Hội thảo quản lý sản xuất, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong khai thác than hầm lò
Từ năm 1991 đến nay, sản xuất vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) của nước ta liên tục phát triển, từ chỗ chúng ta phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài (nhập khẩu VLNCN 100%) thì đến nay đã gần như tự chủ được sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước phục vụ các ngành công nghiệp khai khoáng, xây dựng, thủy lợi và giao thông. Sản lượng VLNCN tiêu thụ cũng liên tục tăng trưởng (năm 1996 toàn quốc tiêu thụ 16.000 tấn, đến năm 2016 tiêu thụ 122.000 tấn), đặc biệt là khai thác than chiếm một tỷ trọng lớn (khoảng 50 ÷ 60 %) trên tổng lượng tiêu thụ VLNCN toàn quốc (năm 2016 ngành than tiêu thụ khoảng 60.000tấn thuốc nổ, 40 triệu kíp nổ, 20 triệu dây nổ các loại).
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) hiện nay gồm: 02 Pháp lệnh; 08 Nghị định; 10 Thông tư; 01 Quyết định và 20 Thông tư và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về VLNCN. Nhìn chung, đến nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối hoàn chỉnh đảm bảo quản lý chặt chẽ VLNCN từ sản xuất, cung ứng, bảo quản vận chuyển và sử dụng (quy định cụ thể về đối tượng được phép hoạt động VLNCN, các yêu cầu về con người, về cơ sở vật chất, về địa điểm và thời gian, về nội quy quy định, quy trình kỹ thuật an toàn trong các hoạt động VLNCN). Đặc biệt, Nạp Tiền 188bet đã ban hành các Quy chuẩn quốc gia về VLNCN sử dụng trong môi trường khí, bụi nổ (kíp nổ điện; kíp nổ vi sai điện an toàn; kíp nổ vi sai phi điện; thuốc nổ an toàn).
Tuy nhiên, thời gian qua đã để xảy ra nhiều vụ tai nạn, sự cố liên quan đến sử dụng VLNCN trong khai thác khoáng sản, đặc biệt tại một số đơn vị khai thác than hầm lò thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Từ năm 2010 đến nay, các đơn vị sản xuất khai thác than trong Tập đoàn đã để xảy ra 30 vụ sự cố và tai nạn liên quan đến sử dụng VLNCN làm 09 người chết, 43 người bị thương, điển hình gần đây nhất là vụ tai nạn ngày 29 tháng 9 năm 2016 tại Công ty Than Khe Chàm - TKV làm 14 người bị thương (01 người bị thương nặng và 13 người bị thương nhẹ), Công ty Than Mạo Khê để xảy ra 03 vụ vào các năm 2012, 2016, 2017 (03 người chết và 02 người bị thương)…. Nguyên nhân chủ yếu của các vụ sự cố, tai nạn do vi phạm các quy định về sử dụng, khoan, nổ mìn trong hầm lò, chỉ huy nổ mìn, thợ mìn còn chủ quan, việc kiểm tra của cán bộ chưa hiệu quả, đồng thời công tác kiểm soát chất lượng VLNCN cũng chưa được quan tâm đúng mức.
Qua theo dõi, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp nhìn nhận, công tác sử dụng VLNCN hiện nay của các đơn vị trong ngành than, nhìn chung đã đi vào nề nếp, tuân thủ các quy đinh về bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN. Tuy nhiên, các đơn vị khai thác than hầm lò của TKV vẫn còn các tai nạn, sự cố liên quan đến VLNCN và đang có xu hướng tăng.
Vì vậy, Hội thảo quản lý sản xuất, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong khai thác than hầm lò nhằm đánh giá toàn diện về chất lượng, quá trình bảo quản, sử dụng VLNCN trong khai thác than hầm lò và đưa ra các giải pháp giảm thiểu, loại trừ các sự cố, tai nạn liên quan đến sử dụng VLNCN rất có ý nghĩa trong bối cảnh hiện tại.
Thời gian tới, để giảm thiểu những tai nạn, sự cố trong công tác sử dụng VLNCN, Nạp Tiền 188bet đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc như sau:
Vụ Khoa học và Công nghệ: Chủ trì nghiên cứu, đề xuất chỉnh sửa Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các loại kíp nổ điện số QCVN 02:2015/BCT, đặc biệt xem xét dải chênh điện trở của loại kíp vi sai để phù hợp với các nước tiên tiến; Xem xét việc sử dụng kíp nổ phi điện để nâng cao mức độ an toàn trong nổ mìn mỏ hầm lò.
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp: Nghiên cứu, sửa đổi những quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật an toàn nhằm tạo thuận lợi cho các đơn vị có hoạt động VLNCN dễ thực hiện được các quy định, nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc an ninh, an toàn trong tất cả các khâu từ sản xuất, cung ứng, bảo quản vận chuyển và sử dụng VLNCN; Chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định để hướng dẫn, điều chỉnh kịp thời các quy định chưa phù hợp.
Các đơn vị sản xuất, cung ứng VLNCN: Quản lý chặt chẽ hơn nữa chất lượng sản phẩm hàng hóa VLNCN, cung cấp cho khách hàng những loại VLNCN luôn đảm bảo tốt chất lượng như đã công bố; Xây dựng quy trình đo điện trở kíp, phân loại điện trở kíp theo nhóm để hạn chế nguy cơ gây hiện tượng mìn câm.
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc - Bộ Quốc phòng: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nghiêm túc thực hiện các vấn đề sau đây: Đo kiểm tra 100% điện trở kíp điện và phân loại kíp để có sự chênh lệch điện trở nhỏ ± 0,2Ω trước khi cấp phát để sử dụng; Đo điện trở toàn mạng nổ bảo đảm phù hợp giá trị cho phép của máy nổ mìn; Rà soát các quy định về khoan nổ mìn, bảo quản, vận chuyển, sử dụng VLNCN để điều chỉnh phù hợp;
Hồng Hạnh