần các doanh nghiệp tham gia đoàn. Sau phần khai mạc, doanh nghiệp hai bên đã có cuộc tiếp xúc trực tiếp B2B, các doanh nghiệp Cô-oét bày tỏ quan tâm tới các mặt hàng nông sản các loại, thủy sản, thiết bị điện gia dụng được trưng bày mẫu tại Diễn đàn và đã tiến hành giao dịch, trao đổi giá cả và tiêu chuẩn chất lượng cùng với số lượng cụ thể, đàm phán các điều khoản để sớm tiến tới ký kết hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam.

B2B giữa các doanh nghiệp tại Cô-oét

Bên cạnh Diễn đàn doanh nghiệp nói trên, đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã có buổi làm việc trực tiếp với Ban lãnh đạo chuỗi siêu thị LuLu bao gồm các Giám đốc mua hàng và các bộ phân liên quan do ông Mohamed Haris-Giám đốc khu vực tại Cô-oét chủ trì để trao đổi các biện pháp nhằm đưa hàng hóa Việt Nam tiếp cận hệ thống phân phối của chuỗi siêu thị. Lulu là hệ thống chuỗi siêu thị lớn tại khu vực Vùng Vịnh với các hoạt động phân phối, bản lẻ các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nông sản các loại (trái cây, gia vị, gạo....), hàng tiêu dùng, đồ gia dụng và thiết bị phục vụ nhà bếp.... Tại buổi gặp này, các doanh nghiệp trong đoàn đã tiến hành giới thiệu, trao đổi thông tin, trực tiếp chào các mặt hàng, sản phẩm của mình tới các Giám đốc mua hàng theo từng lĩnh vực của chuỗi siêu thị này và được Ban lãnh đạo chuỗi siêu thị Lulu quan tâm, đánh giá cao, bày tỏ mong muốn nhập khẩu trực tiếp từ các doanh nghiệp Việt Nam.

Làm việc với Ban lãnh đạo chuỗi siêu thị LuLu tại Cô-oét

Cô-oét là thị trường có nhiều tiềm năng của Việt Nam tại khu vực Trung Đông do có khả năng thanh toán cao và sức mua khá lớn. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Cô-oét tăng liên tục trong thời gian gần đây, trong khi nhập khẩu của Việt Nam có xu hướng giảm mạnh, năm 2015 xuất khẩu đạt 88 triệu USD và nhập khẩu đạt 130,8 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Cô oét chủ yếu bao gồm thủy sản, nông sản (rau quả, chè, gạo, hạt tiêu, hạt điều, quế), thực phẩm (bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, cơm dừa sấy khô, tinh bột sắn), sữa và sản phẩm sữa, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm gốm sứ, sản phẩm mây tre cói thảm, sản phẩm sắt thép, vải, sản phẩm dệt may, giày dép, kính xây dựng, máy hút bụi, điện thoại di động và linh kiện, giấy và các sản phẩm từ giấy, dây điện và cáp điện.

Tại Ô-man, Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Ô-man tổ chức Hội thảo doanh nghiệp tại thủ đô Muscat của Ô-man với sự tham gia của trên 50 nhà nhập khẩu Ô-man trong các lĩnh vực nông sản, thủy sản, thực phẩm, điện gia dụng, thiết bị điện v.v...

B2B giữa các doanh nghiệp tại Ô-man

Ô-man là một nước có quy mô dân số nhỏ ở khu vực Trung Đông nhưng có sức mua khá do có thu nhập quốc dân tương đối cao. Những năm gần đây, Ô-man luôn duy trì được sự ổn định chính trị, tập trung vào các hoạt động thương mại và du lịch. Tuy nhiên quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Ô-man vẫn còn khiêm tốn. Trong năm 2015, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ô-man đạt 65,5 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 33,4 triệu USD và nhập khẩu đạt 32,1 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Ô-man bao gồm điện thoại di động và linh kiện, hàng hải sản, sản phẩm sắt thép, cà phê, máy móc thiết bị, dụng cụ & phụ tùng, phân NPK... Ngược lại, các mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập khẩu từ Ô-man là chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm chất dẻo, quặng và khoáng sản khác, hóa chất, hàng hải sản, v.v.

Cũng trong thời gian tại Ô-man, đoàn công tác đã có các cuộc gặp gỡ và làm việc với một số cơ quan của Ô-man như Nạp Tiền 188bet Ô-man, Cơ quan Phát triển xuất khẩu và Xúc tiến đầu tư Ô-man, Tổng cục Dự trữ Ô-man và Ban lãnh đạo một số khu công nghiệp của Ô-man. Tại các buổi làm việc, ngoài lĩnh vực trao đổi thương mại, phía Bạn cũng kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư, liên doanh tại Ô-man trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp.

Làm việc với phòng Thương mại và Công nghiệp Ô-man

Chuyến công tác của đoàn giao thương, xúc tiến thương mại thành công tốt đẹp. Các doanh nghiệp tham gia đoàn đánh giá việc tổ chức chương trình xúc tiến thương mại quốc gia thực sự là cơ hội tốt để trực tiếp gặp gỡ, thảo luận, tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh, đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu với các đối tác tại Cô-oét và Ô-man. Đồng thời, doanh nghiệp cũng kiến nghị Nạp Tiền 188bet tiếp tục tổ chức các chương trình tương tự, đặc biệt là tại các khu vực còn nhiều khó khăn như Châu Phi, Trung Đông, Nam Á, góp phần mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp.


Tin nổi bật

Liên kết website