Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phạt đến 2 tỷ đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Ngày 14/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với mức phạt tiền tối đa là 01 tỷ đồng đối với cá nhân và 02 tỷ đồng đối với tổ chức.

Cụ thể, phạt tiền từ 1,9 - 02 tỷ đồng đối với tổ chức xả nước thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép; phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với tổ chức không niêm yết công khai Kế hoạch quản lý môi trường của dự án tại địa điểm thực hiện dự án và Trụ Sở UBND cấp xã nơi thực hiện việc tham vấn cộng đồng để nhân dân biết, kiểm tra, giám sát; phạt tiền lần lượt từ 100 - 110 triệu đồng; 120 - 130 triệu đồng và 200 - 250 triệu đồng đối với hành vi không xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, không vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án; không dừng ngay các hoạt động của dự án gây ra sự cố ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng hoặc báo cáo sai sự thật kết quả thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án và không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định...

Ngoài các mức phạt tiền nêu trên, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường có thời hạn; buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi do VPHC gây ra; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học...

Bên cạnh đó, Nghị định số 179/2013/NĐ-CP cũng quy định về điều khoản chuyển tiếp, theo đó các hành vi vi phạm hành chính đã được lập Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì xử phạt theo Nghị định số 117/2009/NĐ-CP.

Nghị định này thay thế Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2013.

Chi tiết văn bản, xem tại đây.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website