Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn năm 2012 sau 1 năm thực hiện: Vấn đề lao động và vai trò Công đoàn trong Hiệp định thương mại tự do

Ngày 30/9/2014, tại trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội, Công đoàn Công Thương Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn năm 2012 sau 1 năm thực hiện – Vấn đề lao động và vai trò Công đoàn trong Hiệp định thương mại tự do”. Ông Lý Quốc Hùng, Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam đã đến tham dự và phát biểu tại buổi Tọa đàm.
Xin mời theo dõi video "Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn năm 2012 sau 1 năm thực hiện" tại đây:

 Ông Lý Quốc Hùng - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam phát biểu tại Tọa đàm

Luật Lao động, Luật Công đoàn năm 2012: Đi vào cuộc sống sau 1 năm thực hiện

Trong phiên làm việc buổi sáng, đánh giá về kết quả sau 1 năm thực hiện Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn của các đơn vị trực thuộc Công đoàn Công Thương Việt Nam, ông Quách Văn Ngọc, Trưởng ban Chính sách pháp luật Công đoàn Công Thương Việt Nam cho biết, năm 2013 đã có 173.684 người ký hợp đồng lao động, chiếm 98,3%. Trong đó: hợp đồng không xác định thời hạn là 68.322 người, chiếm 38,6%; hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng đến 36 tháng là 72.390 người, chiếm 40,7%; hợp đồng lao động dưới 12 tháng là 32.037 người, chiếm 18,1%; số lao động chưa ký hợp đồng lao động là 4.062 người, chiếm 0,9%. Còn lại là đối tượng ký hợp đồng dưới dạng thời vụ hiện đang thiếu việc làm và các đối tượng không phải ký hợp đồng lao động là 1.271 người.

Hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động đều đảm bảo theo quy định của Bộ Luật lao động về đối tượng, hình thức, nội dung của hợp đồng lao động theo mẫu hướng dẫn của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội.

Nhìn chung các doanh nghiệp trong Ngành đã thực hiện thanh toán tiền lương đầy đủ cho người lao động, không để tình trạng nợ lương. Các chế độ bảo hiểm xã hội được chấp hành đúng quy định. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi được thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, trong thời gian qua, vẫn còn một số điểm cần được quan tâm, thực hiện và rút kinh nghiệm trong thời gian tới, điển hình như: một số doanh nghiệp chưa chấp hành đầy đủ những quy định của Pháp luật đối với người lao động; Chưa quan tâm đến hoạt động tuyên truyền, phổ biến Pháp luật lao động và các quy định của doanh nghiệp; Cán bộ làm công tác liên quan Pháp luật lao động nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế, v.v...

Cùng với đó, sau 1 năm thực hiện, Công đoàn các cấp đã chấp hành và thực hiện tốt các Luật, Điều lệ, quyền và trách nhiệm của Công đoàn. Tuyên truyền vận động đoàn viên thực hiện trách nhiệm của mình.Tham gia thanh tra, kiểm tra, kiểm sóat hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Xây dựng mối quan hệ với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; tham gia giải quyết các tranh chấp và thực hiện chế độ tài chính Công đoàn. Không ngừng xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn nhiều điểm cần khắc phục như việc chấp hành Luật ở nhiều Công đoàn còn chưa tốt. Công tác kết nạp, phát triển đoàn viên chưa đúng trình tự; chế độ sinh hoạt Công đoàn chưa đều đặn. Công tác đại diện, bảo vệ quyền lợi, lợi ích của đoàn viên, tham gia quản lý nhà nước, cơ quan đơn vị còn nhiều hạn chế. Chế độ thu chi tài chính còn chưa nghiêm túc, việc chi tiêu còn lãng phí nguồn ngân sách của Công đoàn.

 

Các đại biểu tham luận tại tọa đàm

Tham luận của các đại biểu đưa ra tại Tọa đàm cho thấy, phần lớn các điều khoản trong Bộ Luật lao động cũng như Luật Công đoàn đều được thực hiện nghiêm túc trong thời gian qua. Tuy nhiên, do các văn bản dưới Luật chậm ban hành, dẫn đến mỗi nơi, mỗi ngành, mỗi địa phương vận dụng theo cách hiểu khác nhau, không thống nhất quyền lợi cho người lao động dẫn đến sự chuyển biến chưa rõ nét khi áp dũng những thay đổi của hai Bộ Luật so với Luật cũ.

Đảm bảo quyền "tự do thành lập và gia nhập Công đoàn" khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do

Chiều cùng ngày, ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Nạp Tiền 188bet đã có bài trình bày về những thông tin mới nhất của các vòng đàm phán song phương, đa phương cũng như quá trình tham gia các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Việt Nam. Phân tích thêm về vấn đề này, bà Phạm Thu Lan – Ban Đối ngoại Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đưa ra những cơ hội mà người lao động Việt Nam sẽ được hưởng khi các Hiệp định có hiệu lực thi hành. Đồng thời nêu ra những thách thức với tổ chức Công đoàn, khi tham gia Hiệp định, Việt Nam phải đảm bảo các quyền của người lao động theo Công ước ILO, trong đó có quyền “tự do thành lập và gia nhập Công đoàn”.

 Toàn cảnh Tọa đàm

Kết luận về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thái – Phó Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam cho biết, thực tiễn khảo sát một số đơn vị trong thời gian qua cho thấy còn nhiều vướng mắc liên quan đến hai Bộ Luật Lao động và Công đoàn, đặc biệt là những tác động có thể gặp phải khi Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do. Chính vì vậy, được sự chỉ đạo quyết liệt của Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam, Ban Chính sách Pháp luật Công đoàn Công Thương Việt Nam đã tổ chức cuộc Tọa đàm để các đơn vị có thời gian nhìn lại việc triển khai thực hiện nội dung hai Bộ Luật, cũng như tập hợp những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại ở cơ sở để kiến nghị lên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đặc biệt, Công đoàn Công Thương Việt Nam cũng là ngành đầu tiên trong cả nước tổ chức tọa đàm về vấn đề này. Dự kiến, trong thời gian tới, Công đoàn Công Thương Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức một buổi tọa đàm nữa để lấy ý kiến các đơn vị thuộc khu vực phía Nam.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website