Kiên trì chủ trương hội nhập toàn diện với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế
Báo cáo công tác hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2015 – 2020 và phương hướng giai đoạn tới, Chánh Văn phòng BCĐLNKT Trịnh Minh Anh cho biết, thời gian qua, hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam diễn ra sôi động và đạt những thành tựu tích cực, góp phần khẳng định vai trò trọng tâm của hội nhập kinh tế trong hội nhập quốc tế.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế chính trị thế giới có những diễn biến phức tạp, cạnh tranh chiến lược sâu sắc giữa các nước lớn, đại dịch Covid-19 bùng phát gây ảnh hưởng nặng nề cho kinh tế toàn cầu từ đầu năm 2020; dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Ban Chỉ đạo hội nhập quốc tế về kinh tế và sự tham gia tích cực của các Bộ, ban, ngành, địa phương, Việt Nam tiếp tục triển khai quyết liệt, bài bản, hiệu quả công tác hội nhập kinh tế quốc tế, đạt nhiều kết quả hết sức quan trọng. Điểm sáng của thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế được thể hiện qua việc thúc đẩy ký kết, phê chuẩn và triển khai hiệu quả Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA), phát huy vai trò Chủ tịch ASEAN 2020.
Với 13 FTA đã có hiệu lực thực thi và 03 FTA đang đàm phán, Việt Nam trở thành tâm điểm của mạng lưới khu vực thương mại tự do rộng lớn, chiếm 59% dân số thế giới và 68% thương mại toàn cầu, góp phần gia tăng đan xen lợi ích của nước ta với hầu hết các đối tác hàng đầu khu vực và thế giới.
Ngoài ra, Việt Nam chủ động tham gia, đóng góp tích cực tại các cơ chế đa phương như Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu (ASEM), hợp tác tiểu vùng Mekong,… Đồng thời, vận động chính trị, ngoại giao thành công 19 đối tác, nâng tổng số các đối tác chính thức công nhận quy chế thị trường của Việt Nam lên 71 nước.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet Trần Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế kinh tế nhận định, diễn biến toàn cầu hóa có những biến chuyển mới, nhanh, phức tạp, cụ thể như xu hướng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và chủ nghĩa dân tộc đang có xu thế trỗi dậy ở một số quốc gia, khu vực gây tác động mạnh đến chính trị và kinh tế thế giới cũng như Việt Nam. Ngoài ra, dịch Covid-19 đã dẫn đến sự đứt gãy các chuỗi cung ứng lớn, cũng như quá trình tái cấu trúc lại hệ thống sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia, tạo nên những thay đổi căn bản trong cấu trúc của nền kinh tế thế giới. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng các Bộ ngành thành viên cần có những nghiên cứu, đánh giá và tham mưu cho Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế kinh tế và Chính phủ để có giải pháp ứng phó kịp thời.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng đề nghị: phải đánh giá kỹ việc triển khai nhiệm vụ của BCĐLNKT trong đó không chỉ về hội nhập kinh tế mà cả phối hợp chặt chẽ với hội nhập trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Nhiệm vụ ưu tiên của hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới là đảm bảo khai thác hiệu quả các hiệp thương mại tự do đã có hiệu lực, đặc biệt Hiệp định EVFTA. Xây dựng Chương trình hành động BCĐLNKT trong đó tập trung vào thực thi ngay Hiệp định EVFTA. Sau khi có Chương trình hành động, cần xác định rõ vai trò của từng thành viên BCĐLNKT trong việc tham mưu, thực hiện để đôn đốc kiểm tra. Tập trung quyết liệt hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng về năng lực thể chế để tổ chức thực thi Hiệp định EVFTA. Trước những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới, các thành viên trong BCĐLNKT tiếp tục tăng cường công tác dự báo tình hình, từ đó chủ động và sát sao chỉ đạo nhằm đảm bảo thực thi hiệu quả các FTA.
Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet Trần Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế
Các hoạt động nổi bật là: Nghiên cứu, đề xuất, tham mưu các chủ trương, chính sách lớn về hội nhập kinh tế quốc tế; xây dựng chương trình đối ngoại của Ban Chỉ đạo với các nước và tổ chức khu vực, quốc tế; đẩy mạnh đàm phán, ký kết và thực thi các hiệp định thương mại tự do; triển khai hiệu quả các hoạt động hội nhập trong khuôn khổ các tổ chức, diễn đàn hội nhập kinh tế quốc tế (WTO, ASEAN, APEC); tích cực vận động chính trị, ngoại giao để các đối tác công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam; điều phối xây dựng và đôn đốc triển khai các chủ trương, nghị quyết, chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hiệu quả thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam…
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh Trưởng ban BCĐLNKT đánh giá cao nỗ lực của các Bộ, ban, ngành, địa phương đã khắc phục khó khăn, thách thức, chủ động, tích cực, linh hoạt, sáng tạo thúc đẩy triển khai mạnh mẽ hội nhập kinh tế quốc tế.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, mục tiêu cao nhất hiện nay là phục vụ phục hồi kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững. Hội nhập kinh tế quốc tế, cần đặt trọng tâm hàng đầu vào việc thực thi và tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do, nhất là CPTPP, EVFTA, các hiệp định của ASEAN với các đối tác; tăng cường sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội ngành hàng trong quá trình triển khai các cam kết, đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành hàng, hỗ trợ doanh nghiệp trong phòng vệ thương mại. Đồng thời, các bộ, ngành liên quan cần chủ động xây dựng các phương án phù hợp thúc đẩy các FTA hiện đang đàm phán, tiếp tục nghiên cứu, đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường và đối tác trong bối cảnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp.
Trong thời gian tới, BCĐLNKT cần phát huy hơn nữa vai trò phối hợp liên ngành, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể như phối hợp các Bộ ngành đề xuất phương án, xây dựng và triển khai các hoạt động kinh tế thương mại nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế; tiếp tục phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa hoạt động hội nhập ngoài nước và hội nhập trong nước, đặc biệt chú trọng việc gắn việc thực thi đầy đủ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế với quá trình rà soát, bổ sung và hoàn thiện pháp luật và thể chế trong nước, hỗ trợ tích cực cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; phối hợp các Bộ, ngành nghiên cứu các phương án tham gia tích cực vào các định chế đa phương và khu vực để góp phần vào việc xây dựng các định hướng hợp tác kinh tế mới. Đối với các Hiệp định đã có hiệu lực như CPTPP, EVFTA, cần đa dạng hóa phương thức và nội dung thông tin tuyên truyền cho doanh nghiệp, nhắm vào các đối tượng, ngành hàng cụ thể, để doanh nghiệp có thể tiếp cận thông tin dễ dàng và dễ hiểu nhất.
Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ: Ngoại giao, Công Thương và các Bộ, ngành liên quan phối hợp thực hiện thành công các nhiệm vụ hội nhập ASEAN trong Năm Chủ tịch 2020, củng cố và nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam trong đề xuất, sáng kiến và thực thi tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2025; tiếp tục phát huy vai trò và đóng góp tích cực của Việt Nam tại các cơ chế hợp tác kinh tế đa phương tầm khu vực và toàn cầu như APEC, WTO.