Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ký Ý định thư về việc đàm phán Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư giữa Việt Nam và Nepal

Sáng ngày 11/5/2019, tại trụ sở Chính phủ, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Nepal Xác-ma Ô li, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Đặng Hoàng An đã cùng với Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, Thương mại và Cung ứng Nepal ký Ý định thư về việc đàm phán Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư giữa Việt Nam và Nepal.

Đây là một nội dung quan trọng trong khuông khổ chương trình chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Nepal kết hợp tham dự Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc Vesak 2019. 

Trong Ý định thư, hai Bên bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác, tiến tới đàm phán và ký kết một Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư, nhằm tạo khung khổ pháp lý, cho các hoạt động hợp tác kinh tế - thương mại – đầu tư giữa hai nước hiện vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng. 

Trong khuôn khổ chương trình tiếp đón chính thức đoàn cấp cao Nepal, Thứ trưởng Đặng Hoàng An đã tham dự Hội đàm giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Nepal Mác-xa Ô li trong sáng ngày 11/5/2019. 

Tại buổi Hội đàm cấp cao, về kinh tế - thương mại, hai nhà Lãnh đạo cấp cao đã điểm lại tình hình hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước thời gian qua và cho rằng vẫn còn nhiều tiềm năng để hai bên tăng cường hợp tác trong thời gian tới. Hai bên nhất trí cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và các cơ chế hợp tác kinh tế - thương mại song phương, tăng cường trao đổi các đoàn doanh nghiệp tham dự hội chợ, triển lãm, giao thương. 

Hiện nay, trao đổi thương mại giữa Việt Nam – Nepal đạt 26,7 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nepal đạt 21,4 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nepal đạt 0,3 triệu USD. Các sản phẩm Việt Nam xuất khẩu chủ yếu gồm: điện thoại di động và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; nông sản. Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu từ Nepal gồm: hương liệu, nguyên phụ liệu dệt may, da giày… 

Hai nước có tiềm năng hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực như: thiết bị điện, chế biến nông sản, du lịch, thủy điện, viễn thông, nông nghiệp, v.v...


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website