Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tái cơ cấu ngành Công Thương: Nâng cao chất lượng tăng trưởng của Ngành

Ngày 01/12/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có Quyết định số 2146/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, tái cơ cấu ngành Công Thương nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của Ngành.

Phát triển công nghiệp với cơ cấu hợp lý theo ngành và lãnh thổ

Với quan điểm, tái cơ cấu ngành Công Thương là một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; mục tiêu tổng quát của Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án) là tái cơ cấu ngành Công Thương nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của Ngành; Nghiên cứu đổi mới mô hình, tổ chức hoạt động của Ngành; xây dựng mô hình quản lý nhà nước về năng lượng hợp lý đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đề án cũng đã chỉ ra mục tiêu cụ thể là nhằm phát triển công nghiệp với cơ cấu hợp lý theo ngành và lãnh thổ; khai thác triệt để các lợi thế sẵn có và chủ động tạo ra lợi thế trong nước và các cơ hội quốc tế; tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất công nghiệp khu vực và thế giới để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; phấn đấu đến năm 2030, chỉ số hiệu suất cạnh tranh công nghiệp (CIP) của Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia đứng đầu khu vực.

Phát triển công nghiệp trên cơ sở huy động hiệu quả nhất mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế; chú trọng phát triển các ngành và sản phẩm công nghiệp ưu tiên làm nền tảng cho hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh phát triển các ngành và sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn; gắn kết sản xuất với phát triển dịch vụ công nghiệp.

Phát triển nguồn năng lượng hợp lý, theo cơ chế thị trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đẩy mạnh đánh giá trữ lượng tài nguyên, thăm dò, đầu tư mua mỏ ở nước ngoài; tiến tới thực hiện đấu thầu trong các hoạt động khai thác tài nguyên.

Tiếp tục phát triển thị trường ngoài nước để tăng nhanh xuất khẩu; xây dựng và củng cố các đối tác hợp tác chiến lược để phát triển thị trường bền vững; đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, tránh lệ thuộc vào một thị trường nhập khẩu; chủ động điều chỉnh tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, kiểm soát hợp lý nhập khẩu, cải thiện thâm hụt thương mại với các thị trường Việt Nam nhập siêu lớn.

Coi trọng và phát triển mạnh thị trường trong nước; xây dựng nền thương mại trong nước phát triển bền vững, văn minh, hiện đại, dựa trên một cấu trúc hợp lý các hệ thống và các kênh phân phối với sự tham gia đa dạng của các loại hình tổ chức và các thành phần kinh tế; khuyến khích và thúc đẩy quá trình hình thành các doanh nghiệp lớn thông qua quá trình tích tụ và tập trung; phát huy vai trò và vị trí của thương mại trong nước trong việc định hướng và thúc đẩy sản xuất phát triển, định hướng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng của nhân dân; đặc biệt quan tâm phát triển thị trường ở vùng biên giới, miền núi, hải đảo.

Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, tiếp tục nâng cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn khu vực và quốc tế; chủ động xây dựng các quan hệ đối tác mới thực sự mang lại lợi ích quốc gia; thúc đẩy và tăng cường hiệu quả hội nhập quốc tế gắn kết chặt chẽ với yêu cầu giữ vững độc lập tự chủ và phát triển bền vững; Đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước, khắc phục đầu tư phân tán, dàn trải vào những lĩnh vực ngành nghề không thuộc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính, không hiệu quả, đẩy nhanh việc thoái vốn so với lộ trình tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 6,5 - 7,0%, giai đoạn 2021 - 2030 đạt 7,5 - 8,0%; Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu kinh tế (%/GDP) đến năm 2020 chiếm 42 - 43% và đến năm 2030 chiếm 43 - 45%.

Tái cơ cấu theo từng lĩnh vực

Đề án cũng đã nêu ra, tái cơ cấu ngành Công Thương theo lĩnh vực: Công nghiệp; năng lượng; thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, đối với lĩnh vực công nghiệp, sẽ phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên hướng đến tập trung phát triển một số ngành công nghiệp: sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao; giá trị xuất khẩu lớn; tạo thị trường cho công nghiệp hỗ trợ phát triển; sử dụng công nghệ cao; tạo nhiều việc làm đòi hỏi trình độ cao; giảm dần các lĩnh vực sử dụng nhiều tài nguyên khoáng sản và lao động giản đơn.

Cụ thế, đối với ngành công nghiệp nặng, Đề án chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ nhằm chuyển dịch cơ cấu sản phẩm ở các ngành: cơ khí - luyện kim, hóa chất, cao su. Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử, cơ khí. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển cơ khí trọng điểm. Khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư tập trung, quy mô lớn trong các ngành: thép, kim loại màu, khai thác khoáng sản, hóa chất.

Với ngành cơ khí sẽ ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, thiết kế chế tạo sản phẩm mới và chuyển giao công nghệ, đầu tư một số trung tâm đúc, tạo phôi hiện đại, đồng thời để tập trung phát triển trong giai đoạn đến năm 2020 các sản phẩm: máy móc nông nghiệp, linh kiện phụ tùng ô tô, đóng tàu biển, v.v...

Với ngành điện tử, công nghệ thông tin sẽ xây dựng định hướng phát triển và tìm một số khâu đột phá để tập trung đầu tư sản xuất, ưu tiên thu hút các công nghệ hiện đại, sản xuất một số linh phụ kiện chủ chốt nhằm đẩy mạnh hơn nữa trong chuyển dịch cơ cấu, đóng góp lớn hơn vào giá trị tăng thêm của ngành. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, bao gồm các lĩnh vực phần cứng - điện tử, phần mềm, nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin; tập trung đào tạo phát triển đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin trình độ cao; đầu tư xây dựng hình thành mạng lưới các khu công nghệ thông tin tập trung để thu hút đầu tư của các tập đoàn hàng đầu thế giới; ưu tiên mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm phần cứng - điện tử, phần mềm, nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin mang thương hiệu Việt Nam có giá trị gia tăng cao.

Với ngành thép sẽ chuyển dịch cơ cấu sản xuất sản phẩm từ phát triển số lượng sang nâng cao chất lượng sản phẩm, phấn đấu đạt tiêu chuẩn quốc tế; ưu tiên phát triển các sản phẩm thép hiện nay Việt Nam chưa sản xuất được. Đối với khai thác khoáng sản, đẩy mạnh, tập trung vốn nhà nước và khuyến khích doanh nghiệp tự bỏ vốn điều tra cơ bản địa chất tìm kiếm, thăm dò đánh giá tài nguyên trữ lượng trên đất liền và thềm lục địa biển Việt Nam, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành công tác lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản 1/50.000 trên đất liền và ven biển ở độ sâu 30 m nước.

Trong ngành công nghiệp nhẹ sẽ chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ nhằm chuyển dịch cơ cấu sản phẩm ở các ngành: dệt may, da giày, nhựa, đồ uống, thuốc lá, giấy, dầu thực vật...; quy hoạch các khu cụm công nghiệp tập trung có xử lý nước thải đảm bảo môi trường và tập trung phát triển nguyên phụ liệu trong các ngành dệt may, da giày; tập trung và tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển vùng nguyên liệu cho các ngành: sữa, thuốc lá, giấy.

Đối với lĩnh vực năng lượng, tìm kiếm, đa dạng hóa trong huy động nguồn vốn đầu tư cho phát triển ngành năng lượng. Phân bổ nguồn vốn đầu tư hợp lý, đầu tư trong và ngoài nước đảm bảo hiệu quả kinh tế và an ninh năng lượng quốc gia. Đẩy mạnh, tập trung vốn nhà nước và khuyến khích doanh nghiệp tự bỏ vốn điều tra cơ bản địa chất tìm kiếm, thăm dò đánh giá tài nguyên trữ lượng trên đất liền và thềm lục địa biển Việt Nam làm cơ sở để kêu gọi đầu tư và đấu thầu các hoạt động khai thác mỏ. Đẩy mạnh khai thác, chế biến, vận chuyển, tàng trữ, phân phối, dịch vụ dầu khí trong và ngoài nước; gia tăng trữ lượng, đầu tư mua mỏ ở nước ngoài.

Xây dựng Đề án thành lập cơ quan quản lý nhà nước về năng lượng. Phân định rõ giữa chức năng quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh trong ngành Dầu khí. Cơ cấu lại mô hình hoạt động của các tổng công ty phát điện, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia, các tổng công ty điện lực, Công ty Mua bán điện trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Thực hiện các chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phấn đấu hệ số đàn hồi năng lượng tiệm cận với các nước tiên tiến trong khu vực.

Đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu

Trong lĩnh vực thương mại, Nạp Tiền 188bet sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Kế hoạch của ngành Công Thương triển khai chương trình hành động thực hiện Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030.

Cụ thể, sẽ tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống (Nga, Đông Âu); tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng như (Ấn Độ, các nước Nam Á khác, Châu Phi và Trung Đông, Mỹ La-tinh; ưu tiên khai thác và tận dụng tối đa các cơ hội từ các thị trường xuất khẩu trọng điểm, chiến lược (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu - EU, ASEAN, Úc). Tập trung xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường mới cho các mặt hàng nông sản, rau quả của Việt Nam.

Tận dụng tốt các cơ hội mở cửa thị trường của nước ngoài và lộ trình cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đã ký các thỏa thuận thương mại tự do (FTA/EPA/CEP); Kịp thời thông báo, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các nhà sản xuất, xuất khẩu về các loại rào cản của các nước nhập khẩu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, cải thiện chất lượng hàng hóa tránh rủi ro cho doanh nghiệp khi thực hiện các hợp đồng xuất khẩu.

Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, đặc biệt là thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất tránh tình trạng phụ thuộc lớn vào một thị trường; từng bước cải thiện cán cân thương mại với các thị trường Việt Nam nhập siêu theo hướng cân bằng hơn. Chủ động điều chỉnh tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, đáp ứng yêu cầu. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu và sử dụng hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu.

Chi tiết Quyết định số 2146/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xem tại đây.

 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website