Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 4/2017

Ngày 04 tháng 5 năm 2017, Chính phủ đã tổ chức họp báo thường kỳ Chính phủ tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ (VPCP), Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng. Trong khuôn khổ họp báo, Chính phủ đã cung cấp một số thông tin về tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) tháng 4/2017 như sau:

Tóm tắt nội dung phiên họp Chính phủ thường kỳ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc diễn ra trong ngày 04/5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết: Với tinh thần ưu tiên cho xây dựng thể chế, Chính phủ dành buổi sáng để tập trung thảo luận về một số vấn đề thể chế, chính sách. Trong buổi chiều, Chính phủ thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội 4 tháng đầu năm và các giải pháp cho thời gian tới.



Về tình hình kinh tế-xã hội 4 tháng đầu năm và giải pháp, nhiệm vụ trong những tháng còn lại trong năm, Chính phủ đánh giá, tình hình kinh tế-xã hội nước ta tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2017 tiếp tục chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực.



Cụ thể, kinh tế vĩ mô ổn định, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 không tăng mặc dù đã điều chỉnh giá dịch vụ y tế bước hai tại 14 tỉnh, thành phố. Tăng trưởng các ngành kinh tế tiếp tục phục hồi, nhất là sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng 7,4%, cao hơn 4,2% của quý I. Tín dụng tăng cao nhất trong 6 năm gần đây, đạt 4,86%, cùng kỳ chỉ 3%. Xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh (tăng 15,4%, nhất là nhóm hàng công nghiệp chế biến, nông sản). Vốn FDI đăng ký mới, góp cổ phần và đăng ký bổ sung tăng mạnh (đạt 10,6 tỷ USD, tăng 40,5%). Thu ngân sách Nhà nước tăng khá, đạt 32,7% dự toán, tăng 17,8% so với cùng kỳ. Thành lập mới doanh nghiệp đạt mức cao với gần 40.000 doanh nghiệp đăng ký mới, tổng số vốn đăng ký mới và bổ sung là 825.000 tỷ đồng. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được quan tâm. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo.



Qua phân tích, đánh giá kết quả tháng 4 và 4 tháng, các thành viên Chính phủ cho rằng nhiệm vụ của những tháng tiếp theo của năm 2017 là rất nặng nề, nhất là đối với mục tiêu tăng trưởng 6,7% và kiểm soát lạm phát 4%. Như chúng ta biết quý I tăng trưởng mới đạt 5,1%; trong 3 quý còn lại phải đạt được tăng trưởng trung bình khoảng 7,1%, phấn đấu quý II đạt 6,26%, quý III 7,29% và quý IV 7,49%.



Tuy nhiên, Chính phủ vẫn kiên định, nhất quán thực hiện mục tiêu tăng trưởng và lạm phát đề ra. Bởi thực hiện được các mục tiêu này thì mới bảo đảm được các cân đối vĩ mô như ngân sách nhà nước, nợ công, đầu tư, xuất nhập khẩu và việc làm, thu nhập, đời sống người dân. Đồng thời, tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững những năm tiếp theo và bảo đảm đạt mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016-2020 tăng trưởng 6,5-7%. Phiên họp hôm nay khẳng định rõ, đây là quyết tâm chính trị của Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương phải quyết liệt thực hiện với nỗ lực cao nhất.



Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng cung cấp thêm thông tin liên quan tới một vấn đề đang được dư luận quan tâm và cũng được Chính phủ thảo luận tại phiên họp. Đó là vấn đề tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi; giá thịt lợn nói riêng và giá cả, thị trường các mặt hàng nông sản nói chung.



Như chúng ta đã biết, trong khi giá lợn hơi rất thấp (có lúc chỉ 15.000-18.000 đồng/kg) thì giá thịt lợn tại các thành phố lớn vẫn khá cao (siêu thị vẫn bán giá khoảng 100.000 đồng/kg). Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải làm rõ nguyên nhân và có giải pháp khẩn trương khắc phục. Trong đó, khâu giết mổ, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, thị trường, siêu thị thế nào mà để người chăn nuôi thiệt hại quá lớn. Rà soát ngay các quy hoạch, kế hoạch và tình hình sản xuất, chế biến, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm thuộc phạm vi quản lý. Tinh thần là không được để xảy ra những trường hợp tương tự. Các bộ chức năng cần đẩy mạnh đàm phán tìm thị trường cho chăn nuôi, đặc biệt là các sản phẩm từ lợn, cả khu vực biên mậu và chính ngạch. Ngành ngân hàng cần rà soát, có biện pháp khoanh nợ, giãn nợ. Có biện pháp hỗ trợ các cơ sở chế biến tăng cường thu mua, chế biến sản phẩm và kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu.



Nhìn rộng hơn, giá cả, thị trường nông sản nói chung là một khâu yếu cần nghiêm túc rút kinh nghiệm và tập trung khắc phục. Về lâu dài, cần triển khai các giải pháp hạ giá thành sản xuất, tăng cường chế biến sâu; điều chỉnh quy mô và cơ cấu chăn nuôi phù hợp với thị trường, tổ chức theo chuỗi giá trị. Các Bộ cần rà soát, đánh giá, làm rõ những điểm còn bất cập, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước, nhất là về quy hoạch, kế hoạch, hệ thống thông tin giá cả, thị trường… không để tình trạng người nông dân bị động chạy theo thị trường dẫn đến thua thiệt lớn như trong nuôi lợn hiện nay. Hiện nay, chúng ta đang có chủ trương đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao, đây là chủ trương đúng đắn nhưng cần đặc biệt chú ý thị trường tiêu thụ để phát triển hiệu quả, bền vững.



Nội dung lớn thứ hai của phiên họp là các vấn đề thể chế. Tại phiên họp, Chính phủ nghe và thảo luận về những vấn đề còn ý kiến khác nhau của một số Nghị định: Quy định điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị; quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu giá tài sản; quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý và Khai thác cảng biển; quy định chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu.



Riêng về nghị định về điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị, các thành viên Chính phủ thống nhất cho rằng việc ban hành Nghị định này là cần thiết, nhưng phạm vi điều chỉnh chỉ quy định về điều kiện kinh doanh, tức là chỉ điều chỉnh người bán. Bộ Công an đã tiếp thu các ý kiến góp ý và đã có sự điều chỉnh. Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an cần giải thích rõ hơn nữa về các nội dung của nghị định, đồng thời bảo đảm công khai, minh bạch, chống xin cho khi cấp phép.



Về chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội sắp diễn ra, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thiện các Đề án, báo cáo theo phân công và chuẩn bị tốt việc giải trình, trả lời chất vấn trước Quốc hội.



Tại phiên họp Chính phủ, Tổ công tác của Thủ tướng đã báo cáo về tình hình kiểm tra các bộ ngành, địa phương trong tháng 4/2017 và tình hình các bộ ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao thời gian qua. Kết luận vấn đề này, Thủ tướng đồng tình với các kiến nghị của Tổ công tác, yêu cầu tăng cường đôn đốc, kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện; kiên quyết không để chậm trễ và thực hiện kém chất lượng, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và báo cáo cụ thể tại phiên họp Chính phủ hằng tháng, thường xuyên báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh để có biện pháp giải quyết, xử lý kịp thời.



Tại phiên họp báo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng cung cấp thêm thông tin về tình hình tiếp nhận, giải quyết kiến nghị của người dân và doanh nghiệp. Từ khi Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh kiến nghị của người dân trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (ngày 03/4/2017) chính thức đưa vào hoạt động, đến hết ngày 30/4/2017, Văn phòng Chính phủ đã tiếp nhận được 637 phản ánh, kiến nghị thuộc phạm vi xử lý, chiếm 30% so với tổng số phản ánh, kiến nghị đã gửi (637/2.118). Trong đó, Văn phòng Chính phủ đã phân loại, gửi các Bộ, ngành, địa phương để xem xét, xử lý 149 phản ánh, kiến nghị của người dân. Đối với các phản ánh, kiến nghị còn lại (471 phản ánh, kiến nghị), đang đề nghị người dân bổ sung thông tin làm cơ sở chuyển các bộ, ngành, địa phương xem xét, xử lý.



Về việc nhận, giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp, từ ngày 01/10/2016 (thời điểm công bố Hệ thống tiếp nhận và trả lời kiến nghị của doanh nghiệp trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ) đến ngày 30/4/2017, Văn phòng Chính phủ đã chuyển 457 phản ánh, kiến nghị đến các cơ quan liên quan xem xét, xử lý và nhận được 341 văn bản trả lời, đã đăng công khai lên Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Riêng tháng 4/2017, Văn phòng Chính phủ đã xử lý, chuyển 102 phản ánh, kiến nghị đến các cơ quan liên quan xem xét, xử lý theo quy định.



Như vậy, bước đầu đã chứng tỏ đây là cơ chế hiệu quả, thiết thực để hiện thực hóa quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt phục vụ Nhân dân, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính vì sự thịnh vượng của đất nước.

  

Một số vấn đề Báo chí quan tâm tại Họp báo

 

Trong khuôn khổ cuộc họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã trả lời một số câu hỏi của phóng viên báo chí nêu. Một số vấn đề liên quan cũng được Lãnh đạo một số Bộ, ngành trả lời trực tiếp tại họp báo.
 

 

1. Trong thời gian qua, báo chí phản ánh nhiều về công trình 18 tầng tại dự án The Garden City của chủ đầu tư FLC xây dựng chưa có giấy phép. Rất nhiều cơ quan chức năng đã xử phạt hành chính nhưng cũng không ngăn chặn được. Hiện nay dự án được báo chí phản ánh đã mở bán cho người dân. Với công trình 18 tầng không phép ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội, tôi muốn hỏi quan điểm của Chính phủ về sai phạm ấy ra sao và cách xử lý?

 

Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng trả lời: Công trình nhà 18 tầng trước đây dự án nằm tại Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội, với quy mô 8 ha và vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng do chủ đầu tư ban đầu là Công ty Cổ phần địa ốc Alaska. Dự án đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết nhưng tháng 8/2013 chủ đầu tư có chuyển nhượng cho tập đoàn FLC. Như các bạn biết, công trình này đúng là xây dựng không phép và hiện Sở Xây dựng Hà Nội đang thanh tra, kiểm tra theo tinh thần chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội. Kết quả kiểm tra, thanh tra chưa báo cáo với Bí thư Hà Nội.




Việc vi phạm công trình xây dựng không phép tại Thành phố là thuộc thẩm quyền của Thành phố. Nhưng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là có thái độ rất cương quyết. Các công trình xây dựng đều phải thực hiện theo quy định, phải được cấp phép; nếu công trình xây dựng không phép thì phải xử lý theo quy định. Hiện các cơ quan chức năng của Thành phố đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Thực tế, đã nhiều lần các cơ quan chức năng của Thành phố lập biên bản vi phạm nhưng tập đoàn FLC thực hiện không nghiêm túc. Trước hết tôi xin cảm ơn báo chí đã phản ánh và chúng tôi xin chuyển thông tin này tới các cơ quan chức năng và báo cáo Thủ tướng kết quả thanh tra, kiểm tra.

  

2. Vừa qua xảy ra vụ việc tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm. Vụ việc cho thấy những khiếu nại trong giải quyết đất đai chưa thỏa đáng khiến cho dân bức xúc, kéo dài dẫn đến những phản ứng tiêu cực. Xin hỏi quan điểm của Chính phủ, Bộ Công an về vụ việc này và tới đây chúng ta có những biện pháp gì để ngăn chặn và hạn chế những tình trạng tương tự?

 

Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng trả lời: Về vấn đề tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, vấn đề xảy ra rất đáng tiếc. Mấu chốt câu chuyện là năm 1980, nguyên Phó Thủ tướng Đỗ Mười khi đó ký quyết định giao cho Bộ Quốc phòng 208 ha đất tại xã Đồng Tâm và một số huyện xung quanh để xây dựng sân bay Miếu Môn thuộc Bộ Quốc phòng. Năm 1981, UBND tỉnh Hà Sơn Bình đã quyết định giao đất, giao mốc giới cho Bộ Quốc phòng. Năm 2014, UBND thành phố Hà Nội có quyết định giao đất đó, đồng thời đo lại toàn bộ mốc giới và diện tích đất là 236,7 ha, so với 208 ha ban đầu thì có chênh nhau 28,7 ha. Nhân dân xã Đồng Tâm cho rằng diện tích 28,7 ha đó là đất nông nghiệp. Từ đó có sự tranh chấp và giải quyết không thấu tình đạt lý của huyện Mỹ Đức, của TP. Hà Nội.

  

Trong chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thủ tướng, trực tiếp Chủ tịch UBND TP. Hà Nội được Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ đối thoại trực tiếp với nhân dân xã Mỹ Đức. Đây là cuộc đối thoại hết sức trách nhiệm của người đứng đầu Thành phố. Hà Nội cũng đã công bố thanh tra toàn diện việc sử dụng, quản lý đất đai của huyện Mỹ Đức và xã Đồng Tâm. Bộ Công an cũng hết sức nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng kiểm tra, rà soát lại toàn bộ quá trình thực hiện tố tụng, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt giam đối với một số đối tượng tại xã Đồng Tâm. Hiện nay, TP. Hà Nội đang giao các cơ quan chức năng của Thành phố, Bộ Công an đang giao cơ quan thanh tra của Bộ Công an tiếp tục thực hiện nhiệm vụ này.



Tinh thần của chúng ta là rất minh bạch, công khai, công bằng. Nếu như huyện Mỹ Đức, xã Đồng Tâm có sai phạm trong vấn đề quản lý sử dụng đất đai, quá trình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo kiến nghị 47 điểm của nhân dân xã Đồng Tâm không đúng, không thể hiện trách nhiệm của cơ quan công quyền thì sẽ xem xét mức độ sai phạm.



3. Xin hỏi Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, vừa rồi ông nói có 3 kịch bản cho 3 quý. Như vậy trong thời gian tới, chúng ta có những biện pháp nào nổi bật, khác biệt so với các biện pháp trước để đạt được mục tiêu tăng trưởng này?

 

Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng trả lời: Để đạt được tăng trưởng GDP cả năm 2017 là 6,7% trong khi tăng trưởng quý I chúng ta chỉ đạt 5,1% thì chúng ta phải có một kịch bản tăng trưởng. Đó là quý II phải phấn đấu tăng trưởng GDP từ 6,26% và quý III là 7,29% và quý IV là 7,49% để cho 3 quý còn lại phải đạt được tăng trưởng bình quân là 7,1%.


Giải pháp trọng tâm có một số việc như thế này: Quý I, sản lượng khai thác dầu thô giảm 4%. Đây là lĩnh vực rất quan trọng, bảo đảm cho tăng trưởng, thúc đẩy nền kinh tế của cả nước. Vì thế, Thủ tướng giao cho Nạp Tiền 188bet phối hợp với các bộ, ngành quyết liệt thực hiện một số nhiệm vụ, ngay cả vấn đề khai thác dầu thô, vấn đề xử lý dứt điểm 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả, vấn đề các công trình trọng điểm thuộc quản lý của Nạp Tiền 188bet phải đẩy nhanh tiến độ để đi vào hoạt động có hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng.



Vấn đề xử lý 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả, quan điểm xử lý là theo kinh tế thị trường. Thủ tướng Chính phủ đã thành lập tổ công tác do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm tổ trưởng và có sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ngành để kiểm tra, đôn đốc và quyết liệt thực hiện quyết toán, thực hiện thủ tục hoàn công và báo cáo, đưa ra các giải pháp, đưa ra các kịch bản cho từng dự án cụ thể. Tôi đã trả lời báo chí trong phiên họp tháng 3 là có những dự án báo cáo Bộ Chính trị theo phương án phá sản, có dự án theo phương án bán cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước; có dự án tiếp tục xem xét để khôi phục, vận hành ra sản phẩm.



Đặc biệt tại phiên họp Chính phủ này, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề thị trường nông sản; phát triển sản xuất ngành nông nghiệp theo chuỗi giá trị; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; các cơ chế chính sách, giải pháp, gói tín dụng 100 nghìn tỷ; các thủ tục đầu tư; vấn đề tích tụ ruộng đất; kêu gọi, khích lệ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao gắn với chuỗi sản phẩm. Thủ tướng giao cho các Bộ NN&PTNT, Nạp Tiền 188bet tiếp cận thị trường đàm phán với các khu vực, các nước, các doanh nghiệp, đặc biệt quan tâm đến các doanh nghiệp chế biến sản phẩm trong nước.



Giải pháp này có 8 giải pháp trọng tâm và rất nhiều giải pháp khác, kể cả sắp xếp các đơn vị hành chính; xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập; quản lý chi tiết kiệm trong thực hiện các nhiệm vụ; không tổ chức khánh thành, không khởi công các dự án; phòng chống tham nhũng, lãng phí.



4. Vừa qua UBND TP. Đà Nẵng đề xuất cho ông Lê Trung Chinh giữ chức Phó Chủ tịch UBND Thành phố nhưng Chính phủ đã thống nhất với Bộ Nội vụ bác đề xuất trên vì lý do chưa đủ thời gian luân chuyển. Nhưng nay được biết thông tin Thành ủy TP. Đà Nẵng cho biết sẽ không thay đổi đề xuất trên bởi Đà Nẵng hiện có 4 Phó Chủ tịch trong đó có 2 người chưa luân chuyển bao giờ mà vẫn được phê chuẩn. Ý kiến trên của Đà Nẵng có trái với quy định không?



Thứ trưởng Bộ Nội Vụ Trần Anh Tuấn trả lời: Việc bổ sung thêm các Phó Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thực hiện theo đúng quy định của Đảng và pháp luật, liên quan đến số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục… Đối với những trường hợp cụ thể như việc UBND TP. Đà Nẵng đề nghị bổ sung thêm 1 đồng chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố thì vừa qua chúng tôi đã nghiên cứu để tham mưu cho Thủ tướng căn cứ theo hồ sơ để xem xét.



Tuy nhiên, trường hợp đồng chí Chinh, qua quá trình thẩm định chúng tôi thấy trong hồ sơ có quyết định của Thành ủy thành phố Đà Nẵng điều động và luân chuyển đồng chí từ Giám đốc Sở GD&ĐT TP. Đà Nẵng về làm Bí thư quận Ngũ Hành Sơn vào năm 2016. Căn cứ vào quy định của Bộ Chính trị thì các trường hợp luân chuyển phải bảo đảm từ 3 năm trở lên. Trong quá trình nghiên cứu thẩm định, chúng tôi thấy có vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn, điều kiện để giới thiệu ứng cử chức vụ Phó Chủ tịch UBND Thành phố. Vì vậy, Bộ Nội vụ cũng báo cáo trung thực và đầy đủ thực tế liên quan đến hồ sơ đề nghị bổ sung Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng với trường hợp đồng chí Chinh.



Sau khi có báo cáo của Bộ Nội vụ, Thủ tướng đã giao Bộ Nội vụ thời gian tới vào làm việc trực tiếp với Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND TP. Đà Nẵng làm rõ vấn đề này, trên cơ sở đó sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Sau khi có kết quả làm việc chúng tôi sẽ tiếp tục thông báo với các cơ quan báo chí.



5. Xin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết cụ thể số liệu tồn đọng thịt lợn trong dân và các doanh nghiệp hiện nay là bao nhiêu? Ngoài các giải pháp mà Bộ đã công bố mang tính chất vận động thì trước mắt biện pháp cụ thể và thực chất để tiêu thụ thịt lợn trong và ngoài nước như thế nào? Trong chỉ đạo mới đây của Thủ tướng yêu cầu tạm ngừng tạm nhập tái xuất thịt lợn, xin hỏi quan điểm của Bộ và Chính phủ là tại sao lại có yêu cầu này?



Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn trả lời: Trước hết, chúng tôi xin cảm ơn các cơ quan báo chí đã tuyên truyền rất tốt để ‘giải cứu’ thịt lợn trong những ngày qua, tạo ra tâm lý yên tâm vượt qua khó khăn này.



Chúng tôi đã công khai rất nhiều giải pháp trước mắt, vì vậy những ngày qua giá thịt lợn hơi đã tăng lên và có mức tăng bình quân so với thời điểm thấp nhất khoảng trên 5.000 đ/kg thịt lợn hơi. Ở các siêu thị so với cách đây 10 ngày thì giá bán thịt lợn cũng đã giảm, rất nhiều doanh nghiệp cung ứng cho các siêu thị lớn như Big C, Saigon Co.op… đã giảm giá bán 10-20%.



Do những cố gắng của tất cả chúng ta trong thời gian qua, thậm chí ngay trong dịp nghỉ lễ 30/4 vừa qua, hầu hết chúng ta đều có tiêu thụ thịt lợn tại các vùng quê. Điều này cũng góp phần làm giá thịt lợn hơi về cơ bản tương đương giá thành sản xuất.



Về số liệu tồn đọng thịt lợn hiện nay, Bộ sẽ cung cấp số liệu chi tiết sau. Chúng ta sẽ cố gắng giải quyết trong thời gian tới để cân bằng lại cung-cầu trong khoảng 2-3 tháng nữa.



Còn những giải pháp sắp tới, chúng tôi xin tập trung vào 3 giải pháp:



Thứ nhất là phải giải quyết tốt quan hệ cung-cầu, đồng thời rà soát để bảo đảm tổng đàn lợn, quy mô đàn có cơ cấu hợp lý. Trước mắt, Bộ đang có các giải pháp để kiểm soát lợn nái, đồng thời nâng cao vệ sinh an toàn thực phẩm.



Thứ hai là tổ chức liên kết chuỗi. Như vậy sẽ có một số cơ chế chính sách chúng tôi sẽ đề xuất với Chính phủ thay đổi. Tuy nhiên, quan điểm chung là không có việc hỗ trợ trực tiếp mà hỗ trợ thông qua chuỗi và theo tín hiệu của thị trường.



Thứ ba là giải quyết vấn đề mở thị trường, ở đây là thị trường Trung Quốc. Những năm trước, thị trường Trung Quốc là thị trường xuất nhập khẩu theo tiểu ngạch rất lớn với thịt lợn của chúng ta. Năm nay, trong 4 tháng đầu năm, lượng này chỉ còn khoảng dưới 10% so với năm ngoái, vì vậy cũng ảnh hưởng đến tiêu thụ lợn.



Hiện nay việc tạm nhập tái xuất qua Việt Nam để sang các nước khác, trong đó có Trung Quốc, thịt gia súc, gia cầm bằng khoảng 52-55% sản lượng sản xuất.



Chính phủ đã chỉ đạo, không phải cấm tạm nhập tái xuất mà kiểm soát chặt chẽ tạm nhập tái xuất theo quy định để không có việc luân chuyển tạm nhập tái xuất thẩm thấu vào thị trường nội địa một cách không hợp pháp. Đồng thời, chúng ta cũng thấy nếu như tạm nhập tái xuất tăng mãi thì có thể ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ gia súc, gia cầm của chúng ta. Tất nhiên chúng ta sẽ thực hiện kiểm soát này theo đúng quy định của Việt Nam và theo các hiệp định thương mại, nhất là của WTO.



6. Trong khi nhiều sản phẩm trong nước không tiêu thụ được như thịt lợn, thuỷ sản, rau-củ-quả, thì vẫn có một lượng lớn hàng nhập khẩu cùng chủng loại tiêu thụ trong nước. Xin Chính phủ cho biết có phải thị trường bán lẻ đang bị các mặt hàng ngoại nhập “khống chế”, chỗ dành cho tiêu thụ các sản phẩm Việt còn rất ít, đặc biệt là nông sản của bà con nông dân? 73% nông sản xuất khẩu là sang thị trường Trung Quốc. Xin hỏi trong 1 tỷ USD xuất khẩu thì bao nhiêu là xuất khẩu chính ngạch, bao nhiêu là tiểu ngạch, mức độ rủi ro của người nông dân là bao nhiêu?



Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Đỗ Thắng Hải trả lời: Về nhập siêu, 4 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu, nhập khẩu đều tăng mạnh. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tăng mạnh hơn nhiều, ở mức 29,4%, trong khi xuất khẩu tăng 15,4%. Chính vì vậy tính chung 4 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu khoảng 2,74 tỷ USD, bằng khoảng 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.



Tuy nhiên, phải nhìn xem Việt Nam nhập khẩu mặt hàng nào. Trong 4 tháng đầu năm, nhập khẩu tập trung chủ yếu ở các mặt hàng nguyên liệu, nhiên liệu, máy móc, thiết bị… để phục vụ sản xuất và chế biến xuất khẩu.



Mặt khác, giá dầu tăng so với cùng kỳ đã kéo theo giá của một số mặt hàng nhập khẩu như nhiên liệu, nguyên liệu của một số ngành sản xuất, các mặt hàng cơ bản như xăng dầu, hoá chất, chất dẻo, nguyên liệu… có giá trị nhập khẩu phụ thuộc lớn vào giá dầu thô.



Về cán cân thương mại, từ trước đến nay, khối doanh nghiệp FDI luôn ở trạng thái xuất siêu, trong khi các doanh nghiệp trong nước luôn ở trạng thái nhập siêu. Xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước thời gian qua đã đạt những kết quả rất tích cực. Trong 1 tháng đạt từ 13-13,3 tỷ USD, tăng 13,7%. Rất nhiều mặt hàng đã tăng trưởng. Đây là kết quả khả quan nếu so sánh với thời điểm này năm 2016, xuất khẩu tăng 3,4%.



Việc phải nhập khẩu nhiều mặt hàng dùng cho sản xuất cũng như chế biến cho xuất khẩu cho thấy sản xuất, kinh doanh tiếp tục có dấu hiệu phục hồi tích cực.



Trong thời gian tới, việc quan trọng nhất là phải phát triển sản xuất, nếu sản xuất tốt sẽ đỡ phải nhập khẩu.



Cùng với đó, sẽ đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Những sản phẩm sản xuất được trong nước thì ưu tiên sử dụng.



Hiện nay, nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ như quần áo, điện tử… vẫn đang ở mức tương đối cao.



Liên quan đến vấn đề tại sao Việt Nam xuất siêu trong khi vẫn nhập khẩu nhiều mặt hàng cùng chủng loại thì hiện nay, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, có nhiều Hiệp định thương mại tự do với các quốc gia và vùng lãnh thổ. Do đó, nếu chúng ta phát triển xuất khẩu, thì nhiều nước cũng sẽ có điều kiện xuất khẩu vào Việt Nam.



Do đó, việc quan tâm là đẩy mạnh sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá để có thể đạt giá trị xuất khẩu cao hơn.



Về giá thịt lợn, xin cung cấp thông tin liên quan đến việc liệu có phải do nhập khẩu thịt lợn và các mặt hàng liên quan làm ảnh hưởng đến tiêu thụ các sản phẩm này trong nước hay không?



Cả năm 2016, Việt Nam nhập 39.400 tấn thịt lợn và các sản phẩm liên quan đến thịt lợn từ các nước EU, Australia, Hoa Kỳ, Canada, Liên bang Nga… Như vậy, về kim ngạch chỉ đạt 44 triệu USD, bằng 0,1% sản lượng tiêu thụ thịt lợn trong nước.



Do đó, có thể khẳng định việc nhập khẩu thịt lợn và các sản phẩm liên quan đến thịt lợn không ảnh hưởng đến tiêu thụ trong nước.



Cũng xin nói thêm là nếu vào các siêu thị sẽ thấy các sản phẩm nhập khẩu có giá đắt hơn rất nhiều so với các sản phẩm thịt lợn sản xuất trong nước.



Liên quan đến tạm nhập-tái xuất, năm 2016 chỉ tạm nhập-tái xuất 20 triệu USD thịt lợn. Hiện nay Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đang rất lưu ý và có nhiều biện pháp phòng tránh thẩm lậu các mặt hàng tạm nhập-tái xuất vào thị trường nội địa.



Các mặt hàng tạm nhập-tái xuất chủ yếu là nội tạng lợn. Do đó sau khi được Chính phủ chấp thuận, Nạp Tiền 188bet đã có các biện pháp để có thể sẵn sàng trong trước mắt tạm dừng tạm nhập-tái xuất các sản phẩm thịt lợn và liên quan đến thịt lợn.



Về việc tại sao nhiều mặt hàng của Việt Nam như rau quả, thịt lợn không thể xuất khẩu sang thị trường các nước? Trước hết là do chất lượng các mặt hàng này.



Ví dụ như thịt lợn, trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương mới chỉ có Hong Kong và Malaysia là chúng ta đã ký Hiệp định về thú ý, công nhận chất lược kiểm dịch. Như vậy nếu về chính ngạch sản phẩm của Việt Nam mới chỉ có thể xuất khẩu vào hai thị trường này. Nhưng cũng xin nói thêm là hai thị trường này chỉ nhập khẩu lợn sữa, với số lượng rất ít. Tương tự như vậy là các mặt hàng rau, quả.



7. Xin Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam cho biết cá nhân Thứ trưởng cảm nhận, đánh giá thế nào về sự việc xảy ra ở thôn Hoành cũng như dự kiến tới đây sẽ tiến hành thanh tra việc Công an Hà Nội khởi tố những người ở thôn Hoành dẫn đến sự việc vừa qua như thế nào?



Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam trả lời: Chiều hôm nay tại phiên họp Chính phủ, Bộ trưởng Tô Lâm đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả bảo đảm an ninh trật tự trong những tháng qua.



Cái bao quát nhất là trong những tháng qua, mặc dù tình hình bên ngoài và như tình hình bên trong liên quan đến an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội có nhiều thuận lợi, cũng như có những phức tạp nhưng nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Điều đó rất quan trọng để phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội cũng như bảo đảm an ninh quốc phòng, phục vụ đối ngoại.



Một ví dụ là riêng về tỉ lệ tăng tội phạm trong tháng qua so với tháng 3 là trên 2,7% nhưng tỉ lệ phá án rất cao và đặc biệt những vụ án quan trọng, nguy hiểm đều được phát hiện, đấu tranh, xử lý kịp thời. Chúng tôi rất cảm ơn các bộ, ban, ngành, địa phương, đặc biệt là các nhà báo đã cùng với lực lượng công an nhân dân từ Trung ương đến địa phương phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa tội phạm. Trong thời gian qua, như những yếu tố bên ngoài liên quan đến an ninh quốc gia cũng có nhiều nhân tố mới. Thời gian họp báo có hạn nhưng chúng tôi có thể nêu khái quát rằng những nhân tố thuận lợi thì rất lớn nhưng những nhân tố khó khăn, phức tạp cũng rất nhiều. Đặc biệt những diễn biến rất mới về tình hình thế giới, trong khu vực liên quan đến chiến lược an ninh của chúng ta, liên quan đến đấu tranh phòng chống tội phạm có nhiều khó khăn mới.



Thứ hai là chúng ta thực hiện nhiệm vụ hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Trong đổi mới, hội nhập thì đặt ra rất vấn đề mới đối với an ninh quốc gia. Ví dụ như vấn đề xuất nhập cảnh. Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã được Quốc hội thông qua, hiện nay Việt Nam là một trong 30 nước trên thế giới tiến hành cấp thị thực điện tử. Đây là bước phát triển rất nhanh, rất mới của Việt Nam nói chung và lực lượng an ninh nói riêng. Qua một thời gian rất ngắn, chúng ta đã có trên 144.000 người truy cập vào xin thị thực qua điện tử. Lực lượng công an các cấp đã cấp cho trên 133.000 người. Đây là một con số rất lớn. Điều đó nói rằng những vấn đề mới liên quan đến an ninh quốc gia thì lực lượng công an chúng tôi cũng đã suy nghĩ, vận dụng để làm sao bảo đảm tốt nhất nhiệm vụ giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội để phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.



Về việc Bộ Công an thanh tra ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội thì Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đã trả lời. Tôi xin nhấn mạnh lại là sau quyết định của Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành thì đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an đã ra ngay quyết định thành lập đoàn thanh tra của Bộ để tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật và quy định của công an về vụ việc xảy ra với xã Đồng Tâm. Hiện nay đoàn thanh tra đang làm việc, kết quả thanh tra như thế nào chúng tôi sẽ thông báo tới báo chí.



8. Tiếp tục câu hỏi về giá thịt lợn hiện nay, sau khi tiếp xúc với bà con nông dân, tôi thấy ngoài vấn đề lợn không bán được thì bà con rất quan tâm tới vấn đề lãi suất ngân hàng hiện nay đang phải gánh chịu. Vậy Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có những chỉ đạo như thế nào đối với việc giảm lãi suất cho bà con nông dân đang gặp khó khăn?



Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú trả lời: Chúng tôi hiểu rằng hỗ trợ cho bà con nông dân nuôi lợn trong thời gian vừa qua là một vấn đề được xã hội hết sức quan tâm. Nhưng cũng rất mừng tới thời điểm hiện nay giá đã bắt đầu nhích lên, việc giải cứu đã có được các biện pháp hết sức tích cực.



Trước khi nói về lãi suất, tôi xin được cung cấp một số số liệu chính liên quan tới chăn nuôi lợn. Dư nợ toàn ngành cho chăn nuôi lợn là gần 30.000 tỷ đồng, số chính sách là 29.344 tỷ đồng, cho vay ngắn hạn 12.665 tỷ, chiếm 43%, cho vay dài hạn là 16.679, chiếm 57%, với số lượng bà con hộ nông dân và DN kinh doanh chăn nuôi lợn là 506.058 khách hàng đang còn vay nợ ngân hàng. Trong đó, dư nợ chủ yếu là của cá nhân, hộ gia đình, khoảng 25.800 tỷ, chiếm tỉ trọng gần 90% tổng dư nợ, 10% còn lại dành cho DN, HTX, mô hình liên kết. Như vậy, có thể nói vấn đề nuôi lợn với khối lượng dư nợ như vậy trong tổng dư nợ nói chung hoặc tính trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nói riêng cũng là con số rất lớn. Do vừa qua giá bán giảm thấp, một số bà con và DN không tiêu thụ được, chậm trả nợ, nợ xấu đã xuất hiện và tăng lên 352 tỷ đồng, chiếm 1,2% dư nợ cho vay ngành chăn nuôi lợn. Hộ nông dân và cá nhân chiếm tỉ trọng lớn là 311 tỷ.



Ngay từ khi có câu chuyện các DN và đặc biệt là hộ nông dân nuôi lợn không bảo đảm được thời hạn trả nợ thì NHNN đã cử các đoàn đi khảo sát ngay, tập trung ở một số tỉnh có số chăn nuôi lớn như Đồng Nai. Cho đến nay, số đã xử lý ngay cho những hộ gia đình và DN để thực hiện tái cơ cấu lại khoản nợ, tức là giãn nợ ra cho bà con, đạt là 364,7 tỷ đồng.



Quan điểm của NHNN là sau khi có chỉ đạo của Chính phủ, chúng tôi đã có văn bản chỉ đạo ngay các ngân hàng thương mại: Đối với DN, bà con nông dân, do điều kiện giá thịt lợn đang giảm, tiêu thụ khó khăn thì tạm hoãn, giãn thời hạn trả nợ, không chuyển nợ nhóm tức là giữ nguyên nhóm 1, với mức thời hạn thích hợp cho việc tiêu thụ sản phẩm. Thứ hai, về vấn đề hỗ trợ lãi suất, việc này cũng căn cứ vào khả năng tài chính của các ngân hàng thương mại. NHNN chỉ đạo các ngân hàng thương mại quan tâm và đặc biệt xem xét từng trường hợp cụ thể để có biện pháp miễn, giảm lãi vay, kể cả lãi suất nợ quá hạn để bảo đảm làm sao hỗ trợ cho bà con một cách phù hợp với tình hình khó khăn hiện nay.



Đặc biệt, tránh trường hợp hiện nay đang rất thừa, nhưng nếu không có biện pháp tiếp tục chăn nuôi thì đến một lúc lại thiếu nên đối với những DN, bà con vẫn tiếp tục có nhu cầu chăn nuôi lợn, NHNN có chủ trương yêu cầu các ngân hàng thương mại tiếp tục cho vay thêm, nhưng tất nhiên phải bảo đảm có lãi chứ không phải càng nuôi lại càng lỗ.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website