Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bảy kiến nghị đẩy mạnh công tác chống thuốc lá lậu năm 2017

Mới đây, tại TP HCM, Ban Chấp hành Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam đã họp tổng kết hoạt động năm 2016 và đề ra phương hướng hoạt động năm 2017. Tại buổi họp, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành liên quan bảy vấn đề nhằm đẩy mạnh chống buôn lậu thuốc lá trong năm 2017.

 

Để công tác chống thuốc lá lậu năm 2017 đạt hiệu quả cao, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành liên quan bảy vấn đề nhằm đẩy mạnh chống buôn lậu thuốc lá trong năm 2017.

 


Hiệp hội kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Ban chỉ đạo 389 các địa phương, các lực lượng chức năng Trung ương, địa phương triển khai quyết liệt Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, phối hợp đề ra chương trình hành động tại các vùng trọng điểm buôn lậu thuốc lá. Trong đó, Nạp Tiền 188bet chỉ đạo Cục Quản lý thị trường và các chi cục địa phương kiên quyết đấu tranh, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán thuốc lá nhập lậu, đặc biệt là việc bày, bán thuốc lá lậu tại các tủ, quầy, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn.



Bên cạnh đó, Hiệp hội kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, cho phép chuyển việc quản lý Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá về Bộ Tài chính để phù hợp với chức năng quản lý chuyên môn. Đồng thời trích 50% Quỹ cho công tác đấu tranh phòng chống thuốc lá nhập lậu, hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị phương tiện, biên chế cho các lực lượng trực tiếp thi hành công tác chống buôn lậu thuốc lá.
 


Hiệp hội cũng kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi Bộ Luật hình sự 100/2015/QH13, không áp dụng giá trị hàng phạm pháp tối thiểu làm căn cứ để định tội và định khung đối với các tội danh liên quan đến hoạt động buôn bán, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá lậu mà xử lý hình sự đối với các hành vi kể trên dựa trên cơ sở số lượng từ 500 bao trở lên, thống nhất với quy định tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
 


Cụ thể, đối với Khoản 1 Điều 190 (tội sản xuất buôn bán hàng cấm), cần quy định xử lý hình sự đối với trường hợp hàng cấm, hàng phạm pháp là thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500-3.000 bao; hoặc từ 500-1.500 bao, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, hoặc tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm quy định tại Điều 191 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
 


Đối với Khoản 1 Điều 191 (tội tàng trữ; vận chuyển hàng cấm), cần quy định xử lý hình sự đối với trường hợp: Hàng cấm, hàng phạm pháp là thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến 3.000 bao; hoặc từ 500 bao đến 1.500 bao, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, hoặc tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm quy định tại Điều 191 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
 


Mặt khác, Hiệp hội cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo tiêu hủy toàn bộ thuốc lá nhập lậu bị tịch thu nhằm chống tái thẩm lậu theo Quyết định 2371/QĐ-TTg ngày 26/12/2014, đưa quy định tiêu hủy thuốc lá vào nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị định 67/2013/NĐ-CP. Đồng thời kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành xem xét tăng biên chế và công cụ hỗ trợ cho lực lượng công an, biên phòng, hải quan và quản lý thị trường; hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị phương tiện, biên chế cho các lực lượng trực tiếp kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu thuốc lá.
 


Ngoài ra, Hiệp hội còn kiến nghị Chính phủ cho phép xây dựng lò tiêu hủy thuốc lá lậu tập trung (do Hiệp hội xây dựng phương án) nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.


Năm 2016, trước tình hình buôn lậu thuốc lá gia tăng trở lại với diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, các đơn vị trong Hiệp hội đã có nhiều giải pháp trong công tác quản lý, thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu nên mặc dù sản lượng giảm so với 2015 song sản lượng xuất khẩu, nộp ngân sách của toàn ngành vẫn tăng trưởng so với CKNT. (Nội tiêu:  giảm 3,5%; Xuất khẩu: tăng 3,1%, Nộp ngân sách: 18.740 tỷ đồng, tăng 1.083 tỷ đồng, tương đương 6,8% so với CKNT).


Cũng tại cuộc họp, Ban chấp hành Hiệp hội đã phân tích những thuận lợi khó khăn của toàn ngành, đặc biệt là những diễn biến tiêu cực của tình hình thuốc lá lậu, thống nhất đề xuất các  kiến nghị với Chính phủ, các bộ ngành liên quan nhằm thực hiện hiệu quả công tác chống buôn lậu trong thời gian tới.  
 

Năm 2015, với sự  chỉ đạo của Chính phủ, các lực lượng chức năng quyết liệt ra quân đồng loạt thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 30 và Nghị định 124/2015/NĐ-CP, thuốc lá lậu đã giảm 30% so với 2014, nhưng sang năm 2016, thuốc lá lậu tái gia tăng và diễn biến phức tạp. Số lượng thuốc lá buôn lậu ước tăng 10% so với 2015, chiếm 20% thị phần, gây thất thu thuế của Nhà nước ước tính khoảng 8.000 tỷ đồng.


Thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu thuốc lá ngày càng tinh vi, manh động, sử dụng các phương tiện, thiết bị hiện đại, thách thức các cơ quan quản lý Nhà nước, các lực lượng chức năng. Điển hình, vào ngày 15/09/2016, nhóm buôn lậu đã liều lĩnh chống lại quản lý thị trường Long An để cướp tang vật khiến 1 cán bộ quản lý thị trường hy sinh (anh Nguyễn Kim Danh).
 


Công tác chống buôn lậu có dấu hiệu chùng xuống thể hiện qua các số liệu của năm 2016 so với 2015, cụ thể: Số đối tượng bị bắt giữ xử lý hình sự giảm 53,5%; Số vụ bắt giữ xử lý hình sự giảm 58,9%; Lượng thuốc lá bị bắt giữ và tiêu hủy cũng giảm hơn 30% (6,81 triệu bao so hơn 10 triệu bao năm 2015)
 


Nguyên nhân được đánh giá là do thuế tiêu thụ đặc biệt và tỷ lệ trích Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá tăng, dẫn đến kinh doanh thuốc lá lậu tăng lợi nhuận cao hơn nhiều lần so với kinh doanh thuốc lá sản xuất trong nước. Sự thiếu nhất quán trong các văn bản pháp quy liên quan đến việc xử lý hành vi buôn lậu thuốc lá như các quy định tại Bộ luật hình sự 2015, Nghị định 124/2015/NĐ-TTg, công văn số 06/TANDTC-PC của Tòa án nhân dân tối cao, Luật Thương mại, Luật Đầu tư… gây khó khăn và ách tắc việc xét xử tội danh buôn bán, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá nhập lậu, làm mất dần đi công cụ răn đe có tính mạnh mẽ nhất của pháp luật; Đồng thời cũng làm giảm đi sự quyết liệt trong công tác chống thuốc lá lậu của các lực lượng chức năng vì bắt giữ mà không xử lý được. Thuốc lá nhập lậu giá rẻ không in CBSK bằng hình ảnh, hàm lượng tar, nicotin cao vượt quy định đã thu hút một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng. Nhãn hiệu Jet và Hero chiếm tỷ lệ trên 70% thuốc lá nhập lậu. Sự thiếu quyết liệt của một số địa phương, lực lượng chức năng trong việc đấu tranh phòng, chống buôn lậu thuốc lá cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng buôn lậu thuốc lá tái gia tăng năm 2016.
 



Thời gian qua, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam đã luôn chủ động, phối hợp hiệu quả với các cơ quan chức năng trên cả nước trong công tác chống buôn lậu thuốc lá. Kể từ khi Chính phủ ban hành Quyết định 2371/QĐ-TTg ngày 26/12/2014, trong các năm qua, Hiệp hội đã tích cực hỗ trợ công tác bắt giữ và  tiêu hủy. Năm 2015 đã tiêu hủy 10.147.156 bao, kinh phí hỗ trợ là 30,3 tỷ đồng. Năm 2016 đã tiêu hủy 6.815.873 bao, kinh phí hỗ trợ là 21,6 tỷ đồng. Kịp thời khen thưởng động viên các lực lượng chống buôn lậu của Trung ương và địa phương trong các vụ bắt giữ mua bán vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu số lượng lớn. Ngày 20/09/2016, Hiệp hội đã kịp thời thăm hỏi gia đình đồng chí Nguyễn Kim Danh, công chức quản lý thị trường Chi cục Long An hy sinh khi đang làm nhiềm vụ bắt giữ thuốc lá lậu, để hỗ trợ và chia sẻ những mất mát của gia đình và nhận hỗ trợ tiền ăn học cho con gái thứ hai đồng chí Danh đến hết năm 18 tuổi. Từ 01/01/2017, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam nâng mức hỗ trợ tiêu hủy thuốc lá nhập lậu từ 3.500đ/bao lên 4.500đ/bao.(Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 306/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 19/2015 về mức hỗ trợ này). Năm 2017, Hiệp hội TLVN thống nhất loại bỏ không ký hợp đồng với các đại lý bị phát hiện có bán thuốc lá ngoại nhập lậu.
 

Phương Thảo


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website