Khóa họp lần thứ 7 UBLCP Việt Nam – Uzbekistan về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật
Tại Khóa họp, hai Đồng Chủ tịch Phân ban Việt Nam và Uzbekistan đã tổng kết tình hình hợp tác giữa hai nước trong năm năm qua kể từ Phiên họp 6, tổ chức vào tháng 12 năm 2013. Trong các bài phát biểu của mình, hai Đồng Chủ tịch cho rằng, hợp tác giữa Việt Nam và Uzbekistan cần tập trung vào các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm, đó là hợp tác trong việc đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp (như ngành nuôi trồng thủy sản, trồng dâu tằm), tạo điều kiện cho thương mại một số mặt hàng thế mạnh của mỗi bên và đẩy mạnh hơn nữa hợp tác tại các lĩnh vực khác như văn hóa, du lịch...
Tại Khóa họp, hai bên cũng đã ghi nhận những khó khăn, thách thức trong việc thu hút đầu tư sang nhau, do doanh nghiệp của hai nước thiếu thông tin về chính sách tại mỗi nước, địa lý xa xôi cũng như văn hóa và ngôn ngữ cũng là những rào cản cho doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường. Hiện nay tại Uzbekistan có 17 doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động các lĩnh vực thực phẩm, nhà hàng, cung cấp hàng nông sản, nuôi cá, trồng dâu tằm.
Quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước trong những năm qua đã có những biến chuyển tích cực. Giai đoạn 2015 – 2017 đánh dấu sự thay đổi trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước. Năm 2015 kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 22 triệu USD (trong đó xuất khẩu đạt 18 triệu USD, nhập khẩu đạt 4 triệu USD). Năm 2016 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 37,4 triệu USD (tăng 69,8% so với năm 2015). Năm 2017 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 38,8 triệu USD (tăng 3,7%). Trong 3 tháng đầu năm 2018, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 11 triệu USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam đạt 2,8 triệu USD và nhập khẩu từ Uzbekistan là 8,2 triệu USD.
Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước đã có sự thay đổi rõ rệt. Trước năm 2015, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là thủy sản, sản phẩm từ gỗ, hàng dệt may, da giày, hạt điều, chè, điện thoại và linh kiện, máy móc, thiết bị, phụ tùng. Uzbekistan xuất khẩu chủ yếu sang Việt Nam các mặt hàng: sợi dệt các loại, phân kali. Nhưng sau năm 2015 cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Uzbekistan đã được mở rộng, hiện nay các mặt hàng nước bạn xuất khẩu sang Việt Nam là: chất dẻo (chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu), phân kali, phân Ure, sợi các loại, nguyên phụ liệu dệt may.
Tại Khóa họp của Ủy ban, hai Đồng Chủ tịch Phân ban kêu gọi các doanh nghiệp của hai nước chủ động và tích cực hơn nữa trong việc tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư và kết nối giao thương. Với dân số gần 33 triệu người dân, Uzbekistan là thị trường có nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng như nông sản như chè, cà phê, hoa quả nhiệt đới, thủy sản… Đồng thời, Uzbekistan đang diễn ra những thay đổi đáng kể trong chính sách kinh tế - ngoại thương kể từ khi Ông Shavkat Mirziyoev trở thành Tổng thống mới của Cộng hòa Uzbekistan từ năm 2016. Uzbekistan tăng cường và mở rộng hợp tác với các nước láng giềng, khu vực EU và Đông Nam Á và đặc biệt là rất coi trọng hợp tác với Việt Nam.
Sau Khóa họp, vào chiều ngày 23 tháng 7 năm 2018, Chủ tịch Phân ban Việt Nam, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Hoàng Quốc Vượng đã có buổi tiếp kiến Thủ tướng Cộng hòa Uzbekistan, Ông Aripov A. N. Tại buổi tiếp kiến, Thủ tướng Cộng hòa Uzbekistan đã đánh giá cao nỗ lực của hai Phân ban trong việc tổ chức Khóa họp 7. Đồng thời, Thủ tướng đã thông báo về tình hình phát triển kinh tế cũng như chính sách mở cửa hiện nay của Uzbekistan và đề nghị hai bên tăng cường hợp tác tại những lĩnh vực hai bên có thể mạnh, nỗ lực giảm các rào cản chính sách nhằm thúc đẩy hơn nữa thương mại và đầu tư song phương.
Thủ tướng Aripov A. N cũng đánh giá cao kết quả đã đạt được tại Khóa họp 7 và giao Chủ tịch Phân ban Uzbekistan, Bộ trưởng Ngoại thương, Ông Khodzhaev J.A. xây dựng ngay kế hoạch cụ thể để triển khai hiệu quả các kết quả này. Theo đó, kế hoạch này sẽ được mở đầu bằng việc phía Uzbekistan cử Đoàn doanh nghiệp do Phó Chủ tịch tỉnh Tashkent làm Trưởng Đoàn sang Việt Nam nhằm tổ chức Diễn đàn kinh tế - thương mại và khoa học – kỹ thuật tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong nửa đầu tháng 8 năm 2018.
Về phần mình, Chủ tịch Phân ban Việt Nam, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng đã thông báo về kết quả tích cực của kinh tế Việt Nam và mong muốn các doanh nghiệp Uzbekistan tích cực tìm kiếm các cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực hai Bên có thế mạnh. Phía Việt Nam sẵn sàng đón tiếp các đoàn doanh nghiệp của Uzbekistan và mong muốn trong thời gian tới, việc trao đổi Đoàn doanh nghiệp giữa hai nước sẽ được hai bên duy trì và mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ngoài ra, trong khuôn khổ chương trình công tác, Đoàn Việt Nam đã có buổi làm việc tại hai tỉnh Bukhara và Jizzakh vào ngày 24 và 25 tháng 8 năm 2018. Tại buổi làm việc, Đoàn đã được phía Uzbekistan giới thiệu về tiềm năng của tỉnh và các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng thời, Đoàn đã tới thăm và làm việc với các doanh nghiệp Uzbekistan hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng cá và dâu tằm. Đây là các lĩnh vực mà phía Uzbekistan thể hiện mong muốn đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thăm nhà máy dệt tại UZbekistan
Dự kiến, Khóa họp lần thứ 8 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Uzbekistan về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật sẽ được tổ chức tại Việt Nam vào năm 2019, ngày họp cụ thể sẽ được hai bên thống nhất qua kênh ngoại giao.