Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030

Ngày 25/7/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 950/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030.

Nhằm cụ thể hóa những nhiệm vụ và những giải pháp chủ yếu đã được nêu tại Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030, bản Chương trình hành động này đặt ra 7 nhóm nhiệm vụ chủ yếu cần đạt được để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11% - 12%/năm trong thời kỳ 2011 -2020, tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân tăng 10% - 11%/năm trong thời kỳ 2011 -2020, giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020, phấn đấu cán cân thương mại thặng dư thời kỳ 2021 - 2030.

Các nhiệm vụ chủ yếu được nêu ra trong Chương trình hành động bao gồm những lĩnh vực sau:

• Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó tập trung vào hai lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp;

• Phát triển thị trường, xúc tiến thương mại;

• Hoàn thiện chính sách thương mại, tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu;

• Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và đẩy nhanh xã hội hóa hoạt động dịch vụ logistics;

• Đào tạo phát triển nguồn nhân lực;

• Kiểm soát nhập khẩu;

• Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của Hiệp hội ngành hàng.

Trong lĩnh vực sản xuất, nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu là rà soát, bổ sung và hoàn chỉnh các chiến lược, quy hoạch ngành, sản phẩm để đảm bảo các chiến lược, quy hoạch này phù hợp với Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030. Việc đổi mới công nghệ cũng được đặc biệt quan tâm, tập trung vào các sản phẩm trọng điểm, sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia; nghiên cứu, làm chủ và ứng dụng công nghệ tiên tiến, sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng, giá trị nội địa cao. Bên cạnh đó, việc xác định cụ thể các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng là cần thiết để có thể xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách phù hợp phát triển các mặt hàng này. Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, việc thí điểm các mô hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhằm xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và phục vụ xuất khẩu cần được thúc đẩy, đồng thời liên kết về lực lượng, tư liệu sản xuất để tạo điều kiện đưa khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, giống mới vào sản xuất.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả xuất khẩu, bảo vệ uy tín, thương hiệu hàng hóa Việt Nam, một nhiệm vụ quan trọng được Chương trình hành động nêu ra là rà soát, bổ sung và hoàn chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, trên cơ sở đó xây dựng lộ trình bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu. Việc tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về tình hình áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch, hàng rào kỹ thuật của nước nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ được chú trọng hơn nữa.

Để phát triển và mở rộng thị trường cho hàng xuất khẩu, các Bộ ngành liên quan cần xây dựng chiến lược và tập trung nguồn lực để đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các thị trường trọng điểm, nhiều tiềm năng, đi đôi với việc rà soát các hiệp định, cam kết quốc tế đã ký nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường này. Trên cơ sở đó, hệ thống cơ quan đại diện xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài sẽ được mở rộng để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Trong lĩnh vực tài chính, tín dụng, các biện pháp hỗ trợ như bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, cung cấp tín dụng, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu và đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tiếp tục được đẩy mạnh. Đối với lĩnh vực đầu tư, thay vì thu hút đầu tư bằng mọi giá, cần có chính sách khuyến khích các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp lớn trên thế giới đầu tư vào ngành công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ theo hướng tăng chất lượng, hiệu quả cao, bảo đảm môi trường, cam kết về chuyển giao công nghệ và phát triển đội ngũ nhân lực kỹ năng cao.

Việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, kho tàng bến bãi tại các cảng biển lớn và các địa điểm thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu được đặc biệt chú trọng để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa trong thời gian tới.

Nhân lực là yếu tố quan trọng để thực hiện thành công Chiến lược Xuất nhập khẩu, vì vậy Chương trình hành động yêu cầu triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Công Thương giai đoạn 2011 - 2020, gắn với yêu cầu, mục tiêu phát triển của từng ngành hàng như dệt may, da giầy, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, cơ khí... đồng thời đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo hướng gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, từng bước thực hiện đào tạo theo yêu cầu định hướng của cộng đồng doanh nghiệp.

Một trong các biện pháp kiểm soát nhập khẩu được nêu ra trong Chương trình hành động là tăng cường sử dụng hàng hóa trong nước đã sản xuất được, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước nhằm tạo cơ hội kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên phụ liệu với các doanh nghiệp sử dụng các loại máy móc, thiết bị và vật tư này. Ngoài ra, cần tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu; rà soát, ban hành các tiêu chuẩn, quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu phù hợp với các quy định và cam kết quốc tế.

Vai trò của các chủ thể như doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng được đặc biệt coi trọng. Theo đó, doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà hước, phản ánh kịp thời những vấn đề khó khăn, vướng mắc để có biện pháp chủ động đối phó, nhất là để góp phần thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất khẩu và giảm dần nhập siêu. Các Hiệp hội cần phát huy vai trò trong việc bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các hội viên trong thương mại quốc tế, thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp.

Bên cạnh việc thực hiện các nhóm nhiệm vụ chủ yếu nêu trên, các Bộ, ngành chủ trì xây dựng và thực hiện 38 đề án nhằm nâng cao tính khả thi trong việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của Chương trình.

Nạp Tiền 188bet được giao trách nhiệm điều hành hoạt động của Chương trình, hướng dẫn các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Kế hoạch hành động của từng ngành, địa phương nhằm thực hiện Chiến lược phù hợp với điều kiện thực tế của ngành, địa phương đó.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Chương trình trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan trung ương và địa phương.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website