Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN và ASEAN+3: Tiếp tục đảm bảo chống dịch Covid-19, hợp tác khôi phục nền kinh tế
Chung tay ngăn chặn đại dịch
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, để kịp thời ứng phó với việc bùng phát đại dịch Covid-19, với diễn biến phức tạp và khó lường, ASEAN cùng với 3 nước đối tác: Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (gọi tắt là ASEAN + 3) đã tổ chức hai hội nghị trực tuyến đặc biệt này. Hội nghị đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc cùng chung tay hợp tác để đối phó và ngăn chặn đại dịch trong khu vực, góp phần ngăn chặn đại dịch trên toàn thế giới.
Hai hội nghị đều đề cập đến những vấn đề lớn và những tác động, dự báo còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới. Quan trọng, trong Tuyên bố chung và Chương trình hành động đều đề cập đến những vấn đề lớn trong những chính sách để đảm bảo hợp tác giữa các nước trong khối ASEAN cũng như giữa ASEAN với các nước đối tác, đảm bảo hiệu quả trong việc phòng chống dịch Covid-19 cũng như để khôi phục kinh tế.
Tại Hội nghị ASEAN trực tuyến đặc biệt, các Bộ trưởng đã cùng đại diện cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực thảo luận khả năng thiết lập một cơ chế hợp tác mang tính Công - Tư giữa các Bộ trưởng với Cộng đồng doanh nghiệp để có thể cùng xử lý nhanh nhất các vấn đề phát sinh, tạo thuận lợi tối đa cho thương mại và đầu tư trong khu vực. Các bên đã đạt được đồng thuận cao về việc ASEAN tiếp tục hợp tác chặt chẽ để duy trì và tiến tới hồi phục và thúc đẩy chuỗi cung ứng trong khu vực, coi đây là ưu tiên hàng đầu trong hợp tác kinh tế thời gian tới.
Riêng với Kế hoạch hành động Hà Nội, các nước đều khẳng định doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ là khu vực trọng tâm. Vì vậy, tất cả các nước đều khẳng định sẽ tiếp tục các cơ chế chính sách để hỗ trợ thuận lợi nhất cho khu vực doanh nghiệp. Đặc biệt, “các Bộ trưởng đều khẳng định tiếp tục rà soát, bãi bỏ những hàng rào thuế quan cũng như các hàng rào kỹ thuật cản trở cho sự luận chuyển dòng hàng hóa, dịch vụ và tín dụng của các nước trong ASEAN” – Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh
Các Bộ trưởng cũng đã trao đổi thông tin về tình hình dịch bệnh tại các nước ASEAN; các kế hoạch phòng, chống đại dịch tại từng nước cũng như kế hoạch hợp tác của ASEAN trong thời gian tới nhằm tối thiểu hóa các tác động tiêu cực của đại dịch đến cộng đồng từng nước cũng như cộng đồng dân cư trong khu vực.
Trên cơ sở các nội dung đã được các nước ASEAN thống nhất và để thể hiện vai trò trọng tâm của ASEAN trong việc duy trì ổn định, hợp tác kinh tế trong khu vực, các nước ASEAN đã cùng 3 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc thông qua Tuyên bố chung của ASEAN+3 về giảm thiểu tác động kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Để cụ thể hóa Tuyên bố chung Bộ trưởng Kinh tế ASEAN+3, các nước thống nhất sẽ tiếp tục xây dựng Kế hoạch hành động ASEAN+3 với những biện pháp cụ thể hơn trong thời gian tới.
Việc các nước ASEAN+3 thông qua Tuyên bố chung và chuẩn bị Kế hoạch hành động cụ thể cho thấy rõ hơn sự đồng thuận và hợp tác của ASEAN với ba nước Đối tác lớn trong khu vực với tinh thần “Gắn kết và Chủ động Thích ứng” nhằm ứng phó với dịch COVID-19 cũng như sẵn sàng đối mặt với các thách thức khác trong tương lai.
Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet Trần Tuấn Anh tại buổi họp báo
Tiếp tục duy trì chuỗi cung ứng
Theo nhiều dự báo, cuối năm nay, dịch Covid-19 sẽ có sự quay trở lại của dịch bệnh, chính vì vậy, tất cả Bộ trưởng của ASEAN và ASEAN+3 đều thống nhất mục tiêu cao nhất phải tiếp tục đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 có hiệu qủa, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ, để đảm bảo các chương trình hợp tác có hiệu quả về kinh tế xã hội. Trong bối cảnh đó, các nội dung tiếp tục tính toán đến các biện pháp để hồi phục nền kinh tế, đảm đảm bảo lợi ích của mỗi quốc gia cũng như các nước đối tác.
“Các quốc gia trong ASEAN và đối tác đều khẳng định đây chính là thời điểm rất quan trọng mà kinh tế toàn cầu và kinh tế khu vực sẽ phải đối mặt với những yêu cầu về tái cấu trúc những chuỗi cung ứng” – Bộ trưởng khẳng định.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN cũng thống nhất tạo thuận lợi tối đa cho việc luân chuyển hàng hóa, đặc biệt là thông qua các hoạt động thương mại, hàng không, đường biển, đường bộ. Đồng thời tiếp tục rà soát các thủ tục hải quan, bao gồm việc dùng ứng dụng điện tử trong các hoạt động của hải quan cũng như thông quan điện tử, bao gồm cả cấp C/O điện tử và các thủ tục khác cho luân chuyển hàng hóa trong ASEAN và ASEAN +3 và các đối tác.
Các chuỗi cung ứng sản phẩm thiết yếu phục vụ đảm bảo phòng chống dịch bệnh như y tế, vật phẩm y tế cũng là những nội dung đã được Việt Nam và các nước ASEAN và ASEAN+3 trao đổi và đề cập, đều thống nhất cao. Một số ngành kinh tế quan trọng của các nước ASEAN có khả năng tham gia hiệu quả trong các chuỗi cung ứng toàn cầu như một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo như dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử, công nghiệp ô tô… đều được coi là lĩnh vực ưu tiên mà các quốc gia trong ASEAN và các nước đối tác quan tâm. Các nước sẽ tiếp tục tạo cơ chế cho các doanh nghiệp và các tổ chức tham gia chuỗi cung ứng này tiếp tục khôi phục lại sản xuất và cấu trúc lại các chuỗi cung ứng mới ở khu vực và toàn cầu.
Từ những bài học kinh nghiệm trong thời gian vừa qua trong chuỗi cung ứng mà các nước đã tham gia, các nước đều thống nhất tập trung vào con đường hợp tác nội khối, tạo ra những khu vực có sức cạnh tranh cao thu hút đầu tư, tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển thị trường theo hướng mở cửa, hạn chế những biện pháp rào cản, kể cả thuế quan và phi thuế quan.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng cho hay, Chính phủ rất chủ động, linh hoạt trong các biện pháp để tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, vừa đảm bảo an toàn tính mạng, sức khoẻ cho người dân, vừa phòng chống dịch có hiệu quả. Với nhiệm vụ thứ 2 là khôi phục lại các hoạt động kinh tế, thiết lập trạng thái bình thường mới, đối với Việt Nam, tất cả các mối quan hệ hợp tác cho dù trong nội khối ASEAN hay với các đối tác của ASEAN đều có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho sự phát triển kinh tế, chỉ có hợp tác mới mang lại hiệu quả cao, ổn định phát triển của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam
Sau hội nghị này, Chính phủ và Bộ trưởng các nước sẽ nghiên cứu kỹ để xây dựng kế hoạch phù hợp giữa khu vực công và tư. Từ những khuyến nghị này sẽ tiếp tục đưa ra những nội dung cụ thể trong xây dựng chính sách điều hành của các nước. Đặc biệt sẽ tính toán đảm bảo những khuyến nghị, kế hoạch này đáp ứng yêu cầu trước mắt nhưng đồng thời hướng tới mục tiêu lâu dài trong tái cơ cấu lại, đảm bảo bền vững hơn của các ngành kinh tế, chuỗi cung ứng mà Việt Nam tham gia ở khu vực và toàn cầu, với vai trò của khu vực doanh nghiệp
Hội nghị đã đạt đươc sự đồng thuận cao về các kế hoạch hành động, hợp tác, phương hướng cho thòi gian tới để quyết tâm khắc phục hậu quả và ngăn chặn sự ảnh hưởng lây lan của đại dịch trong thời gian tới và vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế và không để bất kỳ nước nào, cộng đồng nào trong ASEAN bị tụt lại phía sau.