Chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp Việt khi thực thi EVFTA
Hiện nay dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là tại các nước châu Âu và những đối tác thương mại chính của Việt Nam. Vì thế, việc đánh giá tổng thể và toàn diện tác động của việc thực thi EVFTA gắn với bối cảnh của dịch Covid-19 cần nhiều thời gian và nguồn lực.
Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định, trong giai đoạn hậu dịch Covid-19, nếu Hiệp định EVFTA được đưa vào thực thi, doanh nghiệp Việt Nam đã có trong tay lợi thế rất lớn từ việc giảm, xóa bỏ hàng rào thuế quan vào thị trường EU để khai thác thị trường 18.000 tỷ USD này.
Với những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế trong EVFTA, cơ hội gia tăng xuất khẩu của nước ta là rất lớn, nhất là đối với những mặt hàng lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản, đồ gỗ...
Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu nhiều sản phẩm từ EU vào Việt Nam sẽ giảm theo lộ trình về đến 0% khi EVFTA có hiệu lực từ đầu tháng 8/2020.
Theo đánh giá từ Hiệp hội DN châu Âu (Eurocham), khi EVFTA có hiệu lực, đến năm 2035, hàng xuất khẩu của EU sang Việt Nam sẽ tăng khoảng 29%, tương đương khoảng 15 tỷ Euro. Hơn nữa, hàng hóa từ EU với chất lượng cao nổi tiếng toàn cầu như mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm... sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn với hàng Việt.
Cùng với sự cắt giảm về thuế, các yếu tố khác như tâm lý người tiêu dùng muốn sử dụng sản phẩm bảo đảm vệ sinh, chất lượng sẽ làm gia tăng cạnh tranh hàng Việt tại thị trường nội địa.
Theo Vụ Thị trường trong nước (Nạp Tiền 188bet ), tỷ lệ hàng Việt tại các hệ thống phân phối hiện đại được duy trì ở mức cao, cụ thể, hàng hóa Việt ở Co.opmart chiếm 90 - 93%, ở Satra 90 - 95%, Vinmart 96%, Vissan 95%, Hapro 95%… Tỷ lệ hàng Việt tại các hệ thống siêu thị nước ngoài như Lotte, BigC, AEON - Citimart, Emart cũng chiếm từ 65 - 96%. Tuy nhiên, các DN hàng Việt cũng đang đứng trước nhiều thách thức cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ EU.
Theo đó, khi lộ trình cắt giảm thuế trong EVFTA hoàn thành, mỗi ngành, mỗi DN cần phải có chiến lược cụ thể để chiếm lĩnh thị trường.
Theo bà Trần Thị Lệ - Tổng giám đốc Công ty Nutifood - Ngành thực phẩm sẽ rất cạnh cạnh với hàng nhập khẩu từ EU vì thế việc nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo chất lượng trên cơ sở áp dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại, tái cơ cấu sản xuất, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định trước những biến động của chuỗi cung ứng toàn cầu... sẽ là giải pháp tạo sức cạnh tranh cao, kịp thời chiếm lĩnh thị trường trong thời gian tới.
Đồng thời, điều cần thiết là các DN hàng Việt phải đẩy mạnh phát triển thương hiệu, phát triển các sản phẩm đặc thù, đặc sản để nâng được lợi thế của hàng Việt Nam so với hàng nhập khẩu. Thị trường nước ngoài là quan trọng nhưng thị trường nội địa là quyết định. Mỗi một DN đều có những đặc thù riêng nên cần sáng tạo ra những sản phẩm đặc thù. Đồng thời, các DN cần xác lập hệ thống phòng ngừa rủi ro với tầm nhìn toàn diện hơn trong bối cảnh tình hình thương mại trên thế giới đang có nhiều thay đổi để có thể cạnh tranh tốt trên sân nhà.
Thực tế, áp lực cạnh tranh cũng chính là động lực để các DN, hàng hóa trong nước vươn lên để tăng sức cạnh tranh, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi từ cả hai phía. Đánh giá về vấn đề này, ông Phạm Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP. Hồ Chí Minh - chia sẻ, trong thời gian qua, ngành Công Thương đã thực hiện tốt việc giám sát tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam trong các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ truyền thống và tình trạng DN lợi dụng uy tín hàng Việt Nam, dán mác hàng Việt Nam trên hàng hóa có xuất xứ nước ngoài để tiêu thụ, trục lợi, làm ảnh hưởng xấu đến hàng Việt...
Đây cũng chính là thời điểm các ngành sản xuất trong nước cơ cấu lại thị trường, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… để tăng sức cạnh tranh ở thị trường trong nước và đảm bảo thâm nhập vào thị trường 500 triệu dân của châu Âu.