Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bản tin Thị trường Thái Lan tháng 8/2018

Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan trân trọng giới thiệu Bản tin Thị trường Thái Lan tháng 8/2018 để bạn đọc tham khảo.

Dự báo xuất khẩu gạo Thái Lan đạt mức 11 triệu tấn do nhu cầu thế giới tăng cao

Bộ Thương mại Thái Lan cho biết, tính đến này 8/8, Thái Lan đã xuất khẩu 6,7 triệu tấn gạo, tăng 1,82% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị 3,425 tỷ USD, tăng 9,85%. Xuất khẩu gạo đã tăng trưởng ở hầu hết các thị trường, nhất là Indonesia tăng 679%, Malaysia tăng 53%, và Philippines tăng 25%.

Nhu cầu gạo Thái Lan trên thế giới đang cao, Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đã điều chỉnh mức dự báo xuất khẩu gạo cả năm 2018 sẽ đạt 11 triệu tấn thay vì dự báo 9,5 triệu tấn trước đó. Một đoàn công tác từ Trung Quốc đã tới Thái Lan cuối tháng 8 để đàm phán hợp mua 1 triệu tấn gạo thứ 2 trong năm nay. Hiện chuyến hàng thứ 6 vận chuyển 100 nghìn tấn gạo tới Trung Quốc trong hợp đồng 1 triệu tấn đầu tiến đang bị hoãn lại để giải quyết vấn đề giá cả.

Chính phủ Thái Lan cũng đang chuẩn bị tham gia đấu giá bán 500 nghìn tấn gạo cho Philipines; kỳ vọng sẽ đạt được thỏa thuận liên chính phủ bán 250 nghìn tấn và thỏa thuận 250 nghìn tấn khác có sự tham gia của tư nhân. Hiện Thái Lan đang tích cực mở rộng thị trường mới cho xuất khẩu gạo thông qua hàng loạt các hoạt động xúc tiến tới Mỹ, EU, Hồng Kông và Singapore đối với các mặt hàng gạo trắng, gạo thơm và Riceberry cũng như các cây trồng thay thế khác giúp tăng thu nhập cho người nông dân.

Theo Cục ngoại thương Thái Lan, trong 8 tháng đầu 2018, Thái Lan đã xuất khẩu được 6,99 triệu tấn gạo, đạt doanh thu 3,52 tỷ USD, tăng 2% về khối lượng và tăng 19,15% giá trị so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gạo tới các thị trường quan trọng tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm, cụ thể sang thị trường Indonesia tăng 696%, Philippines tăng 25,37%, Malaysia tăng 53,07, Mỹ tăng 8,84%, Canada tăng 2,87% và Mexico tăng 973%.

Bộ Thương mại Thái Lan lạc quan về xuất khẩu gạo hương

Bộ Thương mại Thái Lan tin tưởng xuất khẩu gạo thơm Hom Mali của nước này sẽ tiếp tục tăng mạnh, nhất là vào Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của gạo Hom Mali Thái Lan. Trong 6 tháng đầu 2018, Thái Lan xuất khẩu 220 nghìn tấn gạo Hom Mali, trị giá 250 triệu USD tới Mỹ, tăng 2,8% về khối lượng so với cùng kỳ 2018.

Bộ Thương mại Thái Lan cử đoàn cấp thứ trưởng sang Mỹ để xúc tiến xuất khẩu gạo, đồng thời chuẩn bị các road show tương tự tại Singapore và Úc, cũng như tham gia các hội chợ quốc tế lớn như ASEAN – Trung Quốc Expo 2018 nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo đặc sản của Thái Lan. Tính đến 20/7, Thái Lan đã xuất khẩu 6,15 triệu tấn gạo, trị giá 3,1 tỷ USD tăng 20% so với cùng kỳ 2017. Thái Lan kỳ vọng sẽ xuất khẩu 10 triệu tấn trong năm nay. Gạo Hom Mali hay Thai Jasmine là loại gạo hàng đầu Thái lan, đạt khối lượng xuất khẩu lớn nhất. Nhu cầu về loại gạo này đang ở mức cao, nhất là trong các thị trường cao cấp.

Thủ tướng Thái Lan kêu gọi điều chỉnh nông nghiệp giải quyết tình trạng giá nông sản thấp

Người phát ngôn chính phủ, tướng Sansern Kaewkamnerd cho biết Thủ tướng Thái Lan đã nêu vấn đề giá nông sản thấp hiện nay, nhất là lúa gạo do nguồn cung tăng cao trong khi các vấn đề chính mà nông nghiệp phải đối mặt là chi phí sản xuất và nợ chưa được giải quyết. Ông cho rằng nông nghiệp cá thể khiến chi phí sản xuất cao và giảm các cơ hội đàm phán cũng như tiếp cận thị trường; do đó người nông dân cần liên kết lại thành các hợp tác xã, cộng đồng sản xuất hoặc tổ chức canh tác chung để giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng cũng như tăng khả năng đàm phán.

Ông cũng cho biết, chính phủ luôn phải mua sản phẩm từ người nông dân với giá cao hơn giá trị trường trong khi rất khó khăn trong việc bán ra với giá cao hơn, ảnh hưởng tới ngân khố quốc gia. Vì vậy ngành nông nghiệp phải làm việc cùng tất cả các bên để giải quyết, cải thiện đời sống cho nông dân.

 Thái Lan thúc đẩy xây dựng hạ tầng đường sắt tại EEC

Tại cuộc họp Ủy ban Ad Hoc EEC 03/8/2018, ông Kob Phutrakoon, Bộ trưởng Văn phòng thủ tướng, phó chủ tịch ủy ban đã cho biết dự án đường sắt cao tốc nối 3 sân bay đã sẵn sàng thu hút đầu tư, dự kiến công bố lộ trình phát triển dự án vào ngày 24/9/2018; nhận hồ sơ thầu vào 12/11/2018, việc lựa chọn nhà thầu sẽ được tuyên bố trong quý 1/2019.

Dự án vận hành dự kiến vào cuối năm 2023. Hiện ủy ban đang EEC cũng đang đề xuất giai đoạn 2 của dự án xây dựng với 30 km đường sắt từ Utapao về Rayong, nếu đề xuất được thông qua, Ủy ban EEC sẽ là thuê tư vấn (tháng 10) và thiết kế (tháng 11). Dự án dự kiến vận hành vào năm 2024.

Đầu tư vào EEC tăng 122% trong 6 tháng đầu năm

Thủ tướng Prayuth đã chủ trì cuộc họp Ủy ban chính sách EEC để thúc đẩy các dự án đầu tư vào khu vực Hành lang kinh tế phía Đông. Ủy ban này cho biết, giá trị đầu tư vào khu vực 6 tháng đầu năm nay đã đạt 180 tỷ Bạt, tăng 122% so với cùng kỳ năm 2017. Ủy ban cũng đã báo cáo tiến độ dự án đường sắt nối 3 sân bay với sự tham gia đầu tư của 31 doanh nghiệp tư nhân từ 7 quốc gia và thông qua kế hoạch mở rộng dự án từ Utapao tới Rayoong, Chanthaburi và Trat.

Trong khi đó, Ủy ban EEC cũng sẽ gửi mời thầu dự án xây dựng trung tâm bảo trì máy bay tại Utapao tới các doanh nghiệp tư nhân trong tháng 9. Nghiên cứu khả thi giai đoạn 3 dự án mở rộng cảng Laem Chabang và dự án nâng cấp cảng Maptaphut cũng đang được thực hiện. Ủy ban cũng thông qua việc thành lập hội đồng nhằm lựa chọn các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào dự án công viên kỹ thuật số và sáng tạo.

Thái Lan chiếm gần nửa tổng đầu tư vào các thương vụ M&A tại Việt Nam

Tại một diễn đàn ở TP HCM vừa qua, đại diện của KPMG đã cho biết lượng vốn của Thái Lan đổ vào các thương vụ M&A tại Việt Nam đang lớn nhất với 47%. Tiếp đó là Mỹ - Nhật cùng là 11%. Singapore 9%. Pháp 6%, Hà Lan 5%, Đài Loan - Malaysia - Anh 3% và Hong Kong 2%. Thị trường M&A Việt Nam đã chứng kiến những tăng trưởng mạnh thời gian qua. Thương vụ lớn nhất là việc Thai Bev mua SABECO với giá trị 4,9 tỷ USD cuối năm 2017.

Tuy nhiên, 90% các thương vụ M&A chỉ ở mức 3-4 triệu USD. Theo khảo sát của KPMG, 46% các công ty được khảo sát cho rằng thực phẩm và đồ uống là lĩnh vực tiềm năng nhất; tiếp theo là dược phẩm, chăm sóc sức khỏe, bất động sản (38%); hàng tiêu dùng là 36%; tiếp đến là các lĩnh vực công nghệ, truyền thông, viễn thông, bán lẻ.

 Thái Lan sẽ ban hành thêm các ưu đãi mới thu hút đầu tư

Ủy ban đầu tư Thái Lan (BOI) sẽ ban hành các ưu đãi mới nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào EEC và các khu vực khác. Theo Phó Thủ tướng Somkid, các nhà đầu tư Nhật bản và Trung Quốc đã thăm Thái Lan vào tháng 8 và tháng 10 để tìm kiếm cơ hội đầu tư, trong số này có nhiều nhà đầu tư hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ và sáng tạo. Ông cũng cho biết đã chỉ đạo BOI nghiên cứu ban hành các ưu đãi mới để khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực công nghệ, chuẩn bị cho thời kỳ Thailand 4.0. Tổng thư ký BOI cũng cho biết đang rà soát các quy định hiện hành để xây dựng bổ sung các biện pháp khuyến khích đầu tư.

Trước đó, Chính phủ Thái Lan đã đón tiếp các nhà đầu tư lớn từ Trung Quốc tới thăm Hành lang kinh tế phía Đông. Theo Phó Thủ tướng Somkid, chuyến thăm là một phần của chương trình họp ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Thái Lan - Trung Quốc lần thứ 6 diễn ra từ ngày 23-24/8/2018. Các bên dự kiến xây dựng kế hoạch chung để phát triển hạ tầng, nông nghiệp, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, du lịch, kỹ thuật số và phát triển con người.

Bên lề cuộc họp, Ủy ban Đầu tư Thái Lan đã tổ chức Diễn đàn kinh doanh Thái Lan Trung Quốc 2018, dự kiến thu hút 300 doanh nhân hàng đầu Trung Quốc tham dự. Ngoài ra, đoàn gồm 40 doanh nhân Trung Quốc tham quan thực tế để tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh tại EEC vào ngày 25/8. Phía Thái Lan kỳ vọng các nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm và sẵn sàng đầu tư vào khu vực trên.

Thủ tướng Thái Lan yêu cầu xem xét kế hoạch triển khai chính phủ điện tử

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chanocha đã chủ trì cuộc họp của Ủy ban phát triển chính phủ điện tử vào ngày 23/8/2018. Thủ tướng yêu cầu các cơ quan xem xét lại kế hoạch phát triển chính phủ điện tử và công bố các nỗ lực của họ. Ông khẳng định những kết quả đạt được là chưa đáp ứng được đòi hỏi hiện nay, vì vậy ông đã đưa ra các nguyên tắc và ý tưởng của mình cho tất cả các cơ quan nghiên cứu trước khi đưa ra một kế hoạch mới. Ông cũng thể hiện tin tưởng các quan chức chính phủ có thể thực hiện chỉ thị mới.

Trong một diễn biến khác, Thống đốc Ngân hàng Trung Thái Lan, ông Veerathai Santiprabhop phát biểu mặc dù kinh tế đang phục hồi tốt, song vẫn tồn tại những rủi ro hiện hữu đối với nền kinh tế Thái Lan như cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung hay sự biến động của tỷ giá tiền tệ. Ông Veerathai Santiprabhop cho biết cuộc chiến thương mại có những ảnh hưởng rõ hơn tới kinh tế Thái vào khoảng cuối năm nay. Một số rủi ro khác như sự biến động của tỷ giá đồng tiền, vụ tai nạn tầu du lịch chở khách Trung Quốc tại Phuket cũng đã ảnh hưởng. Hiện Ủy ban chính sách tiền tệ Thái Lan đang tập trung theo dõi các yếu tố ảnh hưởng đối với nền kinh tế.

Về triển vọng kinh tế, Giám đốc Văn phòng Phân tích kinh tế, Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) kỳ vọng tăng trưởng kinh tế Thái Lan quý 2 cao hơn quý 1 ở mức 4,8% cao nhất trong 5 năm qua. Động lực tăng trưởng xuất khẩu, du lịch và đầu tư tư nhân. Yếu tố rủi ro cho kinh tế quý 2 là cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung, điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn và việc mất cân bằng cấu trúc nợ của Thái Lan. Xuất khẩu trong tháng 6 đạt 21,755 tỷ USD tăng 10% so với cùng kỳ. Trong quý 2 xuất khẩu tăng 12,3%, đạt 63 tỷ USD. Chỉ số sản xuất MPI cũng tăng 14 tháng liê tiếp và ở mức 4,7% trong tháng 6. Một diễn biến liên quan, Các ngân hàng Thái Lan (Kasikorn, GSB) đã đưa ra mức dự báo tăng trưởng cả năm đạt khoảng 4,5 – 4,9%.

Cuộc họp Ủy ban hỗn hợp thương mại Việt Nam – Thái Lan lần 3

Ngày 3/8, kỳ họp lần thứ 3 Ủy ban hỗn hợp Thương mại Việt Nam – Thái Lan đã diễn ra tại Hà Nội dưới sự đồng chủ trì của hai Bộ trưởng. Tại Kỳ họp, hai bên đã rà soát, kiểm điểm tình hình hợp tác kinh tế, thương mại kể từ kỳ họp lần thứ 2 trong năm 2015, thảo luận kế hoạch hợp tác cụ thể để phấn đấu đạt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 20 tỷ USD trong năm 2020 và hướng tới một cán cân thương mại cân bằng hơn giữa hai nước; thống nhất một số biện pháp để giải quyết, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp; đồng thời, đề xuất một số phương hướng nhằm đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực liên quan như nông nghiệp, kết nối giao thông, hải quan, ngân hàng, đầu tư, lao động, sở hữu trí tuệ, hợp tác khu vực và tiểu vùng.

Việt Nam cũng đề nghị phía Thái Lan tạo thuận lợi cho các mặt hàng nông sản và thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan; đẩy nhanh quy trình và các thủ tục cấp phép nhập khẩu cho một số loại trái cây tươi của Việt Nam; cân nhắc, bãi bỏ thủ tục cấp phép nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa; giảm và dỡ bỏ các biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm sắt thép; hỗ trợ các hoạt động tham dự hội chợ, triển lãm của doanh nghiệp Việt Nam tại Thái Lan. Hai bên cũng sẽ xây dựng cơ chế phối hợp nhằm cảnh báo sớm về khả năng tiến hành điều tra phòng vệ thương mại đối với sản phẩm xuất khẩu của mỗi nước cũng như tăng cường phối hợp trong khuôn khổ hợp tác đa phương. Cũng tại kỳ họp lần này, hai bên cũng trao đổi một số vấn đề phía Thái Lan quan ngại như việc nhập khẩu ô tô của Thái Lan vào Việt Nam; quy định của Việt Nam về quyền phân phối thuốc và nguyên liệu làm thuốc, phạm vi hoạt động dịch vụ vận chuyển, kho hàng và marketing thuốc tại thị trường Việt Nam;…

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, Thái Lan hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN với kim ngạch hai chiều đạt 15,3 tỷ USD trong năm 2017, tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 15,5%/năm. Sáu tháng đầu năm 2018, kim ngạch thương mại song phương hai nước đạt khoảng 8 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2017. Theo thống kê của phía Thái Lan, hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của nước này trong ASEAN, sau Malaysia.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website