Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội thảo khoa học “Phát triển Công nghiệp Hoá dược”

Sáng ngày 9/11/2018, Cục Hoá chất, Nạp Tiền 188bet phối hợp với Hội Hoá dược Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển Công nghiệp Hoá dược”. Tham dự Hội thảo có PGS.TS. Từ Minh Koóng, Chủ tịch Hội Hoá dược Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thanh, Cục trưởng Cục Hoá chất, GS.TS. Nguyễn Văn Tuyến, Viện trưởng Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cùng các đại diện từ các Bộ ngành và các Công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm trong nước.

Đánh giá hiệu quả của việc triển khai thực hiện Chương trình Hóa dược giai đoạn 2008-2017 và những định hướng hoạt động của Chương trình trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Thanh, Cục trưởng Cục Hóa chất, Nạp Tiền 188bet cho biết, trước năm 2008, Việt Nam chưa tập trung nhiều vào phát triển Hóa dược, việc thực hiện Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020 có ý nghĩa quan trọng. Trong giai đọan 2008-2017, Chương trình Hóa dược đã nghiên cứu và hoàn thiện các quy trình chiết xuất, tổng hợp và bán tổng hợp nhiều loại nguyên liệu quan trọng trong ngành Công nghiệp dược. Đã có 14 giải pháp hữu ích; 31 đăng ký bảo hộ quyền sở hữu; 01 sáng chế và 155 bài báo trong nước và quốc tế được thực hiện trong giai đoạn 2008-2017.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Cục trưởng Cục Hóa chất, Nạp Tiền 188bet

Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài, dự án đã được nhiều Công ty ứng dụng triển khải sản xuất và thương mại đem lại hiệu quả to lớn; Góp phần tư vấn, chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực cho nhà máy hóa dược: Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam góp phần đào tạo nhân lực và tư vấn lựa chọn công nghệ cho dự án ”Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất Sorbitol công suất 30.000 tấn/năm” tại Tây Ninh. Giai đoạn 2 của dự án là sản xuất vitamin C; Đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực hoá dược, phục vụ có hiệu quả cho việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy, hợp tác quốc tế, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất trong lĩnh vực này.

Thông qua việc thực hiện các đề tài dự án, Chương trình Hóa dược đã trang bị một khối lượng lớn các thiết bị phục vụ thí nghiệm hiện đại cho các phòng thí nghiệm của Viện: Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hóa học Công nghiệp Việt Nam, Kỹ Thuật nhiệt đới Việt Nga, Kỹ thuật hóa sinh và tài liệu nghiệp vụ - Bộ Công an... Phòng thí nghiệm của các trường Đại học như: Đại học Dược Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội,… và các Công ty hoạt động khoa học và công nghệ nhằm phục vụ nhu cầu thực hiện đề tài, dự án. Việc trang bị các trang thiết bị cho các Viện, Trường đại học và các Doanh nghiệp đã tạo cơ hội cho các các bộ phòng thí nghiệm, các cán bộ kỹ thuật được tiếp xúc với các trang thiết bị, phương pháp nghiên cứu của khu vực và trên thế giới. Điển hình là hai hệ thiết bị chiết xuất quy mô pilot của Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam và Hệ thiết bị tổng hợp quy mô pilot cho viện Kỹ thuật hóa sinh và tài liệu nghiệp vụ (Bộ Công an)...

Việc ứng dụng các kết quả của đề tài, dự án của Chương trình Hóa dược cũng đã góp phần nâng cao chuỗi giá trị kinh tế của các sản phẩm trong nước sản xuất được, tăng cường tính cạnh tranh cho các sản phẩm với các sản phẩm nhập ngoại. Điển hình như dự án chiết xuất rutin từ hoa hòe của Công ty cổ phần dược vật tư y tế Khải Hà đã chiết xuất được Rutin đạt hàm lượng >=98% đạt tiêu chuẩn dược điển Đức, sản phẩm đã bán ra thị trường trong nước và xuất khẩu sang thị trường Nhật. Công ty sử dụng nguyên liệu hoa hòe thu mua trực tiếp từ nông dân tỉnh Thái Bình, giúp người dân giảm sự phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc và nâng cao giá trị nguồn dược liệu.

Ngoài ra, việc ứng dụng các sản phẩm của đề tài, dự án vào thực tiễn đã góp phần nâng cao sức khỏe của cộng đồng, giảm chi phí, phụ thuộc vào các thuốc nhập ngoại.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Thanh cũng thừa nhận còn gặp nhiều khó khăn. Ngành công nghiệp hóa dược trước năm 2008 là một trong những phân ngành chưa phát triển của ngành công nghiệp hóa chất. Nguyên liệu cho sản xuất thuốc chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài, đầu tư nguồn lực, nhân lực cho ngành hóa dược từ trước đến nay chưa được chú trọng đúng mức. Nền tảng về nghiên cứu còn nghèo nàn về nhân lực, trang thiết bị và chuyên môn.

Từ năm 2008 đến năm 2016, mặc dù đã có nhiều cải thiện về cơ chế, nguồn lực đầu tư, khắc phục những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, Chương trình Hóa dược hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Chương trình Hóa dược dù đã tập trung chủ yếu sản xuất nguyên liệu dược, các sản phẩm của đề tài, dự án đều đã đạt các tiêu chuẩn của Dược điển (Mỹ, Đức...) nhưng một số quy định  vẫn chưa thông thoáng nên gây khá nhiều khó khăn cho việc triển khai kết quả nghiên cứu.

Bên cạnh đó, các sản phẩm của Chương trình Hóa dược để được đưa vào bào chế thành thuốc cần phải thông qua hội đồng y đức và thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, nội dung thử nghiệm lâm sàng không có trong nội dung hỗ trợ của Chương trình Hóa dược. Chi phí cho thử nghiệm lâm sàng lớn, các Viện nghiên cứu, các trường đại học và các doanh nghiệp sản xuất nhỏ không thể đầu tư thử nghiệm lâm sàng. Quy định về điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc cũng hạn chế khả năng ứng dụng những kết quả nghiên cứu của đề tài, dự án vào thực tiễn do các đơn vị nghiên cứu không có chức năng kinh doanh nguyên liệu thuốc...

Ông Nguyễn Văn Thanh kiến nghị trong thời gian tới Chính phủ sẽ có chính sách riêng, ưu đãi đối với nguyên liệu hóa dược là kết quả nghiên cứu của đề tài dự án thuộc Chương trình Hóa dược, và các chính sách hỗ trợ triển khai kết quả nghiên cứu của đề tài, dự án thử nghiệm vào sản xuất. Bổ sung nội dung hỗ trợ kinh phí thử nghiệm lâm sàng vào các nội dung hỗ trợ của Chương trình Hóa dược. Tăng cường hỗ trợ kinh phí cho công tác hợp tác quốc tế của Chương trình Hóa dược (có kinh phí mời các chuyên gia nước ngoài sang trao đổi, giảng bài,…). Đẩy nhanh đầu tư phòng thí nghiệm chuyên ngành hóa dược. Tăng cường công tác đào tạo: Bổ sung kinh phí đào tạo ngoại ngữ; Mở rộng đối tượng đào tạo do số lượng ứng viên đáp ứng được tiêu chí hưởng lương từ ngân sách nhà nước không nhiều, mặt khác phần lớn các công ty dược/hóa dược đã tiến hành cổ phần hóa, các công ty có vốn nhà nước trên 50% là không nhiều. Đề nghị tiếp tục cho phép Chương trình Hóa dược tiếp tục triển khai thực hiện cho giai đoạn sau năm 2020. Có cơ chế hỗ trợ đối với tài sản của dự án thử nghiệm do các công ty không có vốn nhà nước thực hiện.

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến tham gia đóng góp cũng cho rằng, Ban chỉ đạo Chương trình Hóa dược cần có biện pháp đơn giản hóa thủ tục để khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào Chương trình. Cần đồng bộ trong quy hoạch, chính sách, công nghiệp phụ trợ. Tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi thêm kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật về phát triển hóa dược...


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website