Thứ 4, 10/08/2016 | 00:00
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020
Ngày 08 tháng 8 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1563/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử (TMĐT) giai đoạn 2016-2020.
Ngày 08 tháng 8 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1563/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử (TMĐT) giai đoạn 2016-2020. Theo đó, Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn này sẽ kế thừa và phát huy những kết quả đạt được, khắc phục hạn chế, thiếu sót của Kế hoạch tổng thể giai đoạn 2011-2015, đề ra mục tiêu và các chính sách, giải pháp cụ thể để đưa TMĐT Việt Nam trở thành kết cấu hạ tầng quan trọng của lĩnh vực thương mại và của xã hội thông tin, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hội nhập quốc tế; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với vai trò là một văn bản chính sách mang tính định hướng vĩ mô, Kế hoạch tổng thể sẽ đưa ra những quan điểm và mục tiêu phát triển lớn cho lĩnh vực TMĐT của Việt Nam, từ các mục tiêu về hạ tầng, quy mô thị trường TMĐT, cho đến mức độ ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Tương ứng với các mục tiêu này là những giải pháp mang tính tổng quan, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của các Bộ, ngành và địa phương trên cả nước nhằm phát triển hài hòa mọi khía cạnh của lĩnh vực thương mại điện tử cũng như các dịch vụ hỗ trợ ngoại biên.
Kế hoạch tổng thể đưa ra các mục tiêu cần đạt được vào năm 2020 theo bốn nhóm chỉ tiêu: hạ tầng cho thương mại điện tử, quy mô thị trường thương mại điện tử, mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp, và mức ứng dụng thương mại điện tử trong cơ quan nhà nước. Trong đó xác định rõ các chỉ tiêu định lượng về thương mại điện tử, đặc biệt là các chỉ tiêu trọng tâm về quy mô thị trường và mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp, cơ quan nhà nước.
Để đạt được các mục tiêu cụ thể, Kế hoạch tổng thể đề ra bảy nhóm nhiệm vụ chính cần triển khai trong giai đoạn 2016-2020, bao gồm:
1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về TMĐT, bao gồm: rà soát, bổ sung, sửa đổi và ban hành mới các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật tạo điều kiện cho sự phát triển của thương mại điện tử, theo kịp với các bước tiến của công nghệ trong lĩnh vực này.
2. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động TMĐT, trong đó tập trung vào xây dựng, kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách tại các địa phương đáp ứng được công tác quản lý nhà nước về TMĐT; đẩy mạnh hoạt động thống kê về TMĐT và các hoạt động hỗ trợ TMĐT; đẩy mạnh cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các thủ tục hành chính công.
3. Đầu tư xây dựng và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho thương mại điện tử, bao gồm hạ tầng thanh toán, hạ tầng logistics, hạ tầng chứng thực và giao dịch đảm bảo cho thương mại điện tử.
4. Phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử, trong đó tập trung vào các hoạt động nâng cao năng lực ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp, đẩy mạnh đào tạo chính quy về thương mại điện tử, nâng cao nhận thức của cộng đồng về thương mại điện tử thông qua các phương tiện truyền thông.
5. Phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong TMĐT, trong đó tập trung vào việc khuyến khích, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, phát triển ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động và phát triển nội dung số cho TMĐT, phát triển các dịch vụ tích hợp dựa trên công nghệ tiên tiến, khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp bằng các mô hình kinh doanh thương mại điện tử mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến.
6. Phát triển TMĐT tại một số vùng và lĩnh vực trọng điểm, tập trung vào các hoạt động sau
- Hỗ trợ phát triển TMĐT tại các vùng, tuyến, hành lang kinh tế trọng điểm;
- Tập trung đẩy mạnh ứng dụng TMĐT đối với các ngành hàng xuất khẩu chủ lực;
- Xây dựng đề án và hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng TMĐT trong một số ngành sản xuất và dịch vụ chính, từ đó nhân rộng các mô hình ứng dụng TMĐT thành công sang các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về thương mại điện tử, nghiên cứu, đề xuất phương án gia nhập các điều ước quốc tế, các thể chế hợp tác đa phương về thương mại điện tử.
Xem chi tiết Quyết định số 1563/QĐ-TTg tại file đính kèm./.
- See more at: //www.vecita.mwld.net/tinbai/1257/Thu-tuong-Chinh-phu-phe-duyet-Ke-hoach-tong-the-phat-trien-thuong-mai-dien-tu-giai-doan-2016-2020#sthash.JIc7kpjt.dpuf
Ngày 08 tháng 8 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1563/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử (TMĐT) giai đoạn 2016-2020. Theo đó, Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn này sẽ kế thừa và phát huy những kết quả đạt được, khắc phục hạn chế, thiếu sót của Kế hoạch tổng thể giai đoạn 2011-2015, đề ra mục tiêu và các chính sách, giải pháp cụ thể để đưa TMĐT Việt Nam trở thành kết cấu hạ tầng quan trọng của lĩnh vực thương mại và của xã hội thông tin, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hội nhập quốc tế; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với vai trò là một văn bản chính sách mang tính định hướng vĩ mô, Kế hoạch tổng thể sẽ đưa ra những quan điểm và mục tiêu phát triển lớn cho lĩnh vực TMĐT của Việt Nam, từ các mục tiêu về hạ tầng, quy mô thị trường TMĐT, cho đến mức độ ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Tương ứng với các mục tiêu này là những giải pháp mang tính tổng quan, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của các Bộ, ngành và địa phương trên cả nước nhằm phát triển hài hòa mọi khía cạnh của lĩnh vực thương mại điện tử cũng như các dịch vụ hỗ trợ ngoại biên.
Kế hoạch tổng thể đưa ra các mục tiêu cần đạt được vào năm 2020 theo bốn nhóm chỉ tiêu: hạ tầng cho thương mại điện tử, quy mô thị trường thương mại điện tử, mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp, và mức ứng dụng thương mại điện tử trong cơ quan nhà nước. Trong đó xác định rõ các chỉ tiêu định lượng về thương mại điện tử, đặc biệt là các chỉ tiêu trọng tâm về quy mô thị trường và mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp, cơ quan nhà nước.
Để đạt được các mục tiêu cụ thể, Kế hoạch tổng thể đề ra bảy nhóm nhiệm vụ chính cần triển khai trong giai đoạn 2016-2020, bao gồm:
1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về TMĐT, bao gồm: rà soát, bổ sung, sửa đổi và ban hành mới các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật tạo điều kiện cho sự phát triển của thương mại điện tử, theo kịp với các bước tiến của công nghệ trong lĩnh vực này.
2. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động TMĐT, trong đó tập trung vào xây dựng, kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách tại các địa phương đáp ứng được công tác quản lý nhà nước về TMĐT; đẩy mạnh hoạt động thống kê về TMĐT và các hoạt động hỗ trợ TMĐT; đẩy mạnh cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các thủ tục hành chính công.
3. Đầu tư xây dựng và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho thương mại điện tử, bao gồm hạ tầng thanh toán, hạ tầng logistics, hạ tầng chứng thực và giao dịch đảm bảo cho thương mại điện tử.
4. Phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử, trong đó tập trung vào các hoạt động nâng cao năng lực ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp, đẩy mạnh đào tạo chính quy về thương mại điện tử, nâng cao nhận thức của cộng đồng về thương mại điện tử thông qua các phương tiện truyền thông.
5. Phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong TMĐT, trong đó tập trung vào việc khuyến khích, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, phát triển ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động và phát triển nội dung số cho TMĐT, phát triển các dịch vụ tích hợp dựa trên công nghệ tiên tiến, khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp bằng các mô hình kinh doanh thương mại điện tử mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến.
6. Phát triển TMĐT tại một số vùng và lĩnh vực trọng điểm, tập trung vào các hoạt động sau
- Hỗ trợ phát triển TMĐT tại các vùng, tuyến, hành lang kinh tế trọng điểm;
- Tập trung đẩy mạnh ứng dụng TMĐT đối với các ngành hàng xuất khẩu chủ lực;
- Xây dựng đề án và hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng TMĐT trong một số ngành sản xuất và dịch vụ chính, từ đó nhân rộng các mô hình ứng dụng TMĐT thành công sang các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về thương mại điện tử, nghiên cứu, đề xuất phương án gia nhập các điều ước quốc tế, các thể chế hợp tác đa phương về thương mại điện tử.
Xem chi tiết Quyết định số 1563/QĐ-TTg tại file đính kèm./.
- See more at: //www.vecita.mwld.net/tinbai/1257/Thu-tuong-Chinh-phu-phe-duyet-Ke-hoach-tong-the-phat-trien-thuong-mai-dien-tu-giai-doan-2016-2020#sthash.JIc7kpjt.dpuf
Theo đó, Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn này sẽ kế thừa và phát huy những kết quả đạt được, khắc phục hạn chế, thiếu sót của Kế hoạch tổng thể giai đoạn 2011-2015, đề ra mục tiêu và các chính sách, giải pháp cụ thể để đưa TMĐT Việt Nam trở thành kết cấu hạ tầng quan trọng của lĩnh vực thương mại và của xã hội thông tin, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hội nhập quốc tế; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với vai trò là một văn bản chính sách mang tính định hướng vĩ mô, Kế hoạch tổng thể sẽ đưa ra những quan điểm và mục tiêu phát triển lớn cho lĩnh vực TMĐT của Việt Nam, từ các mục tiêu về hạ tầng, quy mô thị trường TMĐT, cho đến mức độ ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Tương ứng với các mục tiêu này là những giải pháp mang tính tổng quan, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của các Bộ, ngành và địa phương trên cả nước nhằm phát triển hài hòa mọi khía cạnh của lĩnh vực thương mại điện tử cũng như các dịch vụ hỗ trợ ngoại biên.
Kế hoạch tổng thể đưa ra các mục tiêu cần đạt được vào năm 2020 theo bốn nhóm chỉ tiêu: hạ tầng cho thương mại điện tử, quy mô thị trường thương mại điện tử, mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp, và mức ứng dụng thương mại điện tử trong cơ quan nhà nước. Trong đó xác định rõ các chỉ tiêu định lượng về thương mại điện tử, đặc biệt là các chỉ tiêu trọng tâm về quy mô thị trường và mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp, cơ quan nhà nước. Để đạt được các mục tiêu cụ thể, Kế hoạch tổng thể đề ra bảy nhóm nhiệm vụ chính cần triển khai trong giai đoạn 2016-2020, bao gồm:
1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về TMĐT, bao gồm: rà soát, bổ sung, sửa đổi và ban hành mới các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật tạo điều kiện cho sự phát triển của thương mại điện tử, theo kịp với các bước tiến của công nghệ trong lĩnh vực này.
2. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động TMĐT, trong đó tập trung vào xây dựng, kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách tại các địa phương đáp ứng được công tác quản lý nhà nước về TMĐT; đẩy mạnh hoạt động thống kê về TMĐT và các hoạt động hỗ trợ TMĐT; đẩy mạnh cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các thủ tục hành chính công.
3. Đầu tư xây dựng và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho thương mại điện tử, bao gồm hạ tầng thanh toán, hạ tầng logistics, hạ tầng chứng thực và giao dịch đảm bảo cho thương mại điện tử.
4. Phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử, trong đó tập trung vào các hoạt động nâng cao năng lực ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp, đẩy mạnh đào tạo chính quy về thương mại điện tử, nâng cao nhận thức của cộng đồng về thương mại điện tử thông qua các phương tiện truyền thông.
5. Phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong TMĐT, trong đó tập trung vào việc khuyến khích, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, phát triển ứng dụng TMĐT trên nền tảng di động và phát triển nội dung số cho TMĐT, phát triển các dịch vụ tích hợp dựa trên công nghệ tiên tiến, khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp bằng các mô hình kinh doanh thương mại điện tử mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến.
6. Phát triển TMĐT tại một số vùng và lĩnh vực trọng điểm, tập trung vào các hoạt động sau - Hỗ trợ phát triển TMĐT tại các vùng, tuyến, hành lang kinh tế trọng điểm;
- Tập trung đẩy mạnh ứng dụng TMĐT đối với các ngành hàng xuất khẩu chủ lực;
- Xây dựng đề án và hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng TMĐT trong một số ngành sản xuất và dịch vụ chính, từ đó nhân rộng các mô hình ứng dụng TMĐT thành công sang các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về thương mại điện tử, nghiên cứu, đề xuất phương án gia nhập các điều ước quốc tế, các thể chế hợp tác đa phương về thương mại điện tử.
Xem chi tiết Quyết định số 1563/QĐ-TTg tại file đính kèm.