Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu - những ai sẽ bị tác động?

Vấn đề mà mọi người quan tâm nhất làm thế nào nâng cao tuổi nghỉ hưu song vẫn đảm bảo được sự bình đẳng.

 

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Điều 187 Bộ luật Lao động 2012 theo hướng điều chỉnh quy định tuổi nghỉ hưu đối với từng nhóm đối tượng. 

 

Chưa tác động đến nhóm lao động nặng nhọc, độc hại

Liên quan đến lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu như dự thảo mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang đề xuất, với tư cách người lao động chị Trần Thị Thủy (KĐT Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội) đã có thâm niên làm việc ở 1 công ty may trên địa bàn 25 năm nay cho hay: Mong ước nhất hiện nay là sớm được về nghỉ chế độ vì từng ấy năm ngồi chuyền may mắt chị đã kém đi nhiều.

 

Công việc lặp đi, lặp lại với một tư thế nhất định khiến chị hay mỏi mệt, sau 8 tiếng đi làm, thậm chí nhiều hôm tăng ca, về đến nhà chỉ muốn nghỉ ngơi. Vậy nên, khi nghe Nhà nước đang xem xét điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động, chị vội vã đi tìm hiểu xem có cách nào được nghỉ chế độ sớm hơn hay không.

 

 

Khối công nhân lao động trực tiếp, làm việc trong điều kiện nặng nhọc chưa thuộc đối tượng tác động của dự thảo điều chỉnh tuổi nghỉ hưu.

 

Trước băn khoăn của chị Thủy và nhiều lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, hiện nay Chính phủ đang đưa ra các phương án, nhưng dù Chính phủ có trình các phương án như thế nào, có thuyết phục được Quốc hội hay không, Chính phủ phải đánh giá được tác động kinh tế của việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu đến cân đối thị trường lao động như thế nào, tạo cơ hội việc làm cho lao động trẻ ra sao, tạo điều kiện cho đối tượng là lao động có trình độ, chuyên môn kỹ thuật ra sao...

 

“Tuy nhiên, tôi vẫn phải khẳng định, những đối tượng là lao động nặng nhọc, độc hại; lao động làm việc ở vùng sâu, vùng xa; lao động bị suy giảm sức khỏe là nhóm đối tượng chưa bàn đến trong điều chỉnh tuổi nghỉ hưu lần này. Cũng có thể, có một số nơi đã cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động sẽ được sẽ xem xét, nhưng phải trên cơ sở đảm bảo sức khỏe cho người lao động”, ông Lợi nhấn mạnh.

 

Ông Lợi cũng chia sẻ thêm, Việt Nam là thị trường lao động đang sung sức, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phải tính toán để sao cho: Không lãng phí chất xám và lãng phí nhân lực chất lượng cao, nhưng cũng đừng bỏ đi lực lượng lao động sung sức, được đào tạo có chuyên môn kỹ thuật. 6 tháng đầu năm vẫn có tới 191.000 sinh viên tốt nghiệp mới ra trường chưa có việc làm. Đây là vấn đề xã hội cần được lưu tâm.

 

Từ góc độ là cơ quan tiếp thu các ý kiến, soạn thảo dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết thêm: Theo nhiều ý kiến đề xuất, tuổi nghỉ hưu của lao động sẽ được điều chỉnh lên 62 tuổi đối với nam và 58 tuổi đối với nữ. Phương án chung là sẽ điều chỉnh cao hơn, tuy nhiên đối tượng là lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại và các nhà khoa học sẽ giữ nguyên độ tuổi, chưa điều chỉnh đợt này. Mặt khác, đi sâu vào từng ngành nghề cũng có bước điều chỉnh khác nhau.

 

Nhà nước không thể bao cấp mãi

 

Khẳng định việc xem xét điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là vấn đề thực tiễn, là xu thế tất yếu không chỉ riêng của Việt Nam mà đang là vấn đề toàn cầu, Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho biết: Qua 3 lần dự báo, mô hình đóng-hưởng Bảo hiểm xã hội của chúng ta đang thiếu không cân đối: Đóng ít-hưởng nhiều, vì vậy cần có sự điều chỉnh chính sách cho hợp lý.

 

Phân tích rõ hơn về điểm này, ông Trần Đình Liệu, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết thêm: “Mô hình cân đối Quỹ Hưu trí của Việt Nam là Tọa thu - Tọa chi. Quỹ được tập trung và được chia sẻ cho tất cả các đối tượng tham gia vào Quỹ Hưu trí. Theo đó, về tổng mức đóng vào các quỹ Bảo hiểm xã hội hiện nay của Việt Nam là phù hợp (tương đồng với các nước trong khu vực). Tuy nhiên, về mức hưởng cần xem xét tính toán điều chỉnh lại cho phù hợp. Chẳng hạn ở Thái Lan, Philippin mức hưởng lương hưu tối đa của họ chỉ khoảng hơn 40% mức đóng BHXH. Theo chúng tôi tính toán, đúng ra với mức đóng và tỷ lệ đóng như hiện nay thì mức hưởng lương hưu của Việt Nam chỉ khoảng 55- 60%, nhưng chúng ta đang thiết kế mức hưởng tối đa 75% nên có sự mất cân đối. Việc điều chỉnh giảm mức hưởng của NLĐ rất khó nên phải có sự điều chỉnh giảm thời gian hưởng lương hưu bằng cách nâng tuổi nghỉ hưu lên”.

 

Ông Trần Đình Liệu- Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết thêm: Hiện, các nước trong khối ASEAN, khi tuổi thọ bình quân tăng họ đều có chính sách điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo hướng tăng lên tương ứng nhằm đảm bảo giữ vững ổn định quỹ hưu trí. Chẳng hạn Lào, Campuchia, Philippin, Malaysia, Thái Lan (quy định 60 tuổi cho cả nam và nữ); Singapore quy định 62 tuổi cho cả nam và nữ. Trong khu vực Châu Á còn có Nhật Bản, Hàn Quốc (quy định 65 tuổi cho cả nam và nữ).

 

Chia sẻ thêm về quan điểm này, ông Bùi Sỹ Lợi khẳng định: Vấn đề điều chỉnh tuổi nghỉ hưu nêu ra rất thực tiễn, nhưng cần có đánh giá những tác động từ thực trạng đất nước chúng ta. Thứ nhất là căn cứ vào sức khỏe của người lao động. Tuổi thọ của người Việt Nam có nâng nhưng vẫn là thấp trong khu vực. Thứ hai là căn cứ vào phát tiển kinh tế- xã hội của đất nước. Thứ ba là áp lực cung- cầu LĐ.


Tin nổi bật

Liên kết website