Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tọa đàm "Nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp"

Sáng ngày 03/6/2016, tại Hải Phòng, Công đoàn Công Thương Việt Nam phối hợp với Công đoàn Dầu khí Việt Nam, Công đoàn Dệt may Việt Nam, Công đoàn Điện lực Việt Nam, Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) trong doanh nghiệp". Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Lê Trọng Sang và Phó Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam Nguyễn Xuân Thái chủ trì Tọa đàm.

Mời quý vị theo dõi Video Tọa đàm "Nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp" tại đây:

TƯLĐTT: “Bộ Luật Lao động con” tại mỗi doanh nghiệp

Báo cáo đề dẫn tại Tọa đàm, ông Quách Văn Ngọc - Trưởng Ban Chính sách pháp luật Công đoàn Công Thương Việt Nam giới thiệu, theo Điều 71 Bộ luật Lao động 2012, TƯLĐTT là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. TƯLĐTT gồm TƯLĐTT doanh nghiệp, TƯLĐTT ngành và hình thức TƯLĐTT khác do Chính phủ quy định.

Điều kiện để TƯLĐTT có hiệu lực là: (i) Nội dung không trái với quy định của pháp luật; (ii) chủ thể ký kết đúng thẩm quyền và (iii) việc ký kết tuân theo quy trình thương lượng tập thể.

TƯLĐTT được ví như một “Bộ Luật Lao động con” tại mỗi doanh nghiệp. Một bản TƯLĐTT có chất lượng sẽ là công cụ quan trọng trong việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ và giải quyết mối các quan hệ lao động trong doanh nghiệp.

 

Tổng liên đoàn Lao động có chương trình “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả TƯLĐTT” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, Công đoàn Công Thương Việt Nam đã xây dựng chương trình 3b/CTr-CĐCT ngày 22/10/2013 “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả TƯLĐTT trong ngành Công Thương Việt Nam” và triển khai kế hoạch 235/KH-CĐCT ngày 15/5/2014 tới các cấp công đoàn với các mục tiêu chính sau: 100% doanh nghiệp nhà nước, 70 – 80% doanh nghiệp ngoài nhà nước ký kết và thực hiện có hiệu quả TƯLĐTT phù hợp thực tế và có các điều khoản có lợi hơn đối với NLĐ so với quy định của pháp luật.

Trong những năm qua, công đoàn các cấp đã tiến hành rà soát, thống kê, phân loại, đánh giá chất lượng TƯ; tuyên truyền vai trò của TƯLĐTT đối với NSDLĐ và NLĐ; tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn nâng cao kỹ năng đối thoại, thương lượng tập thể; phổ biến kinh nghiệm, hỗ trợ, tư vấn các CĐCS xây dựng, thực hiện TƯLĐTT, trong đó có TƯLĐTT cấp tổng công ty. Từ đó hàng năm đều có báo cáo sơ kết, tổng kết và tôi hầu như thuộc làu các bản báo cáo: số DN có TƯLĐTT đạt 94,56%; trong đó: DN nhà nước đạt 98%; ngoài NN đạt 93,35%; doanh nghiệp FDI đạt 87,87%. Trong số các đơn vị có TƯLĐTT, có trên 60% các bản TƯ có nhiều điều khoản có lợi hơn cho NLĐ theo quy định của pháp luật.

 

Đánh giá về tình hình thực hiện TƯLĐTT của 05 Công đoàn trong cùng Bộ, Trưởng Ban Chính sách pháp luật Công đoàn Công Thương Việt Nam cho biết, số doanh nghiệp ký kết TƯLĐTT có tăng dần theo từng năm nhưng vẫn ở mức thấp (Tại Công đoàn Công Thương đến tháng 5 năm 2016 có 440 doanh nghiệp đã ký kết TƯLĐTT, chiếm 88% tổng số doanh nghiệp); việc triển khai TƯLĐTT nhóm doanh nghiệp mới chỉ có Tổng Công ty Thép Việt Nam triển khai.

Về chất lượng, ông Quách Văn Ngọc cho biết, nhiều TƯLĐTT đã hết hạn nhưng chưa gia hạn hoặc ký mới, cá biệt có TƯLĐTT có thời hạn không phù hợp với quy định của pháp luật (hơn 3 năm). Tỷ lệ doanh nghiệp tiến hành thương lượng, ký kết TƯLĐTT theo đúng trình tự, thủ tục quy định còn thấp. Một số doanh nghiệp xây dựng, ban hành TƯLĐTT mang tính hình thức, đối phó, vẫn còn tình trạng sao chép lại một số nội dung của Bộ luật Lao động, các điều khoản thực sự có lợi cho người lao động còn ít. TƯLĐTT đạt loại A, B chỉ khoảng 30% và ít có đơn vị sử dụng TƯ đề giải quyết các mối quan hệ về lao động như chức năng của nó.

Thực trạng trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do không ít NSDLĐ kể cả Ban chấp hành CĐCS chưa nhận thức được tầm quan trọng của TƯLĐTT; kỹ năng đối thoại, thương lượng của cán bộ công đoàn còn nhiều hạn chế. Không ít doanh nghiệp chỉ chú trọng tìm kiếm lợi nhuận, chưa quan tâm thỏa đáng đến đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ.

Phó Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam Nguyễn Xuân Thái 

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Phó Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam Nguyễn Xuân Thái khẳng định: TƯLĐTT - nếu giải quyết tốt các yêu cầu sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, là sợi dây gắn kết người lao động với người sử dụng lao động, bởi vì nó xuất phất trực tiếp từ lợi quyền người lao động. Phó Chủ tịch Công đoàn Ngành khẳng định, tọa đàm "Nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp" được các công đoàn trong cùng Bộ phối hợp tổ chức là một diễn đàn rất "mở" để Lãnh đạo và các cán bộ Công đoàn cấp trên, công đoàn cơ sở chia sẻ kinh nghiệm nhằm thực hiện TƯLĐTT ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn. Vì vậy, Phó Chủ tịch Nguyễn Xuân Thái hy vọng, Tọa đàm sẽ không nhắc nhiều đến tầm quan trọng của các TƯLĐ mà chủ yếu tập trung vào hiện trạng và các giải pháp, từ đó tìm ra cách làm hiệu quả, lâu dài.

Ký kết đem lại lợi quyền tốt nhất cho người lao động

Phát biểu tại Tọa đàm, ông Nguyễn Mạnh Kha, Phó Chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, hiện nay, trong toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có số bản TƯLĐTT có chất lượng cao chiếm trên 91% so với tổng số bản TƯLĐTT của các công đoàn trực thuộc Công đoàn DKVN. Trong đó, có những thoả thuận với nội dung có lợi hơn cho người lao động và cao hơn quy định của pháp luật như: Chế độ phúc lợi tập thể, thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, tuyển dụng, cải thiện điều kiện làm việc, chế độ ăn ca, chế độ BHLĐ, hòa giải và thương lượng khi có tranh chấp lao động, tham quan nghỉ mát, thăm hỏi khi ốm đau, trợ cấp lễ tết, trợ cấp khó khăn đột xuất, hiếu hỷ, sinh nhật, tiền tàu xe khi nghỉ phép, một số chế độ đối với lao động nữ, hỗ trợ xây dựng nhà ở, phương tiện đi lại, mua bảo hiểm con người kết hợp cho CNVC-LĐ… và đã cải thiện đáng kể tình trạng TULĐTT sao chép các nội dung ngang luật của nhà nước quy định.

Phó chủ tịch Công đoàn Dầu khí Việt Nam Nguyễn Mạnh Kha

Theo ông Nguyễn Mạnh Kha, PVN hiện có gần 200 doanh nghiệp, trong đó có loại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, có doanh nghiệp liên doanh, có loại liên doanh do chủ sở hữu là người nước ngoài chi phối, v.v... Các thỏa ước tại các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài thường có các quy chế nhân viên, trong đó có những quy định rất có lợi cho người lao động. Vì vậy, ông Nguyễn Mạnh Kha khẳng định, quan trọng không phải là hình thức thỏa ước lao động hay quy chế nhân viên, vấn đề cốt lõi là việc ký kết đem lại lợi quyền tốt nhất cho người lao động.

Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Giấy Việt Nam Nguyễn Xinh đặt ra câu hỏi tại Tọa đàm: Việc quy định các vấn đề về quyền lợi của người lao động như: số ngày nghỉ, số giờ lao động một tuần, mức tiền hỗ trợ ăn trưa, chế độ thai sản, việc hiếu, hỉ... được quy định cụ thể và thực hiện ra sao trong TƯLĐ. Đối với Tổng công ty Giấy Việt Nam, dù kinh tế còn nhiều khó khăn song Lãnh đạo Tổng công ty cũng như Lãnh đạo Công đoàn luôn tạo điều kiện tốt nhất để người lao động được ký các TƯLĐ có lợi nhất, trong đó có nhiều điểm còn quy định trên mức của Luật Lao động.

Theo Phó Chủ tịch Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) Phạm Văn Thanh, việc đánh giá, chấm điểm các TƯLĐ của các cơ sở chỉ mang tính hình thức. Công đoàn cấp trên cần trực tiếp theo dõi, đánh giá tại các công đoàn cơ sở để việc thực hiện TƯLĐ được hiệu quả hơn. Với 22 đơn vị cơ sở và 4700 người lao động, tình hình kiểm tra việc thực hiện các TƯLĐTT tương đối khó khăn. Tuy nhiên, ông Phạm Văn Thanh khẳng định, việc áp dụng và xây dựng TƯLĐ của các cơ sở tuy chưa được như Công ty mẹ nhưng đã bám sát các nội dung cơ bản, đáp ứng đúng các yêu cầu, quy định chung.

Phó Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Mai Mạnh Dũng

Chia sẻ tại Tọa đàm, ông Mai Mạnh Dũng, Phó Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM) cho biết, Công đoàn VEAM gồm 25 công đoàn cơ sở thành viên. Trong đó có 6 Công đoàn cơ sở thuộc Doanh nghiệp FDI, với tổng số lao động là 19,703 người, số đoàn viên 18,042 chiếm 92% số lao động, số cán bộ đoàn viên trong các doanh nghiệp FDI 11,581 người chiếm 59% tổng số cán bộ đoàn viên trực thuộc.

Ông Mai Mạnh Dũng đề xuất, TƯLĐ nên ký kết một năm một lần để cả người sử dụng và người lao động ý thức nhiều hơn về việc thực hiện và đảm bảo theo đúng TƯLĐ. Phó Chủ tịch Công đoàn VEAM khẳng định, trong những năm qua, Tổng công ty duy trì và thực hiện tốt các mối quan hệ với người lao động bởi Tổng công ty luôn xác định phải bảo vệ quyền lợi cho người lao động chính là bảo vệ cho doanh nghiệp. 100% các đơn vị thành viên trực thuộc Công đoàn Tổng công ty thương lượng, ký kết TƯLĐTT, giữa tổ chức công đoàn và đại diện người sử dụng lao động đều xác định được trách nhiệm, tầm quan trọng của TƯLĐTT.

Chủ tịch Công đoàn Công Thương Hải Phòng Nguyễn Đức Châu

Tham dự Tọa đàm với tư cách là đại diện ngành Công Thương địa phương, Chủ tịch Công đoàn Công Thương Hải Phòng Nguyễn Đức Châu chia sẻ, TƯLĐ đối với ngành Công Thương địa phương là một công cụ vô cùng quan trọng để quản lý lao động, nếu doanh nghiệp nào không có thỏa ước sẽ rất bất ổn. Với Hải Phòng, ông Nguyễn Đức Châu cho biết, không có đơn vị nhà nước nào, phần lớn là doanh nghiệp cổ phần đã thành tư nhân, bên cạnh đó là các doanh nghiệp nước ngoài. Như vậy, việc quản lý sẽ vô cùng khó khăn, phức tạp. Nhờ có TƯLĐ, bản thân người lao động mới được bảo đảm quyền lợi một cách trực tiếp và chính đáng nhất.

Ủy viên Đoàn Chù tịch, Trưởng Ban Quan hệ lao động TLĐLĐ Việt Nam Lê Trọng Sang

Ghi nhận những ý kiến phong phú, xuất phát từ thực tiễn và rất xác đáng của các đại biểu tham dự Tọa đàm, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Lê Trọng Sang nhấn mạnh, điều quan tâm của Ban Quan hệ lao động Tổng liên đoàn là làm sao người lao động có được các TƯLĐTT tốt, hài hòa. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, các TƯLĐTT vẫn còn chung chung, sao chép và mang tính hình thức. Tọa đàm này là đã thảo luận sôi nổi và có những giải pháp khá cụ thể, giải quyết phần nào các vấn đề còn tồn tại đó. Ông Lê Trọng Sang đánh giá, các ý kiến, vấn đề tham luận tại Tọa đàm đều xoay quanh mục tiêu xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa người sử dụng lao động và người lao động. Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam khẳng định, nếu tìm được tiếng nói chung giữa người sử dụng lao động và người lao động, các TƯLĐTT đảm bảo thực hiện tốt, doanh nghiệp sẽ ngày một phát triển, đời sống của người lao động cũng sẽ ngày càng được nâng cao.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website