Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Yên Bái: Nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, tăng cường liên kết, kết nối cung cầu hàng hóa

Thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết vùng, kết nối cung cầu giữa Yên Bái với các tỉnh, thành phố trong vùng cũng như trên cả nước đã được triển khai tích cực, góp phần tăng cường giao thương sản phẩm, hàng hóa của Yên Bái, nhằm thúc đẩy lưu chuyển hàng hóa trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Yên Bái là tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển các sản phẩm đặc trưng như chế biến nông lâm sản, thực phẩm; khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển thủy điện; mặt hàng thủ công mỹ nghệ; các sản phẩm từ nông nghiệp. Tiêu biểu là những sản phẩm về gỗ, giấy, ván ghép thanh, ván ép, gỗ xẻ thanh, bao bì được xuất khẩu ra các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Yên Bái có vùng chè lớn thứ 2 cả nước, mỗi năm sản xuất chế biến được 26 ngìn tấn chè khô các loại; đặc biệt là Yên Bái còn có vùng chè Shan tuyết cổ thụ có tuổi đời 400 năm; vùng Quế với diện tích trên 50.000 ha, đến nay có rất nhiều sản phẩm từ quế như tinh dầu, quế vỏ xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.


Lãnh đạo tỉnh và đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm tại Hội nghị kết nối cung cầu Yên Bái năm 2018

Không những vậy, với trữ lượng lớn về một số loại khoáng sản, tỉnh Yên Bái đã và đang có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đang đầu tư vào khai thác, chế biến với quy mô công nghiệp, trong đó có những sản phẩm tiêu biểu như: Đá blok, bột đá, đá vật liệu xây dựng. Trong lĩnh vực phát triển các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nhiều mặt hàng có giá trị đã và đang được khai thác, chế tác thành các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như tranh đá quý, chế tác đá cảnh; một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác đang được chế biến và tiêu thụ rộng rãi như vải thổ cẩm của người Thái, người Mông, các sản phẩm chế tác từ gỗ, quế….Đối với các sản phẩm sản xuất từ nông nghiệp, nhờ có tiềm năng về thổ nhưỡng, khí hậu nhiều sản phẩm đặc sản đã được sản xuất, tiêu thụ trong và ngoài nước như cam Văn Chấn, cam Lục Yên, bưởi Đại Minh, quả Sơn tra, chè Suối Giàng, sản phẩm miến dong, gạo nếp Tú Lệ…

Trong những năm vừa qua, tỉnh Yên Bái luôn quan tâm đến hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp trong phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm, phát triển bền vững thị trường nội địa…Yên Bái cùng thường xuyên tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi nghiên cứu, khảo sát thị trường nước ngoài để giúp các doanh nghiệp được gặp gỡ, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất, tiến tới ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, tăng thị phần xuất khẩu, cũng như kết nối, giao thương tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp trong tỉnh. Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến thương mại trong nước như tham gia các hội chợ, tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi, giúp cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường, cũng như tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, góp phần thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Có thể nhận thấy, hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết vùng, kết nối cung cầu giữa Yên Bái với các tỉnh, thành phố trong vùng cũng như trên cả nước đã được triển khai tích cực, góp phần tăng cường giao thương sản phẩm, hàng hóa của Yên Bái, nhằm thúc đẩy lưu chuyển hàng hóa trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ngày càng nhận thức rõ về tầm quan trọng của các hoạt động xúc tiến thương mại, mạnh dạn và chủ động hơn trong việc tham gia các hoạt động giao thương, kết nối cung cầu, tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh để quảng bá, tìm kiếm các đối tác, mở rộng thị trường. Nhiều sản phẩm có thế mạnh, đặc sản của Yên Bái được người tiêu dung biết đến, có mặt tại các thị trường lớn, các siêu thị.

Để nâng cao công tác xúc tiến thương mại, tăng cường liên kết, kết nối cung cầu hàng hóa trong thời gian tới, ngành Công Thương Yên Bái đặt ra nhiều nhiều giải pháp trong đó tập trung vào nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa; nhóm giải pháp về kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm; nhóm giải pháp hỗ trợ xúc tiến thương mại tới các doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm địa phương.

Cụ thể là triển khai đồng bộ các giải pháp về tổ chức sản xuất tại từng doanh nghiệp, từng cơ sở sản xuất, từng hộ nông dân theo hướng ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động phối hợp, trao đổi thông tin về đầu tư, sản xuất giữa các địa phương trong vùng nhằm khai thác được lợi thế, hạn chế lãng phí trong đầu tư, góp phần định hướng cung – cầu từng địa phương; lựa chọn, mời và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có thế mạnh của địa phương tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, hội nghị kết nối cung cầu, hội chợ trong và ngoài tỉnh để giúp các đơn vị tìm kiếm đối tác, cơ hội kinh doanh; hình thành các mô hình sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, trong đó có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp sản xuất – phân phối nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm từ khâu nguyên liệu đến sản phẩm hoàn thiện cung cấp cho người tiêu dùng; tham mưu với các cấp xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, nâng cao hiệu quả sản xuất các sản phẩm đặc sản địa phương, đáp ứng được yêu cầu của thị trường; tiếp tục hỗ trợ khai thác các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, hội thảo để quảng bá sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, công nghiệp công nghệ cao vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website